Sự kiện Ni giới nhận lãnh thêm Bát Kỉnh pháp
Bát Kỉnh pháp là tám điều mà Ni giới phải tôn trọng giữ gìn như là giữ gìn vòng hoa trang điểm cho lịch nhã hơn cho người phụ nữ Ấn ngày xưa.
Tính bình đẳng của Bát Kỉnh pháp
Bát Kỉnh pháp đó là:
a. Dù cho thọ đại giới 100 năm, một Tỷ kheo Ni đối với vị Tỷ kheo thọ giới trong một ngày cũng phảiđảnh lễ, đứng dậy, chắp tay, xử sự đúng pháp.
b. Tỷ kheo Ni không thể an cư tại chỗ không có Tỷ kheo.
c. Nửa tháng một lần, Tỷ kheo Ni cần phải thỉnh chúng Tỷ kheo đến thuyết giới.
d. Sau khi an cư mùa mưa xong, Tỷ kheo Ni cần phải làm lễ Tự tứ trước hai Tăng chúng.
e. Tỷ kheo Ni phạm trọng tội phải làm pháp ý hỷ đến nửa tháng.
f. Sau thời gian hành các pháp Sa di ni 2 năm, phải xin thọ Cụ túc giới trước 2 Tăng chúng.
g. Không vì bất cứ lý do gì, Tỷ kheo Ni có thể chỉ trích Tỷ kheo.
h. Chỉ có sự giáo giới phê bình giữa các Tỷ kheo về các Tỷ kheo Ni, mà không có sự giáo giới phê bình giữa các Tỷ kheo Ni về các Tỷ kheo.
Các điều ở trên chỉ nhằm xác định sự bày tỏ kính trọng chư Tăng của chư Ni (giới xuất gia), để tạo một khoảng cách thân mật về tình cảm dễ đưa đến các ngộ nhận, nghi ngờ bất lợi cho giá trị phạm hạnh của Tăng già, tổn hại đến sứ mệnh của Tăng bảo (điều a, g và h), và nhằm chỉ có một giáo hộiTăng già thống nhất, mà không phải có một Giáo hội Ni độc lập với Giáo hội Tăng. "Bát Kỉnh pháp" như thế được thành lập để mở ra hướng xuất thế cho nữ giới và nhằm bảo vệ giá trị phạm hạnh của đoàn thể Tăng già vì sự an trụ lâu dài của Chánh pháp, mà không thể có một ý nghĩaphân biệt, kỳ thị nào ở đây.
Sự cần thiết của Bát Kỉnh pháp
Đức Thế Tôn đã dạy cho tôn giả A Nan rõ lý do tại sao Thế Tôn ràng buộc Bát Kỉnh pháp cho Ni giới rằng:
"Này A Nan, ví như một người vì nghĩ đến tương lai, xây dựng bờ đê cho một hồ nước lớn để nước không thể chảy qua; cũng vậy này A Nan, vì nghĩ đến tương lai, Ta ban hành 'Bát Kỉnh pháp' này cho các Tỷ kheo Ni cho đến trọn đời không được vượt qua" (Tăng Chi VIII.51, Kinh Mahàpajàpati Gotamì).
Hồ nước ấy là hồ nước phạm hạnh của Tăng già.
Đức Thế Tôn dạy tiếp:
"Nếu Tăng già không có mặt Ni chúng thì phạm hạnh sẽ tồn tại lâu dài, diệu pháp sẽ tồn tại đến 1.000 năm. Vì có mặt Ni chúng, nên diệu pháp đã bị rút ngắn 500 năm)" (Tăng Chi VIII.51, Kinh Mahàpajàpati Gotamì).
Về ý nghĩa diệu pháp bị rút ngắn đã được Thế Tôn chỉ dạy rằng:
"Ví như một gia đình có nhiều phụ nữ và ít đàn ông thì dễ bị đạo tặc đánh trộm, cũng thế về trường hợp Tăng già có mặt Ni chúng".
Tài sản của Tăng già bị đánh trộm là tài sản phạm hạnh, là tài sản xây dựng tín tâm cho quần chúng đối với Chánh pháp. Đây là ý nghĩa mà mỗi chúng ta có thể tự hình dung ra, rất dễ nhận diện. Những nhà nghiên cứu Phật học và quần chúng Phật tử không có lý do gì để nghi ngờ về "Bát Kỉnh pháp" rằng đấy là sự áp đặt lên Ni giới.
Hãy nghĩ rằng đức Thế Tôn là đấng Đại giác đã tận trừ hết thảy các lậu hoặc, thì không thể có sự kiệnthiên vị Tăng giới hay kỳ thị Ni giới xảy ra. Tôn giả A Nan và Tôn giả Ưu Ba Li (Upàli) là các đại đệ tửcủa Thế Tôn đã tận trừ sạch lậu hoặc trước thời kiết tập, không có sự kiện thêm, bớt hay tuyên thuyết sai Phật ý có thể xảy ra.
Nếu nêu lên nghi vấn khác rằng có một sự thêm thắt về sau từ thời kiết tập kinh điển lần thứ ba dướitriều đại đế A-Dục (Asoka), thì điều này cũng không thể xảy ra, bởi vì kỳ kiết tập này cũng được chủ trì bởi các vị đại A La Hán, những vị hiểu rõ tận tường Pháp và Luật do đức Phật thuyết. Vấn đề còn lại là do nghi ngờ của chúng ta khởi lên từ vọng niệm, từ các tư duy sai lầm bị chế ngự bởi các ngã ái, ngã mạn, ngã chấp.
Chúng ta hãy bình tĩnh hồi tưởng lại các sự kiện rắc rối đã xảy đến với giáo hội Tăng già khi có mặt Ni chúng thì sẽ rõ hơn:
-- Như trường hợp các vị Ni trẻ bị các thanh niên cản đường hành đạo, đòi xâm phạm tiết hạnh hay đòi thành gia thất. Sự kiện này không phải chỉ xảy ra một lần.
-- Như trường hợp các phụ nữ xin xuất gia sau khi vừa lập gia đình do động cơ cần cầu giải thoát; sau ngày xuất gia thì thai nhi lớn dần.... Đây không phải là trường hợp vi phạm giới luật. Sự kiện này không phải chỉ xảy ra có một lần. Cứ mỗi lần như vậy thì Tôn giả Ưu Ba Li và Tôn Ni Ma Ha Ba Xà Ba Đề cùng tín nữ Lộc mẫu (Visakhà) phải vất vả biết bao để giải quyết. Dù là tâm trong sáng, nhưng liệu Ni chúng và Tăng già có tránh khỏi tai tiếng không? Phải chăng đây là ý nghĩa tài sản phạm hạnh đã bị các đạo tặc đánh cắp?
Ni giới Việt Nam cùng Phật giáo trong dòng chảy lịch sử
Tiếp tục tư duy thêm một bước nữa. Trong đời sống xã hội thì nữ giới gặp nhiều khổ đau ngang tráihơn là nam giới, như các trường hợp thiếu nhan sắc, góa bụa giữa tuổi xuân xanh, không có điều kiện sinh con trai.... Thường thì đối với những phụ nữ này, cảnh chùa Ni là đất sống dựng lại niềm tin cho cuộc sống, là nguồn an ủi duy nhất, là cửa từ bi rộng mở, mở đường đi vào tỉnh thức. Nhưng liệu hình ảnh này có tạo thêm sức mạnh để dựng xây niềm tin giải thoát tích cực cho cuộc đời không? Có dễ thuyết cuộc đời đây là nơi nương tựa giải thoát cho đời không? Còn có nhiều, nhiều lắm các lý do tương tự đối với Ni giới để chúng ta đi đến một sự ổn định về nhận thức rằng: để chấp nhận sự hiện diện của Ni giới trong hàng xuất gia, phạm hạnh, thì điều kiện tối thiểu cần có là duy trì, tôn kính Bát Kỉnh pháp. Thế Tôn không thiết lập "Bát Kỉnh pháp" cho đoàn thể nữ cư sĩ đối với nam cư sĩ.
Có lẽ vì ý thức về các lý do phiền phức vừa bàn mà Giáo hội Tăng già các nước Phật giáo thuộcThượng tọa bộ hệ như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào và Campuchia cho đến nay vẫn ngần gại trong việc thành lập Ni chúng như ở các nước Phật giáo Phát triển (Bắc tông). Sự ngần ngại ấy có mặt cũng chỉ vì muốn cho phạm hạnh hay diệu pháp được tồn tại lâu dài ở đời. Các nước Phật giáoBắc truyền như Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản.... vì phải tiếp nối truyền thống phát triển khoáng đạt của Phật giáo phát triển mà thành lập Ni chúng, tiếp nối truyền thống Tăng già dưới thời đức Phật với sự duy trì Bát Kỉnh pháp. Thế có nghĩa là Bát Kỉnh pháp là giới hạn sau cùng của sự phát triển Ni chúng, không thể vượt qua.
Đến đây, nếu còn chút nghi ngờ nào đó về Bát Kỉnh pháp như là một sự áp đặt, thì chúng ta hãy tiếp tục nghĩ rằng:
Là một Tăng sĩ Phật giáo có học pháp, hiểu pháp và hành pháp, thì ý thức rằng công phu của tự thân là chế ngự ngã si, ngã mạn, ngã ái nên tuyệt nhiên không hưởng một quyền lợi giải thoát nào qua Bát Kỉnh pháp, và sẽ không bao giờ có một tự hãnh nào về sự kính trọng mà Ni giới dành cho vị Tăng sĩ ấy cả.
Là một Ni sư có học pháp, hiểu pháp và hành pháp - và cả Tăng hay Phật tử cũng thế - thì ý thức rằng mình phải biết ơn cả cuộc đời này, pháp giới này, thiên nhiên cây cỏ này, phải tỏ sự kính trọng đối với tất cả, huống nữa là đối Tăng già, đối các Tăng sĩ trẻ. Đây là điều tốt đẹp cần làm như là mộtphụ nữ cần trang điểm cho vẻ đẹp tự thân vậy: một vẻ đẹp của văn hóa phạm hạnh và của cả văn hóa Phương Đông.
Nghi ngờ Bát Kỉnh pháp chỉ là sự rối loạn của tư duy sẽ dẫn đến sự rối loạn của thái độsống. Điều này hẳn sẽ không đem lại an lạc, hạnh phúc cho số đông.
> Xem thêm video Đức Phật dạy về phương pháp làm chủ bệnh tật:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Khái niệm 'Phật độ' qua kinh điển Phật giáo
Nghiên cứu 20:13 03/12/2024Trong kinh điển, những khái niệm căn bản do ảnh hưởng nhiều yếu tố... được phát triển và mang nhiều ý nghĩa khác nhau, trong số đó có khái niệm cõi Phật (Phật độ)
Tu tập thành tài để chữa lành bền vững - Cách tiếp cận đột phá dưới ánh sáng sinh học lượng tử, tâm linh
Nghiên cứu 09:19 01/12/2024Nhà Phật dạy rằng, "khổ đau là nền tảng để chuyển hóa," và Tâm Việt đã chứng minh điều này bằng những câu chuyện sống động như hiện tượng Khắc Hưng.
Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa
Nghiên cứu 19:45 30/11/2024Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.
Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần
Nghiên cứu 14:00 30/11/2024Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.
Xem thêm