Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Niệm Phật, tụng Kinh, trì Chú, cầu nguyện để chữa bệnh là hợp với khoa học (III)

Ngày nay, nhiều cuộc nghiên cứu khoa học cho thấy niềm tin và cầu nguyện – thuộc thế giới hiện tượng hay sự pháp giới – là một yếu tố rất quan trọng trong việc chữa trị bệnh tật.

>>Kiến thức

Cần thực hành cầu nguyện khi chữa trị bệnh tật

Khi bị bệnh, chúng ta cần tìm đến các bác sĩ hay đông y sĩ để được chăm sóc và chữa trị cho chóng lành bệnh. Bên cạnh đó, như các cuộc nghiên cứu đã cho thấy, niềm tin vốn rất quan trọng trong việc chữa trị bệnh tật, chúng ta cần thực hành thêm việc cầu nguyện để được chóng phục hồi sức khỏe. Cách thực hành khá đơn giản: Sau phần tụng kinh, niệm Phật, lạy Phật (nếu yếu sức chỉ lạy ba lạy theo cách thường là được, nếu không đứng được thì chấp tay vái ba lần lúc nằm trên giường cũng được).

Ngoài hình ảnh Đức Quán Thế Âm, nhiều vị Phật tử có duyên với hình ảnh Đức Phật A Di Đà hay Đức Phật Thích Ca thì họ có thể quán tưởng hình các vị Phật đó và niệm danh hiệu các Ngài.

Ngoài hình ảnh Đức Quán Thế Âm, nhiều vị Phật tử có duyên với hình ảnh Đức Phật A Di Đà hay Đức Phật Thích Ca thì họ có thể quán tưởng hình các vị Phật đó và niệm danh hiệu các Ngài.

Bài liên quan

Người bệnh cầu nguyện với tất cả lòng thành. Như khi cầu nguyện Đức Quán Thế Âm thì quán tưởng hình ảnh đẹp đẽ của Ngài tỏa chiếu hào quang trong sáng đến khắp thân thể của chính mình, đến nơi vùng bị đau và quán tưởng ánh sáng càng tỏa chiếu đến vùng bị đau thì vùng này càng nhỏ đi và tiêu mất. Sau đó cầu nguyện:

“Nam mô đại từ đại bi linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ Tát.

Con nguyện cầu Ngài từ bi gia hộ cho con sức khỏe mỗi ngày một gia tăng và mọi điều an lành tốt đẹp.

Nam mô đại từ đại bi linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ Tát.”

Hoặc nói thành tiếng hay nói thầm một lời cầu nguyện nào mà người bệnh thấy hợp với mình nhất và làm cho mình phấn khởi nhất. Ngoài hình ảnh Đức Quán Thế Âm, nhiều vị Phật tử có duyên với hình ảnh Đức Phật A Di Đà hay Đức Phật Thích Ca thì họ có thể quán tưởng hình các vị Phật đó và niệm danh hiệu các Ngài. Ngoài ra, người nhà lên chùa xin khóa lễ cầu an, tụng kinh Dược Sư cùng mời quý vị tăng ni về nhà làm lễ cầu an cho người bệnh cũng rất tốt cho sự phát triển sức khỏe vì làm cho niềm tin vào sự phục hồi sức khỏe nơi người bệnh gia tăng, đóng góp tích cực vào việc chữa trị bệnh tật.

Ngày nay, nhiều cuộc nghiên cứu khoa học cho thấy niềm tin và cầu nguyện – thuộc thế giới hiện tượng hay sự pháp giới – là một yếu tố rất quan trọng trong việc chữa trị bệnh tật.

Ngày nay, nhiều cuộc nghiên cứu khoa học cho thấy niềm tin và cầu nguyện – thuộc thế giới hiện tượng hay sự pháp giới – là một yếu tố rất quan trọng trong việc chữa trị bệnh tật.

Bác sĩ Benson, cựu giáo sư trường Đại học y khoa Harvard, chuyên gia về thiền thư giãn, xác nhận thiền thư giãn phối hợp cầu nguyện giúp giảm đau nơi các chứng đau lưng và đau thần kinh tọa8. Không những vậy, ông cũng như rất nhiều chuyên gia khoa học đã chứng minh niềm tin là yếu tố quan trọng trong việc chữa trị bệnh tật và phục hồi sức khỏe.

Bài liên quan

Trong khi khoa học nói nhiều về sự phối hợp niềm tin và chữa trị bệnh tật, Phật giáo là một tôn giáo trong đó có niềm tin vào năng lực của chư Phật và chư Bồ Tát gia hộ cho người Phật tử được lành bệnh khi họ cầu nguyện với lòng thành. Và như chúng ta đã biết, trong Đạo Phật có Lý của sự cầu nguyện và Sự của sự cầu nguyện. Cả hai thứ cầu nguyện này đều rất quan trọng trong đời sống người Phật tử theo tác động của luật nhân quả.

Ngày nay, nhiều cuộc nghiên cứu khoa học cho thấy niềm tin và cầu nguyện – thuộc thế giới hiện tượng hay sự pháp giới – là một yếu tố rất quan trọng trong việc chữa trị bệnh tật. Điều này đã xảy ra trên thực tế, nhiều người Phật tử khi bị bệnh đến chùa cầu nguyện hay cầu nguyện ở nhà được lành bệnh10. Đa số các ngôi chùa ở Việt Nam đều có tượng Đức Quán Thế Âm để đáp ứng nhu cầu cầu nguyện được hết bệnh, được sinh con tốt đẹp, con sinh ra đẹp đẽ và thông minh, được may mắn, thi đậu hay tai qua nạn khỏi. Khi họ có niềm tin nơi chư Phật và chư Bồ tát và đến cầu nguyện thì đó là bước đầu để họ tiếp xúc với thế giới mầu nhiệm tâm linh, để trở về với tâm thanh tịnh lúc dâng hương và cầu nguyện với lòng thành và có hy vọng những điều tốt đẹp xuất hiện trong đời sống của mình. Các vị tăng ni hướng dẫn họ cách tụng kinh, niệm Phật, lạy Phật 108 lạy trong chánh niệm, dinh dưỡng lành mạnh, làm chuyện phước đức, chú tâm nhiều vào sự học hành và sống đời đạo hạnh thì những điều tốt đẹp sẽ xảy ra theo luật nhân quả một cách tự nhiên.

Khoa học thế kỷ XXI nói đến sự đáp ứng của cầu nguyện trong phạm vi y khoa càng lúc càng nhiều và các nhà nghiên cứu khoa học gọi đó là sự đáp ứng của cơ thể do niềm tin làm phát sinh.

Khoa học thế kỷ XXI nói đến sự đáp ứng của cầu nguyện trong phạm vi y khoa càng lúc càng nhiều và các nhà nghiên cứu khoa học gọi đó là sự đáp ứng của cơ thể do niềm tin làm phát sinh.

Quá trình những cuộc nghiên cứu về niềm tin góp phần chữa trị bệnh tật

Khoa học thế kỷ XXI nói đến sự đáp ứng của cầu nguyện trong phạm vi y khoa càng lúc càng nhiều và các nhà nghiên cứu khoa học gọi đó là sự đáp ứng của cơ thể do niềm tin làm phát sinh. Điều này đã được các chuyên viên y khoa thực sự biết đến cách đây trên 70 năm. Tác dụng của niềm tin làm giảm đau đã được ghi nhận là có thật vào lúc chiến trận xảy ra trong Thế chiến thứ hai tại Âu Châu. Lúc đó thuốc morphine làm giảm đau cung cấp cho các quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh bị thương rất thiếu thốn. Những quân nhân bị thương ngoài chiến trường hay được mang về nhà thương chỉ được chích nước biển nhưng được thông báo rằng đây là thuốc làm giảm đau morphine thì họ thấy hết đau thật sự. Tuy nhiên, nếu có ai nói với họ đây chỉ là nước biển thì họ thấy bị đau nhức trở lại. Để biết rõ hiện tượng niềm tin làm hết đau này, vào năm 1980 các chuyên gia Hashish, Hai và các đồng nghiệp11đã thực hiện cuộc nghiên cứu và xác định điều này là có thực.

nhung-tuong-tot-cua-duc-phat
Bài liên quan

Những người tham dự là những người vừa được nhổ răng và họ được các nhà nghiên cứu cho biết họ sẽ nhận được những làn sóng siêu âm từ một máy phát ra. Sóng siêu âm sẽ làm họ hết đau. Những người này được chia thành ba nhóm: (1) nhóm có nhận sóng siêu âm phát ra, (2) nhóm không nhận sóng siêu âm phát ra (nhưng tưởng rằng mình có nhận sóng siêu âm vì chuyên viên thí nghiệm tắt máy mà họ không biết) và (3) nhóm không nhận được sự chữa trị nào cả. Kết quả là nhóm nhận được sự chữa trị siêu âm, dù máy mở hay tắt, thì mức độ giảm đau của họ cao hơn nhiều nhóm thứ ba không nhận được sự chữa trị.

Chuyên gia nghiên cứu Leuchter và các đồng nghiệp tìm thấy các cuộc chữa trị do niềm tin này rất thành công từ 60 đến 70 phần trăm với các chứng trầm cảm, lo âu, mụn cóc, loét bao tử hay một số bệnh khác. Phương pháp này cũng hữu hiệu trong việc làm cho mức huyết áp hạ xuống, cholesterol hạ xuống, mạch đập giảm và hoạt động hệ miễn dịch gia tăng. Nơi những người bị trầm cảm thì lối chữa trị theo niềm tin giúp cho não gia tăng hoạt động tốt trong vòng hai tuần lễ. Trong cuộc nghiên cứu khác về bệnh nhân bị chứng run tay Parkinson vì cơ thể thiếu chất dopamine, chuyên gia nghiên cứu Fernandez và các đồng nghiệp thấy niềm tin có tác dụng làm cơ thể gia tăng dopamine trong thời gian ngắn. Ngoài ra, cuộc nghiên cứu của bác sĩ Benson và các đồng nghiệp cho thấy niềm tin có thể làm bớt nhiều các thứ bệnh như đau thắt ngực vì tim thiếu dưỡng khí, suyễn, mụn rộp và loét tá tràng. Chúng ta thường thấy chứng đau nhức là chứng bệnh phổ thông ở mọi nơi trên thế giới như nhức lưng, tay, chân, vai hay đầu. Chữa trị theo niềm tin là cách hữu hiệu và không tốn kém để làm giảm đau.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Phật giáo thường thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Ngồi thiền có bị vong nhập?

Phật giáo thường thức 17:45 02/11/2024

Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Phật giáo thường thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Phật giáo thường thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Xem thêm