Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Niệm Phật, tụng Kinh, trì Chú, cầu nguyện để chữa bệnh là hợp với khoa học (I)

Ngày nay, bên cạnh sự chăm sóc của bác sĩ, khoa học chứng minh niềm tin và cầu nguyện là một yếu tố rất quan trọng đóng góp vào việc chữa trị bệnh tật. Trong đời sống thực tế, có nhiều người Phật tử khi bị bệnh đến chùa cầu nguyện được lành bệnh.

>>Kiến thức 

Ngày nay, bên cạnh sự chăm sóc của bác sĩ, khoa học chứng minh niềm tin và cầu nguyện là một yếu tố rất quan trọng đóng góp vào việc chữa trị bệnh tật. Trong đời sống thực tế, có nhiều người Phật tử khi bị bệnh đến chùa cầu nguyện được lành bệnh. Đa số các ngôi chùa ở Việt Nam đều có tượng Đức Quán Thế Âm để đáp ứng nhu cầu cầu nguyện được hết bệnh, được bình an, con sinh ra đẹp đẽ và thông minh, được may mắn, thi đậu hay tai qua nạn khỏi. Để có được những kết quả tốt đẹp nói trên, quý vị Phật tử cần tu tập, làm các điều thiện, dinh dưỡng tốt, sống đời lành mạnh hay thực hành chánh mạng.

Phật tử cần tu tập, làm các điều thiện, dinh dưỡng tốt, sống đời lành mạnh hay thực hành chánh mạng.

Phật tử cần tu tập, làm các điều thiện, dinh dưỡng tốt, sống đời lành mạnh hay thực hành chánh mạng.

Lý và Sự của cầu nguyện

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm Phổ Môn, Đức Phật nói về sự mầu nhiệm của việc niệm danh hiệu Đức Bồ Tát Quán Thế Âm để vượt qua các hiểm nguy, tai nạn và đạt được điều như ý, có đoạn như sau:

“Chúng sinh bị khổ ách

Vô lượng khổ bức thân

Quan Âm sức diệu trí

Hay cứu khổ thế gian

Đầy đủ sức thần thông

Rộng tu trí phương tiện

Các cõi nước mười phương

Không cõi nào chẳng hiện.

Các loài trong đường dữ:

Địa ngục, quỷ súc sinh

Sinh, già, bệnh, chết khổ

Lần đều khiến dứt sạch.”

Bài liên quan

Lời dạy của Đức Phật bao gồm hai phần là Lý và Sự. Lý là sự chân thật tuyệt đối của tâm giác ngộ và Sự là các hiện tượng trong thế giới hàng ngày. Khi người Phật tử tu tập, buông xả các dính mắc vào những ý tưởng, cảm xúc hay những ưa ghét xuất hiện trong tâm thì tâm dần dần lắng dịu. Khi tâm trở nên vắng lặng thì tâm tự mở rộng đến vô cùng, trong tâm đó chỉ thuần có sự thấy biết rõ ràng chân thật hay thấy biết bằng trí tuệ, không có một cái ngã hay cái tôi thấy biết hay trải nghiệm một cái gì đối lập với cái tôi. Trong trạng thái rỗng lặng, rộng lớn và linh động đó, chủ thể thấy biết và trải nghiệm cùng đối tượng được thấy biết và được trải nghiệm không phải là hai thứ khác nhau. Như khi tâm chúng ta ở trong trạng thái tỉnh thức, rỗng lặng và có sự chú ý và nhận biết rõ ràng, hay chánh niệm, nếu có cơn đau nhức xuất hiện thì không có cái tôi bị đau nhức mà chỉ có trạng thái đau nhức có mặt trong cái  rỗng lặng rộng lớn. Điều này đã được ngài Phật Âm (Buddhagosa) – một vị luận sư vĩ đại – giải thích về cảm nhận cảm xúc khổ đau mà không có người cảm nhận hay vô ngã như sau:

“Chỉ khổ đau có mặt

Không tìm được người khổ.

Các nghiệp có hiện hữu

Không tìm được người làm.”

Trích: HT. Thích Minh Châu (2007). Những Gì Đức Phật Đã Dạy. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, trang 136.

51XV1lPz-RL
Bài liên quan

Khi tâm ở trong trạng thái rỗng lặng hay vô ngã thì các thứ tiêu cực như cảm xúc lo lắng, buồn rầu sợ hãi hay cơn nhức nhối không thể tác động vào trạng thái vô ngã đó được, không khác gì một lưỡi kiếm chém vào không khí, không làm cho không khí bị tổn thương. Do đó, khi thực hành tu tập và sống với tâm không hay tâm rỗng lặng thì những khổ đau do địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, sinh, già bệnh và chết, tự chúng lắng dịu dần và tan biến trong trạng thái tâm không hay vô ngã như lời Phật dạy:

“Địa ngục, quỷ súc sinh

Sinh, già, bệnh, chết khổ

Lần đều khiến dứt sạch.”

Kẻ xuất gia học đạo hay người Phật tử sống đời bình thường ai cũng muốn được an tâm. Trong tác phẩm thiền học Vô môn quan, tắc thứ 41, có ghi lại lời nhị tổ Huệ Khả xin ngài Bồ-đề-đạt-ma chỉ dạy cho cách làm cho tâm mình được an:

“Con không an được tâm, xin thầy an tâm cho con.” Tổ Đạt-Ma bảo: “Đưa tâm cho ta, ta sẽ an cho.”

Sư đáp: “Con không thấy tâm đâu cả.”

Tổ Đạt-ma đáp: “Ta đã an tâm cho con rồi.”

Mỗi người chúng ta đều có Phật tính, tính thấy biết chân thật khác với các ý tưởng hay các cảm xúc lo lắng bất an mà chúng ta thường nhầm tưởng đó là mình. Khi chúng ta thực hành tâm tỉnh thức, thực hành chú ý và nhận biết những ý tưởng và cảm xúc khi chúng có mặt, mà trong nhà thiền gọi là “hồi quang phản chiếu”, là quay ánh sáng của tính thấy biết chân thật soi chiếu vào nơi chính ý tưởng và cảm xúc của mình đang làm cho mình khổ, thì thấu suốt mình chính là tính thấy biết chân thật và an nhiên tự tại chứ không phải là các ý tưởng đến đi hay các cảm xúc vui buồn làm cho mình sướng khổ như các con sóng dâng lên rồi hạ xuống bất tận. Cái mà chúng ta gọi là mình hay ngã hay là tâm của mình – như ngài Huệ Khả nói tâm không được an – chỉ là các ý tưởng hay cảm xúc vui buồn xuất hiện rồi tan biến theo những hoàn cảnh mình đối diện. Thấy được điều ấy là tâm tự nhiên trở về với trạng thái tĩnh lặng, bình an và rộng lớn ban đầu của chính nó. Đó là sự chân thật tự biểu lộ, là thế giới của Lý.

VG_DS (6)

Tuy nhiên, Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thấu rõ không phải ai cũng có khả năng đạt được sự an tâm hay giải thoát nói trên, do đó, Ngài dùng phương tiện lành và khéo mà Đạo Phật gọi là thiện xảo, chỉ dạy cho mọi người cách niệm danh hiệu của chư Phật hay của Ngài và cầu nguyện để đạt được những thành tựu như ý:

“Quan Âm sức diệu trí

Hay cứu khổ thế gian

Đầy đủ sức thần thông

Rộng tu trí phương tiện”

Đó là cách thực hành trong đời sống bình thường của người Phật tử khi họ đối diện với những điều không may xảy ra như bị bệnh tật, tai nạn hay cầu mong có được những điều tốt đẹp xảy đến với mình. Đó là thế giới của Sự, của các hiện tượng có mặt trong đời sống.

Chúng ta đều biết cầu nguyện để mong được lành bệnh tật, để phục hồi sức khỏe, để sinh nở tốt đẹp,  để có con thừa tự hay để có sự may mắn là điều thường xảy ra ở mọi xã hội. Ở đây, chúng ta tìm hiểu khoa học ngày nay nghiên cứu sự đáp ứng của niềm tin và sự cầu nguyện trong phạm vi y khoa. Những điều này được các nhà khoa học tìm thấy càng lúc càng nhiều và họ gọi đó là sự đáp ứng của cơ thể do niềm tin làm phát sinh. Nói theo Phật giáo, đó là Sự, là những tác động qua lại của các hiện tượng cụ thể có thể quan sát được trong việc cầu nguyện.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Phật giáo thường thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Phật giáo thường thức 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Thực hiện ước mơ

Phật giáo thường thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Chủ động tìm kiếm bạn đường hay để tùy duyên phận?

Phật giáo thường thức 12:35 26/04/2024

Hỏi: Khi đến lúc phải lập gia đình, tìm một người đi cùng mình để trải nghiệm bài toán cuộc đời thì lúc đó mình nên đi tìm kiếm, hay chỉ đơn giản là cầu nguyện và để pháp tự vận hành. Con rất mong nhận được câu trả lời của Thầy.

Xem thêm