Thứ sáu, 23/08/2019, 13:51 PM

Những lưu ý khi sử dụng trang sức tượng hình Đức Phật

Hiện nay, trang sức có gắn tượng Phật bằng ngọc, đá quý,… đang rất phổ biến. Không chỉ những Phật tử mà cả những người không theo đạo cũng đeo những trang sức này. Việc này có nên hay không và có “tác dụng” gì đối với người đeo hay không?

>>Shop Ưu Đàm

Thời còn tại thế, Đức Phật có yêu cầu các đệ tử không vẽ tranh, tạc tượng Người bởi Người không muốn rằng mọi người sẽ tôn sùng, sùng bài Người. Nhưng sau này, các Phật tử vẫn thường vẽ tranh hoặc tạc tượng Đức Phật. Điều này cũng rất thường tình bởi chúng ta luôn mong muốn ghi lại hình ảnh của người mà chúng ta ngưỡng mộ. Hơn nữa, mỗi bức hình hay bức tượng Đức Phật cũng là một công trình nghệ thuật đáng để trân trọng, thưởng ngoạn.

Vậy, cần lưu ý những điều gì khi sử dụng trang sức tượng hình Đức Phật?

Trên con đường tu tập về tâm linh, ngoại trừ những người thực sự yêu thích hình ảnh tượng Phật muốn sử dụng với mục đích trang trí, chúng ta không nên để vật chất ảnh hưởng đến bản thân mình quá nhiều. Không nên đeo trang sức có hình Phật, đeo vòng, chuỗi, mua những món đồ mang tính Phật giáo để trưng quanh nhà và cho rằng mình đang “tu tập”, đang rất “tinh tấn”. Hãy nên nhớ: “Chiếc áo không làm nên thầy tu”, những đồ vật này không phải phương tiện giúp chúng ta tu tập, cũng không phải “bằng chứng” về sự tinh tấn của chúng ta.

Tượng Đức Phật A Di Đà.

Tượng Đức Phật A Di Đà.

Một cách nghĩ sai lầm nữa là: chúng ta đeo trang sức gắn hình Phật, đeo chuỗi hạt chỉ để mọi người biết chúng ta là Phật tử thuần thành. Việc trở thành một Phật tử không phải một danh hiệu để khoe, mà đó là một quá trình tu tập, tu dưỡng lâu dài, không ngừng nghỉ. Có xứng đáng là một Phật tử hay không thì chỉ có chính chúng ta mới biết, không ai có thể chứng thực rằng chúng ta là một Phật tử thật sự, ngay cả vị bổn sư mà chúng ta quy y cũng không thể khẳng định được nếu như chúng ta chỉ quy y lấy danh chứ không chịu tu tập.

Việc đeo những món trang sức có tính Phật giáo để khoe khoang việc tu tập của mình thực ra chính là đang phơi bày cái Tôi ngã mạn. Đây là điều mà Phật tử cần tránh.

Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát.

Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát.

Đeo trang sức có hình Đức Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát,… không phải để “xua đuổi ma quỷ” hay là “cầu may mắn”, “cầu được sự che chở”. Không được coi những món đồ có hình ảnh tâm linh này là mộtthứ bùa chú bởi như vậy là đi ngược lại tinh thần Phật giáo.

Tuy nhiên, khi gặp những khó khăn hay những tình huống không thuận lợi trong cuộc sống, do tâm trạng tiêu cực, cay đắng, uất hận, chúng ta có thể nóng nảy, làm những việc sai lầm. Nếu có mang bên người món đồ có hình ảnh của Đức Phật, của các vị Bồ tát thì trong lúc nóng nảy, nhìn những món đồ này, chúng ta có thể bình tâm lại, kiềm chế được những hành động không có lợi, nhờ đó tránh làm những việc sai lầm. Tác dụng của những món đồ mang ý nghĩa tôn giáo là như vậy, chứ không phải những món đồ này sẽ tạo ra “phép thuật” nào đó để thay đổi tình huống trong cuộc sống mà ta gặp phải.

Tượng Văn Thù Bồ Tát.

Tượng Văn Thù Bồ Tát.

 Sử dụng trang sức có hình đức Phật như thế nào cho đúng?
Bài liên quan

Trong Kinh Đại-bát Niết-bàn, Đức Phật có giảng: “Như vậy này Ananda, Tỷ kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một cái gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác.”

Như vậy, trên con đường tu tập, chúng ta chỉ có thể dựa vào bản thân mình, nương tựa vào chánh pháp, không ai có thể giúp ta tinh tấn được. Vậy, việc đeo những trang sức làm sao có tác dụng giúp chúng ta tu tập hay là tinh tấn được? Nếu cứ đeo những vật này mà tự khắc tinh tấn thì còn ai phải bỏ công ra tu tập nữa?

Khi thỉnh một món đồ mang tính Phật giáo, mục đích quan trọng nhất phải là: Dùng để nhắc nhở chúng ta phải tu tập nhiều hơn, sâu hơn nữa. Khi đeo trang sức có gắn hình Đức Phật, chúng ta sẽ luôn tự nhắc mình phải có những cử chỉ, lời nói đúng mực, khuyến khích chúng ta kiên nhẫn, từ bi và luôn thận trọng trong từng ý nghĩ cũng như lời nói.

Khi đeo trang sức có hình bông hoa sen, chúng ta sẽ tự nhắc nhở mình rằng mỗi ngày là một cơ hội để nuôi dưỡng, tăng trưởng lòng từ bi, trí tuệ và tình yêu ngát hương như đóa sen này.

Bông hoa sen.

Bông hoa sen.

Khi chúng ta giữ được suy nghĩ (ý), lời nói (khẩu) và hành động (thân) đều lương thiện, cao đẹp thì tự khắc sẽ gieo những thiện duyên, cuộc sống sẽ an lành. Với ý nghĩa này, chúng ta có thể thỉnh những món đồ này về cho bản thân hoặc để tặng người thân, bạn đồng tu,… như một món quà vô giá về tinh thần.

Qua đây, Phatgiao.org.vn cũng xin giới thiệu tới quý Phật tử Shop Ưu Đàm - một trong những địa chỉ uy tín, tin cậy cung cấp tượng Phật, hình Phật và nhiều vật phẩm Phật giáo khác. Đến với Shop Ưu Đàm, quý Phật tử sẽ được lựa chọn những sản phẩm đa dạng nhưng luôn đảm bảo chất lượng, đáng tin cậy.

Tại đây, các sản phẩm đều được chọn lọc kỹ lưỡng từ kiểu dáng đến chất liệu, nguồn gốc xuất xứ đảm bảo đáp ứng đúng tiêu chí “chất lượng - uy tín”. Với tiêu chuẩn gắt gao từ chất lượng đến thẩm mỹ, sản phẩm của Shop Ưu Đàm cũng mang ý nghĩa tinh thần cho những ai đang bước trên hành trình hòa hợp với thế giới bằng tâm an bình tự tại.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm