Niệm Phật, trì chú và tụng kinh có giống nhau không?
Một số Phật tử lẫn lộn giữa Niệm Phật, trì chú và tụng kinh, có người hỏi các việc ấy có giống nhau không?
Hỏi: Niệm Phật và trì chú giống nhau chăng?
Đáp: Không giống. Chú có sức oai thần chẳng thể nghĩ bàn, chỉ cần như pháp gia trì liền thành tựu sức cơ cảm, không cần tham cứu. Niệm Phật thì có sự có lý, có tánh có tướng, có quyền có thật. Cần phải do tham cứu mới sáng tỏ. Nên không giống nhau.
Hỏi: Niệm Phật và tụng kinh giống nhau chăng?
Đáp: Có thể cho là giống nhau. Vì sao? Vì tụng kinh, nếu nói rộng thì trong kinh tuy có biết bao nghĩa văn, biết bao nghĩa câu, biết bao nghĩa chữ, nhưng không ngoài một nghĩa Phật. Như ngài Thiên Thai nói: “Phàm nói Phật thì đã cùng khắp tất cả”. Nay niệm Phật, tức niệm tất cả nghĩa kinh, tất cả nghĩa văn, tất cả nghĩa câu, tất cả nghĩa chữ. Vì sao? Vì Phật nghĩa là Giác. Kinh ghi: “Diệu giác vô thượng cùng khắp mười phương xuất sanh Như Lai, đồng một thể bình đẳng với tất cả pháp.
Hỏi: Công phu niệm Phật, theo thứ tự có mấy bậc, có mấy giai đoạn khẩn thiết?
Đáp: Thứ tự có ba bậc là chuyên tâm niệm Phật, cứu tâm niệm Phật và nhất tâm niệm Phật. Lại có ba lúc khẩn thiết là khi bệnh, tuổi già và lâm chung.
Hỏi: Khi niệm Phật có tạp niệm xen vào. Xin hỏi tạp niệm này từ đâu đến?
Đáp: Trong một thân chỉ có một niệm, niệm niệm Phật cũng là nó, niệm niệm tạp cũng là nó, chỉ do một niệm này thôi. Khi không thể hoàn toàn trở về một niệm Phật, tức đã có ít phần vượt ra ngoài niệm Phật này. Tạp niệm, tức những niệm ngoài niệm Phật mang lấy nghiệp chủng trần lao, thừa lúc niệm Phật bỗng nhiên chen vào.
Theo cuốn "Niệm Phật Bá Vấn", dịch giả Thích Nguyên Chơn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Phật giáo thường thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Phật giáo thường thức 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?
Phật giáo thường thức 13:00 22/11/2024Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Phật giáo thường thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Xem thêm