Ni trưởng Thích Nữ Như Đức: Giới luật là nền tảng của sự giải thoát
Người ta thường nói: “chiếc áo chưa thể làm nên thầy tu”. Thật vậy, chúng ta hãy nghe ngài Trí Húc nói: “ Nếu thân xuất gia mà tâm không thanh bạch giữ đạo, phạm hạnh cao xa, bủa lòng từ bi khắp tất cả, thì đó là ăn trộm hình thức của Phật ”.
Về việc tu trì Giới luật là vô cùng quan trọng. Giới luật là tự thể giải thoát bất diệt của Pháp thân Đức Phật. Y theo Pháp thân này thì siêu độ hai thứ trở ngại: trở ngại vì có phiền não và trở ngại vì không thiện căn. Cho nên giữ Giới thì viễn ly được lỗi lầm của ba nghiệp mà thành tựu được ba thiện nghiệp giải thoát. Người xuất gia cũng như kẻ lữ khách, muốn đến đích giải thoát thực chứng Niết Bàn, thì chúng ta cần phải tinh tấn và trang bị tư lương. Tư lương của người xuất gia là Giới, Định, Tuệ, trong đó Giới là bước đi đầu tiên. Đó là lý do luật quy định Tỳ kheo “năm hạ về trước phải chuyên học và tinh tường về Giới luật, năm hạ về sau mới được nghiên cứu giáo lý và tham thiền”. Nếu thiếu xót Giới luật thì Định-Tuệ không thể phát sanh.
Người ta thường nói: “chiếc áo chưa thể làm nên thầy tu”. Thật vậy, chúng ta hãy nghe ngài Trí Húc nói: “ Nếu thân xuất gia mà tâm không thanh bạch giữ đạo, phạm hạnh cao xa, bủa lòng từ bi khắp tất cả, thì đó là ăn trộm hình thức của Phật ”. Nên những người xuất gia đều phải hướng đến mục đích cao thượng đó là giải thoát. Không phải tất cả đều có thể thành đạt mục đích ngay trong đời này, nhưng cuộc sống thanh bạch và giới hạnh trang nghiêm là nền tảng nâng cao phẩm giá của người xuất gia. Ngay từ khi bước vào chùa, việc đầu tiên của người xuất gia là học và hành “Tỳ Ni Nhật Dụng thiết yếu”, những sự thiết yếu áp dụng hằng ngày để chấp trì Giới luật. Tác dụng của việc trì kệ chú là để diệu hóa đời sống và mở rộng tâm nguyện hằng ngày của chúng ta.
Đối với bản thân người xuất gia thì phải thể hiện được đời sống tâm linh tự tại. Đó mới chính là hình bóng của người xuất gia tượng trưng cho nền đạo đức từ bi và giải thoát.
Tất cả những hoạt động Phật sự đòi hỏi nơi Tăng già, hay đúng hơn là bổn phận Phật giáo. Vì “Phật giáo xương minh do Tăng già hoằng hóa”, nhưng Tăng già trong xã hội để có thể hoằng truyền Chánh pháp, thì phải được đào tạo cả về Phật học lẫn thế học.
Về Phật học, Tăng đoàn phải tạo điều kiện tiếp cận tài liệu và trí thức về sự phát triển và xây dựng xã hội. Nói chung hàng Tăng sĩ phải được đào tạo cả Phật học lẫn thế học, vì muốn đem đạo vào đời thì phải hiểu được cuộc đời, nên chúng ta phải nghiên cứu thêm bên ngoài. Về Phật học thì Tăng già là rường cột duy trì kỷ cương xuất thế của đạo, nên điều tiên quyết là phải đầy đủ Giới, Định,Tuệ.
Đức Phật chế Giới luật dạy người tu tập đạt đến quả vị giải thoát không còn sanh tử luân hồi, đó là Giới luật trong hàng xuất gia. Người xuất gia đã nhận chân được cuộc đời tất cả đều là giả tạm. Vì vậy mà mong cầu giải thoát khỏi mọi khổ đau. Để đạt được mục đích trọn vẹn ấy, thì phải sống đời sống mẫu mực của người hành giả. Thật vậy, Giới luật là sinh mạng, là sự sống của mọi người con Phật, nhất là chúng xuất gia – những người “thừa Như Lai sứ, tác Như Lai sự”. Do vậy, sống đúng theo tinh thần Giới luật có nghĩa là tự mình tìm nơi an trú các thiện pháp, và đó cũng là cách sống “ưng vô sở trụ”.
Phật chế Giới luật cho hàng xuất gia vì chúng Tỳ kheo là mẫu người phạm hạnh lý tưởng, nói theo thế gian là đạo đức hoàn thiện. Hay nói đúng hơn là Giáo lý vô tham sẽ dập tắt hiện tượng tham nhũng của xã hội, vô sân dập tắt nổi loạn chiến tranh và vô si đưa con người đến chỗ tự chủ, tự tin và sáng tạo, để rút những điểm tinh hoa trang nghiêm cho thân tâm mọi người và thăng hoa cuộc sống, đồng thời rọi giáo lý giác ngộ vào lòng xã hội, để xã hội văn minh văn hóa và hạnh phúc. Đó là mẫu người đại diện cho giới Phật giáo biết vận dụng tinh thần Giới luật Đại thừa, chớ không xa lánh thế tục. Do đó hành giả xuất gia dụng công tu hành trước nhất phải trì Giới. Vì Giới là cội gốc của Vô thượng Bồ đề.
Tóm lại, tinh thần Giới luật là nền tảng của sự giải thoát, là nấc thang cho xã hội vươn lên về mọi mặt. Giới luật là nền tảng đạo đức không có giới hạn, lại càng mang ý nghĩa thực tiễn sống động của nguyên lý đạo đức. Có thể nói, Giới luật là viên ngọc quý, chúng ta càng mài sẽ càng đẹp. Từ đó, biểu hiện ra giá trị đích thực của nó. Do đó, mỗi chúng ta hãy tinh tấn hành trì Giới luật như nắm giữ hạnh phúc cao quý nhất của mình.
Mục đích Giới luật của Phật giáo là hòa nhập giữa Từ bi và Trí tuệ. Bởi vì, giới cũng như đóa hoa sen sống giữa bùn nhơ mà vẫn tinh khiết, vươn lên tỏa ra mùi hương thơm ngát. Như trong Kinh Pháp Cú có dạy:
“Hương các loài hoa thơm
Không bay ngược chiều gió
Nhưng hương người đức hạnh,
Ngược gió khắp tung bay”.
Hơn bao giờ hết Giới-Định-Tuệ là hệ thống giáo lý cứu khổ của Đức Phật, vẫn luôn hữu dụng, có giá trị giáo dục đạo đức tâm lý trong sáng thực tế, hổ tương tác động lẫn nhau cho con người. Bởi vì, Giới luật Đức Phật chế ra không phải nói suông, mà có ý nghĩa để củng cố phát huy đạo đức, mở rộng lòng từ trong Giáo đoàn Tăng già, giữ vững hạnh lành cho Phật tử tại gia và cộng đồng xã hội nhân loại.
Đức Phật luôn đề cao sự an lạc, hạnh phúc trong tinh thần, đầy đủ Giới đức, Tâm đức và Tuệ đức, là một nếp sống giới hạnh cao đẹp mà mọi người nam nữ, già trẻ, xuất gia tại gia đều nương Giới mà được trọn vẹn.
Hoài vọng của Đức Phật khi xiển dương Chánh pháp là đem đến sự trật tự, đạo đức và công bằng trong xã hội. Muốn đáp ứng khát vọng hạnh phúc ấy mà không có đạo đức, thì khổ đau vẫn tồn tại mãi. Thế nên, Giới đã xây dựng cho hàng xuất gia lẫn tại gia một nếp sống đạo đức, và sự giải thoát an lạc.
Qua đây, chúng ta đã thấy rõ được tầm quan trọng của Giới, Định, Tuệ không thể nào thiếu được trong đời sống của người con Phật và lại càng không thiếu được một trong ba môn học ấy. Vì do giữ Giới mà Định, Huệ phát sanh, mới minh tâm kiến tánh thành Phật. Thế nên, người tu học Phật pháp phải học Giới, Định, Tuệ cho thông suốt, giữ gìn Giới luật cho nghiêm trang, Trí tuệ được sáng suốt thì trên con đường tu học Phật pháp mới tiến đến quả vị Vô thượng Bồ đề.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất
Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.
'Ôn Trúc Lâm' Thích Mật Hiển
Chân dung từ bi 11:53 09/11/2024Lúc mới lui tới cửa Phật (cuối những năm 50 thế kỷ trước), tôi đã nghe nói trong lịch sử Phật Giáo ở Thuận Hóa Phú Xuân có câu: “Quảng Trị Trung Kiên - Thừa Thiên Dã Lê”.
Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y
Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.
Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”
Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.
Xem thêm