Chùa cổ ở Hải Dương có một tấm bia đá chạm khắc tới 55 con rồng
Bia đá ở chùa Quang Minh còn gọi là chùa Bóng ở xã Quang Minh, huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) được chạm khắc tới 55 con rồng. Có thể nói đây là số lượng rồng nhiều nhất trên bia đá, tạo nên nét độc đáo trong nghệ thuật trang trí.
Chùa Quang Minh ở thôn Hậu Bổng (tên nôm là làng Bóng), xã Quang Minh (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương), còn có tên gọi khác là Viên Quang (tục gọi là chùa Bóng).
Khám phá kiến trúc độc đáo ở ngôi chùa cổ xứ Đoài
Văn bản Quang Minh tự sự tích đã miêu tả cảnh chùa như sau: "Chùa Quang Minh Hậu Bổng, ngàn cây lớn biếc, bốn mặt nước trong, đằng trước có đường cái quan, sông Vĩnh Hà lượn về trái, thật là một thắng cảnh của cõi Phật”.
Chùa không những nổi tiếng có lịch sử lâu đời mà còn có huyền tích gắn liền với Thiền sư Huyền Chân. Bên cạnh đó, chùa còn lưu giữ được 3 tấm bia đá cổ ghi chép việc trùng tu xây dựng tháp cửu phẩm liên hoa, xây dựng Viên Quang khám và bia Hội chủ hưng công xây dựng trùng tu chùa.
Đáng chú ý nhất trong số 3 tấm bia đá hiện còn ở chùa là tấm bia Tu cấu Viên Quang Khám bi ký (hiện bia này vẫn còn lưu tại chùa) khắc ngày 1 tháng 5 năm Diên Thành thứ 2 (1579) nhà Mạc. Hoa văn trang trí hình tượng rồng 5 móng do Tiến sĩ khoa Bính Thìn (1556) Công bộ Thị lang Đông các học sĩ Đỗ Uông soạn chép việc: Năm Diên Thành thứ nhất nhà Mạc (ứng với năm Quang Hưng thứ nhất nhà Lê - Mậu Dần 1578).
Quan Phụ chính Ứng vương thường về hầu vua đi qua đây, mến mộ cảnh này mà dựng vương phủ ở cạnh chùa, làm nơi nghỉ ngơi khi qua lại. Ông liền bỏ tiền tậu ruộng để mở rộng đất chùa, chọn gỗ, gọi thợ để trang nghiêm chính điện, cùng tiền đường, hậu vũ, bốn mặt hồi lang vây quanh cùng với tam quan lầu các. Chỗ nào cũ nát thì làm mới lại, chỗ nào hư hỏng thì tu bổ lại. Bia đá này đánh giá là có hoa văn đẹp nhất trong các bia đá thời Mạc.
Tấm bia được khắc 2 mặt, mặt trước ghi chép về việc xây dựng Viên Quang khám, mặt sau ghi chép tên những người phát tâm ủng hộ. Về trang trí trên mặt trước của bia đá, trên trán bia là 2 con rồng đang ôm mặt nguyệt, phía sau lại có 2 con rồng nhỏ, tất cả các con rồng trên trán bia đều có 5 móng vuốt. Hai bên diềm bia được trang trí 32 con rồng cuộn tròn, mỗi bên 16 con. Phía dưới diềm chân bia tạc 2 con đang vờn cầu lửa.
Trên trán bia ở mặt sau khắc hình 1 con rồng nhô mặt ra chính giữa, đầu rồng có sừng, hai mắt lồi, mũi sư tử, mồm hình thú nhô.
Hai bên diềm bia khắc 6 con rồng toàn thân đang lao xuống nhưng đầu lại ngổng lên. Diềm chân bia là khắc 4 con rồng và 2 con phượng tạo thành 6 vòng tròn đều nhau.
Điều đặc biệt nữa ở bia đá này là hai bên cạnh của bia còn được các nghệ nhân chạm khắc mỗi bên 6 con rồng đang cuộn tròn đều nhau, nghệ thuật trang trí rồng cuộn này còn được gọi là “viên long – rồng cuộn”. Đây là điểm khác biệt so với nhiều bia đá khác, bởi lẽ ít có bia chạm trổ trang trí hoa văn hai cạnh.
Như vậy, tính tổng cộng trên bia đá này chạm khắc 55 con rồng, có thể nói đây là số lượng rồng nhiều nhất, tạo nên nét độc đáo trong nghệ thuật trang trí bia đá ở chùa Quang Minh.
Ngôi chùa cổ trên vách đá từng xuất hiện trong Ngoạ Hổ Tàng Long
Về hình tượng rồng thời Mạc, theo các nhà nghiên cứu thì đó là sự kế thừa rồng truyền thống Lý, Trần và cả rồng thời Lê sơ.
Đặc điểm chung là: thân mập, uốn lượn đều đặn, bờm kéo dài uốn theo xuống nửa lưng, mây đao lửa điểm xuyết trên thân, sóng cuộn dưới bụng, chân ngắn, lông khuỷu sợi đơn uốn xoắn. Đầu rồng có sừng hai chạc, hai mắt lồi, mũi sư tử, mồm thú nhô ra phía trước. Tuy nhiên đa phần lại chỉ là rồng có 4 móng vuốt. Theo các chuyên gia, hình rồng trang trí trên bia chùa Viên Quang đặc biệt hơn cả. Chùa này do Phụ chính Ứng vương dựng nên đề tài trang trí trên bia này mang tính cung đình. Vì thế rồng là đề án chủ đạo.
Tấm bia đá còn đặc biệt về giá trị về thông tin tư liệu, nội dung cho biết việc Phụ chính Ứng vương có công trong việc xây dựng chùa, là hiện vật quan trọng của chùa Quang Minh.
Để gìn giữ, xây dựng và phát triển, chùa đã và đang được sư trụ trì và nhân dân địa phương đóng góp công sức trùng tu làm cho chùa ngày càng đẹp đẽ.
Theo báo Hải Dương.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi
Chùa Việt 10:58 31/10/2024Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi.
Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng
Chùa Việt 20:32 30/10/2024Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận
Chùa Việt 12:30 30/10/2024Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…
Xem thêm