Những nút thắt của sân hận
Trong tâm thức của chúng ta có những khối của niềm đau, của sân hận, và của bực bội gọi là nội kết. Chúng cũng được gọi là những nút thắt, giây quấn (triền phược), bởi vì chúng trói buộc, không cho ta được tự do.
Chuyển hóa sân hận thành yêu thương
Khi một người nào đó thóa mạ ta hay đối xử không tử tế với ta thì trong ta sẽ có nội kết. Nếu ta không biết cách tháo gỡ thì nội kết sẽ lưu lại rất lâu. Sau đó nếu có ai lại đối xử không tử tế với ta như vậy thì nội kết đó sẽ lớn thêm. Nội kết hay những khối đau nhức có năng lực thúc đẩy, ép buộc ta trong khi hành xử.
Lâu ngày nội kết càng trở nên khó chuyển hóa, khó tháo gỡ, và chúng ta bị kẹt. Tiếng Sanskrit của danh từ nội kết là samyojana, có nghĩa là “kết tinh, đóng cục.” Tất cả chúng ta đều có nội kết cần được chăm sóc. Chính nhờ thiền tập mà ta tháo gỡ được nội kết và đạt được sự chuyển hóa và chữa trị.
Không phải nội kết nào cũng khó chịu. Có những nội kết êm ái nhưng nội kết êm ái cũng có thể gây nên đau khổ. Khi thấy, nghe, hoặc thưởng thức những gì ta thích, sự ưa thích đó sẽ có thể trở thành một nội kết. Khi những gì ta ưa thích không còn nữa, ta sẽ thèm nhớ và đi tìm. Ta để ra nhiều thì giờ và tâm lực để tìm hưởng lại những khoái lạc đó. Khoái lạc trong khi hút cần sa hay uống rượu sẽ tạo nên nội kết trong thân cũng như trong tâm và rất khó mà giải trừ. Càng ngày ta càng khao khát. Ta sẽ bị sức mạnh của nội kết thúc đẩy, chế ngự, ta không còn tự do.
Loại sân hận nào nguy hiểm nhất?
Tình yêu là một nội kết rất lớn. Khi yêu, bạn chỉ nghĩ đến người yêu. Bạn không còn tự do. Bạn không làm được chi cả, không học bài, không làm việc, không thể thưởng thức một cảnh mặt trời huy hoàng hay một cảnh đẹp thiên nhiên. Bạn chỉ nghĩ tới đối tượng tình yêu của bạn. Vì vậy chúng ta nói tới tình yêu như là một tai nạn, như khi bị té. Khi yêu bạn mất thăng bằng cho nên bạn ‘bị té vì yêu (falling in love)’. Thế cho nên tình yêu có thể là một nội kết.
Êm ái hay không êm ái, cả hai thứ nội kết đều làm cho ta mất tự do. Vì vậy cho nên ta phải cẩn thận bảo vệ thân tâm để cho nội kết không thể phát sinh. Ma túy, rượu, thuốc lá tạo nên nội kết trong thân. Sân hận, thèm khát, ganh tị, thất vọng tạo nên nội kết trong tâm.
Trích tác phẩm "Giận" - Thiền sư Thích Nhất Hạnh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hãy nhẹ nhàng với bản thân, hãy tin rằng bạn xứng đáng
Sống an vui 17:30 22/12/2024Bóng tối lớn nhất không phải là những gì ta đối diện bên ngoài, mà là cách ta nhìn nhận chính mình trong tấm gương của cuộc đời. Nó không đến từ thế giới xung quanh, mà từ những lời tự trách, những suy nghĩ tiêu cực, và những nghi ngờ sâu kín mà ta nuôi dưỡng trong tâm trí.
Uống nước táo đỏ và kỷ tử mỗi ngày có lợi ra sao?
Sống an vui 16:03 22/12/2024Nước táo đỏ và kỷ tử là thức uống tốt cho sức khoẻ được nhiều người yêu thích, dưới đây là 4 lợi ích của việc uống nước táo đỏ và kỷ tử mỗi ngày.
Chuyển hóa năng lượng tắc nghẽn bằng trọn vẹn nhận biết
Sống an vui 07:45 22/12/2024Để chuyển hóa năng lượng, ta không cần phải làm điều gì quá lớn lao, ta chỉ cần thường xuyên trở về với sự nhận biết và an trú trong nó. Điều này có thể giống như một quá trình đơn giản, nhưng lại là chìa khóa để mở ra những thay đổi lớn lao.
Thân bệnh, tâm không bệnh
Sống an vui 07:40 22/12/2024Một khi thân bệnh mà tâm không bệnh, thì dù thân bệnh nặng cũng không vì vậy mà khổ...
Xem thêm