Thứ năm, 01/10/2020, 14:10 PM

Ni giới: Họ là ai?

Ni giới là những người nữ xuất gia, những nữ tu Phật giáo được thành lập từ thời Đức Phật còn tại thế.

Ni là chữ cuối của danh xưng Tỳ Kheo Ni , Sa Di Ni , là cách xưng hô đơn giản đối với nữ chúng xuất gia. Ni giới là những người nữ giới xuất gia, là những nữ tu Phật giáo. Trong dân gian, một nữ tu xuất gia, còn được gọi là Ni cô hay là Ni sư.

Ni đoàn được mẹ kế của Đức Phật sáng lập với sự ủng hộ của tôn giả A-Nan-Đà (sa. ānanda). Cũng một phần vì điều này mà A-Nan-Đà bị khiển trách nặng nề trong lần Kết tập thứ nhất. Chính Phật cũng lo ngại sự có mặt của nữ giới sẽ làm Tăng-già khó tu hành và dự đoán là giáo pháp vì lý do đó, thay vì tồn tại 1000 năm, chỉ còn 500 năm.

Ni giới là những người nữ xuất gia.

Ni giới là những người nữ xuất gia.

Sự kiện Ni giới nhận lãnh thêm Bát Kỉnh pháp

Mặc dù, Phật Thích Ca không hoan hỉ trong việc cho phụ nữ xuất gia, nhờ sự can thiệp của A-Nan-Đà (Ananda) mà Phật chấp nhận thành lập Ni đoàn, Phật dạy đại đức rằng:

“Này Ananda, nếu phụ nữ không được phép xuất gia và sống trong Pháp và Luật của Ta, thì cuộc sống Thánh hạnh của các đệ tử của Ta có thể giữ vững dài lâu, Chánh pháp cao cả của Ta có thể duy trì một ngàn năm, nhưng vì phụ nữ được phép xuất gia, cuộc sống Thánh của các đệ tử Ta sẽ không duy trì dài lâu, và từ nay Chánh pháp cao cả của Ta chỉ còn tồn tại 500 năm nữa mà thôi”.

Đức Anan bạch Phật xin thành lập ni đoàn.

Đức Anan bạch Phật xin thành lập ni đoàn.

“Cũng như, này Ananda, có những ngôi nhà có nhiều phụ nữ và ít đàn ông, những ngôi nhà đó rất dễ bị mất trộm. Nếu để phụ nữ xuất gia, sống trong Pháp và Luật của Như Lai, cuộc sống Thánh của các đệ tử sẽ khó mà duy trì dài lâu. Cũng như một người đắp một con đê để ngăn một bể nước lớn, không để cho nước tràn qua. Ta cũng vậy, Ta chế định ra 8 giới điều nghiêm khắc trên là để ngăn ngừa không để cho Tỳ kheo Ni vi phạm.

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Khắc phục lòng sân hận":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn
Phật Giáo
Phật Giáo

Ý nghĩa lễ Thánh Hội Rằm tháng Giêng

Kiến thức 08:55 11/02/2025

Ngày Rằm tháng Giêng, các chùa thường tổ chức lễ cầu an và khai Đàn Dược Sư để cầu quốc thái dân an. Phật giáo Nam Tông hay Nguyên Thuỷ, ngày rằm tháng Giêng còn được gọi là Māghapūjā hay ngày Lễ Thánh Hội, kỷ niệm hai sự kiện hết sức quan trọng trong thời kỳ Đức Phật Thích Ca lịch sử còn tại tiền.

Ý nghĩa về ngày rằm tháng Giêng trong Phật giáo

Kiến thức 12:00 09/02/2025

Rằm tháng Giêng theo dân gian có tên gọi tết Nguyên tiêu. ‘Nguyên’ là đầu, ý nói tháng đầu tiên của năm, ‘tiêu’ là dạ có nghĩa là đêm. Tết nguyên tiêu là đêm rằm nguyên vẹn, là ngày rằm xem như là ngày rằm đầu tiên của một năm, và ngày rằm đó xem như là ánh sáng cho cả một năm.

Thần Táo, Thần Tài và Thổ Địa có thể giúp cho ta phát tài được không?

Kiến thức 09:00 06/02/2025

Phàm những người thờ Thần Tài đều mong muốn vị thần này phù hộ cho mình mau được phát tài phát lộc, đặc biệt là những người buôn bán thì chổ họ mong cầu đều là mua may bán đắc, tiền của sung mãn, cửa hàng hưng vượng.

Sắp tới ngày vía thần tài hãy nhớ 'Thần tài không dạy bạn sát sinh'

Kiến thức 08:07 05/02/2025

Thần tài không dạy bạn sát sinh cá lóc nướng để cúng cho ông. Quả báo của giàu sang chính là bố thí, cúng dường, giúp đỡ chúng sanh lìa khổ nạn.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo