Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 26/11/2023, 16:15 PM

Niệm Phật Dược Sư

Đức Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu để người niệm quán tưởng đến công đức vô lượng của Ngài. Niệm Nam-mô Dược Sư lưu ly quang vương Phật giúp người niệm quán tưởng rõ hơn về sự trang nghiêm của thế giới Tịnh lưu ly, cõi Tịnh độ Đông phương.

Trì danh niệm Phật là pháp tu thông dụng trong Phật giáo Bắc truyền, pháp tu này dễ thực hành, sinh tín tâm sâu sắc với Tam bảo, có thể đạt đến nhất tâm.

Người tu có thể tùy duyên niệm danh hiệu Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Bồ-tát Quán Thế Âm… Phật giáo Nam truyền cũng thịnh hành pháp môn niệm Phật nhưng thiên về niệm ân đức Phật bảo hơn niệm danh hiệu Phật.

Đức Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu để người niệm quán tưởng đến công đức vô lượng của Ngài. Niệm Nam-mô Dược Sư lưu ly quang vương Phật giúp người niệm quán tưởng rõ hơn về sự trang nghiêm của thế giới Tịnh lưu ly, cõi Tịnh độ Đông phương. Niệm Nam-mô Tiêu tai diên thọ Dược Sư Phật giúp người niệm quán tưởng sâu hơn về công hạnh cứu giúp chúng sinh thoát khỏi bệnh khổ, sống lâu khỏe mạnh của Phật Dược Sư.

Đức Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu để người niệm quán tưởng đến công đức vô lượng của Ngài.

Đức Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu để người niệm quán tưởng đến công đức vô lượng của Ngài.

Người phát tâm niệm Phật Dược Sư có thể tùy duyên, tùy hạnh và tùy sức mà niệm. Tùy duyên là thấy hợp với danh hiệu nào thì mình niệm danh hiệu ấy. Tùy hạnh là học theo hạnh ‘thầy thuốc” của Ngài để chữa trị bệnh tật cho mình và người. Tùy sức là niệm tròn câu, không hụt hơi, niệm hoài không mệt. Như vậy bạn có thể niệm Phật theo một trong hai cách sau mà không có gì trở ngại.

Quan trọng nhất của pháp trì danh là chánh niệm, an chỉ và nhất tâm. Ngoài các trợ hạnh như thực hành thiện nghiệp, chánh hạnh niệm Phật cần duy trì theo thời khóa và niệm trong đời sống hàng ngày, thêm hồi hướng và phát nguyện vãng sinh Đông phương nữa thì về sau bạn sẽ như nguyện.

Tóm lại, Đức Phật Dược Sư nhận thấy rõ con người gặp nhiều khó khăn vì thiếu thốn vật chất, sức khỏe, tiền của, trí tuệ, mà lại có dư những bệnh tật, nghèo khổ, ngu dốt, tai nạn; nói chung có đủ những thứ xấu ác, nên người ta dễ dàng tạo ra nhiều tội lỗi, hoặc khó tiến tu Bồ tát đạo.

Với tâm từ bi vô lượng, phước trí vô biên, Đức Phật Dược Sư đã phát 12 lời nguyện khi hành Bồ tát đạo, dẫn đến thành quả là Ngài xây dựng được Tịnh độ tên là Tịnh Lưu Ly, một thế giới hoàn toàn tốt đẹp. Ở Đông phương Tịnh độ của Ngài, của báu dư thừa, giáo dục hướng thượng tuyệt vời, được sống chung với những bậc Bồ tát đại bi, đại trí, dưới sự hướng dẫn của Đức Dược Sư và Thánh chúng, người dân ở thế giới đó hưởng được những phương tiện tốt nhất để tiến nhanh đến quả vị Vô thượng Đẳng giác.

Để chuẩn bị hành trang về thế giới Tịnh Lưu Ly của Đức Phật Dược Sư, thiết nghĩ chúng ta tụng kinh Dược Sư, niệm Phật Dược Sư, nghĩ đến đức hạnh của Ngài, nghĩ đến thế giới thuần tịnh của Ngài, chắc chắn phải nỗ lực tu tạo theo những hạnh nguyện của Đức Dược Sư. Đó chính là những thềm thang cho chúng ta bước đến thế giới Tịnh Lưu Ly của Ngài. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp

Kiến thức 19:30 04/11/2024

Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.

Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết

Kiến thức 13:30 04/11/2024

Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.

Thực hành thiền Phật giáo

Kiến thức 11:40 04/11/2024

Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.

“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”

Kiến thức 10:00 04/11/2024

Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.

Xem thêm