Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 25/10/2023, 12:30 PM

Niệm danh hiệu Bồ tát Quan Thế Âm có thể minh tâm kiến tánh

Có người nói rằng: "Niệm danh hiệu Bồ-tát thì có thể tiêu trừ được tội khổ, đó là điều tôi tin tưởng. Nhưng làm sao niệm Bồ-tát lại có thể làm cho tôi minh tâm, kiến tánh được?"

“Tâm tánh của chúng sinh, luôn luôn quang minh lỗi lạc. Chẳng qua là vì bị vô số tội chướng, vọng niệm, làm cho lu mờ đi thôi.”

Bản tính của chúng sinh thì thích sướng, ghét khổ. Do vô minh che đậy nên chúng sinh không biết cách để đạt tới sự an lạc sung sướng, thoát ra khỏi sự thống khổ. Do đó, tuy rằng miệng luôn nói là truy cầu sự an lạc nhưng, bất hạnh thay, hễ càng tìm kiếm thì càng thêm thống khổ.

Bồ-tát là người có lòng từ bi quảng đại, đã giác ngộ, biết được làm thế nào để ly khổ, đắc lạc. Vì vậy đối với chúng sinh đau khổ, đáng thương xót, Ngài phát tâm nguyện đại bi rộng lớn, tầm thanh cứu khổ. Nên chúng sinh mình không phải là hoàn toàn tuyệt vọng.

Chỉ cần mình có lòng thành khẩn, niệm tụng "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ-tát" thì Ngài sẽ dùng pháp lực vô biên để độ thoát, giúp mình ly khổ, đắc lạc. Sự an lạc này là sự an lạc cứu cánh, là sự an lạc ở Tây-phương Cực-lạc. Do vậy, nói rằng niệm danh hiệu Bồ-tát không những được thoát ly khỏi sự thống khổ của thế giới nầy, mà mình còn được vãng sinh về thế giới Cực-lạc, khi hoa khai kiến Phật, tới được chỗ an lạc thanh tịnh cứu cánh nhất.

Phật pháp nhiệm màu: Sự linh ứng của đức Quan Thế Âm Bồ Tát

01

Niệm Bồ-tát có thể ly khổ, có thể làm cho mình liễu ngộ tâm tánh. Phải chăng có một việc quá dễ dàng như vậy? Nhiều chúng sinh còn ngu tối, đặt ra câu hỏi nầy. Bồ-tát quả phát tâm muốn làm chuyện tiện nghi cho chúng sinh, nên Ngài mới nói ra pháp môn phương tiện như vậy. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chúng sinh, dầu với sự dễ dàng tuyệt đỉnh kia cũng không nhận thức được. Thật đáng tiếc thay!

Có người lại nói rằng: "Niệm danh hiệu Bồ-tát thì có thể tiêu trừ được tội khổ, đó là điều tôi tin tưởng. Nhưng làm sao niệm Bồ-tát lại có thể làm cho tôi minh tâm, kiến tánh được?" Vài ngày trước, tôi có nói ví dụ về chuyện đánh điện thoại. Bây giờ, lại kể cho quý-vị nghe một ví dụ khác còn đơn giản hơn.

Ví như có một người bị bịt mắt, chỉ thấy bốn bể tối đen. Người đó đi tới đâu, nếu không đụng phải vào tường thì cũng va vô vách, làm cho sứt đầu bể trán, khổ không thể nói được. Nhưng, tự y lại không biết thế nào để tháo tấm khăn bịt mặt kia ra. May thay, y gặp được một người có lòng từ bi, trông thấy y tội nghiệp như vậy, liền giúp y mở khăn bịt mắt ra. Nhờ đó, từ chỗ không thấy đường, nay hắn ta có thể thấy mọi sự, không còn khổ sở, cũng không phải đi đụng vào tường, vào vách như xưa.

Ðạo lý niệm Bồ-tát để được minh tâm kiến tánh cũng tương tự như vậy. Chúng sinh, y hệt như người bị bịt mắt kia, xưa nay mắt đâu bị mù, chẳng qua chỉ bị che kín mà thôi. Tâm tánh của chúng sinh cũng như vậy, xưa nay vẫn không mất mát, luôn luôn quang minh lỗi lạc. Chẳng qua là vì bị vô số tội chướng, vọng niệm, làm cho lu mờ đi thôi. Bồ-tát cũng giống như người có lòng từ bi kia. Ngài giúp mình giải trừ nghiệp chướng đã che đậy bản tánh quang minh trong tâm mình; để mình có thể phản bổn, hoàn nguyên; khôi phục lại bản lai diện mục.

Cho nên, mình không thể không niệm danh hiệu Bồ-tát được. Bởi vì, giống như người bị bịt mắt kia, nếu không cầu kẻ khác, không chịu tiếp nhận sự giúp đỡ của kẻ khác, thì đừng nói là vẫn cứ phải đi đụng vào tường, mà còn có khi đi lạc lối, rơi xuống hố thẳm, nguy hại đến tánh mạng nữa.

Ở đời nầy, số người có tội ác thì nhiều vô kể. Nếu như không cẩn thận, lỡ một mai lạc bước, rơi xuống vực sâu tội lỗi, mất đi thân người, thì muôn vạn kiếp khó mà tìm lại được, mang hận ngàn đời. Các vị cư sĩ! Hãy mau mau tiếp thọ sự khuyên dụ của đức Bồ-tát mà thường xuyên niệm tụng danh hiệu Ngài để được cứu độ ra khỏi chốn biển khổ sanh tử này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tụng kinh là ở gần Phật

Kiến thức 09:55 02/05/2024

Là Phật tử dù xuất gia tu hành hay cư sĩ Phật tử tại gia cũng phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật ngồi thiền. Như thế không khác gì chúng ta đang ở gần Phật, được Phật giáo hoá, tăng trưởng tâm Phật.

Tâm ý là kẻ tạo tác cảm nhận của chúng ta

Kiến thức 09:12 02/05/2024

Theo quan điểm của Phật giáo thì chẳng có ích lợi gì trong việc tìm kiếm khởi thủy của đời sống và điểm bắt đầu của những trạng thái nhiễu loạn của chúng ta.

Từng bước chuyển hóa tâm thức

Kiến thức 08:59 02/05/2024

Giảng giải về Tứ thánh đế và Bát thánh đạo là phương pháp truyền thống để diễn đạt giáo pháp nhưng ở đây chúng ta lại diễn đạt giáo pháp bằng phương pháp mới hơn; đó là trình bày hành trình từng bước tiến đến giác ngộ.

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Kiến thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Xem thêm