Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 12/06/2022, 12:28 PM

Niềm tin (Phần 2)

Ở cương vị một Phật tử, người khéo tu cần tỏ rõ sự hành trì Niềm Tin, nói theo ngôn từ Phật học là diệu ứng Tín lực để đạo quả sớm được viên mãn. Đó là sự quán chiếu cho thông đạt tánh chất và vai trò của Tín lực.

2. Sự hành trì niềm tin

Niềm Tin là nguồn sinh lực ở Con Người, ai sống cũng có Niềm Tin để sống khoẻ, sống vui và sống hữu ích cho tự thân và tha nhân. Ai không giữ vững được Niềm Tin có tánh nhân bản bẩm sanh thì thể lực yếu kém, tinh thần bạc nhược, tự làm khổ mình và gây phiền lụy đến cho người khác.

Ở cương vị một Phật tử, người khéo tu cần tỏ rõ sự hành trì Niềm Tin, nói theo ngôn từ Phật học là diệu ứng Tín lực để đạo quả sớm được viên mãn. Đó là sự quán chiếu cho thông đạt tánh chất và vai trò của Tín lực.

Tánh chất của Niềm Tin

Về mặt lý giải, Niềm Tin có tánh nhân bản, bình đẳng, tự do... như đã trình bày ở phần Khái niệm tổng quát. Về mặt hành trì ứng dụng trong cuộc sống thực tế, Niềm Tin có hai tính chất căn bản không tương phản mà còn bổ sung kiện toàn cho nhau trong việc tạo dựng an ninh trật tự và hạnh phúc cuộc sống cộng đồng xã hội. Đó là tánh khách quan và tánh chủ quan.

Niềm Tin khách quan

Niềm Tin khách quan là Niềm Tin trong khoa học thực nghiệm tìm hiểu về Sự thật khách quan trong thế giới vật chất hữu hình, thế giới hiện tượng, Phật học gọi là thế giới pháp tướng. Đó là Sự thật được kiểm chứng trong Động vật học, Thực vật học, Vật lý, Hóa học, Cơ khí học... Niềm Tin khách quan này kiểm chứng trước thấy đúng thì sau mới tin đã là động lực thành tựu của nhân loại đem đến nền tảng văn minh kỹ thuật trong đời sống vật chất hiện nay. Đây là sự thật khách quan không ai phủ nhận được. Nhân loại càng ngày càng tiến nhanh và tiến xa trong lãnh vực này như khoa học điện tử, khoa học không gian, khoa học sinh hóa...

Niềm Tin chủ quan

Niềm Tin chủ quan là Niềm Tin trong khoa học nhân văn tìm hiểu về Sự thật chủ quan trong thế giới tâm linh vô hình, thế giới bản thể, Phật học gọi là thế giới pháp tánh hay pháp giới vô tướng. Niềm Tin chủ quan này đặt Niềm Tin giả định trước, sau chứng nghiệm thấy đúng thì mới xác quyết Niềm Tin, nếu thấy không đúng thì rời bỏ Niềm Tin. Niềm Tin chủ quan sau khi đã được xác quyết gọi là Chánh tín, nếu không được xác quyết là đúng mà vẫn còn bám vào Niềm Tin gọi là Tà tín, Mê tín. Niềm Tin chủ quan này đã là động lực xây dựng nền tảng văn minh tinh thần ngày nay. Đối chiếu tiến trinh hai nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần ngày nay, nhân loại đã tiến nhanh theo hướng vật chất hơn theo hướng tinh thần như luân lý, đạo đức, tôn giáo, tâm lý, xã hội...

Niềm tin (Phần 1)

a2.phatgiao.org.vn

Vai trò của Niềm Tin

Trước hết là tầm quan trọng của Niềm Tin trong cuộc sống tâm linh và sinh hoạt tôn giáo của con Người. Theo từ ngữ, danh xưng Tín đồ chỉ người tin theo giáo lý một tôn giáo, chữ Hán TÍN là tin, ĐỒ là người học trò làm theo lời chỉ dạy của bậc thầy như thường nói đồ đệ. Trong Phật học, Đạo lực là sức mạnh ở người tu hành gồm có năm thành phần gọi là Ngũ lực: Tín lực, Niệm lực, Tinh tấn lực, Định lực và Tuệ lực. Tín lực đứng hàng đầu trong Ngũ lực. Sự dẫn giải tầm quan trọng của Tín lực trong sự hình thành Đạo lực là ở mối liên hệ tác động hỗ tương hai chiều giữa Tín lực và bốn thành phần kế tiếp. Không thể đánh giá Tin lực quan trọng hơn hay kém khi so sánh với những tâm lực khác trong sự viên thành Đạo lực để đạt tới Phật lực khi hành giả đã tự độ tự giác thành Phật. Một mình Tín lực dĩ nhiên là không đủ nhưng Tín lực đóng vai trò rất cần thiết trong tác động hỗ tương hai chiều với những tâm lực khác, thiếu Tín lực là vô hiệu hóa tất cả.

Với Niệm lực: Có tin thì mới nhớ lời Phật dạy.

Với tinh tấn lực: Có tin thì mới cố gắng hoàn thành sứ mạng Đức Như Lai đã giao phó cho xứng đáng với danh xưng là Chân tử.

Với Định lục: Có tin thì công phu hành trì Chánh pháp mới kiên cố, không lúc nào chao đảo khi gặp nhiều chưóng duyên gây trở ngại trên đường Giải thoát.

Với Tuệ lực: Có tin đến mức độ nhất tâm hành trì thì Giác trí mới phát quang bừng sáng, chứng ngộ được lý Chân Như.

Một dẫn chứng khác: Trong nhiều mô thức trình bày tiến trình chuyển hóa tâm thức của hành giả, Tín lực thường đứng đầu như: Tín Giải Hành Chứng, Tín Giải Thọ Trì, Tín Nguyện Hành, Tín niệm, Tín Tuệ, Tín Thuận, Tín Ngộ...

Tóm lại, con Người không có Niềm Tin là không có nguồn sinh lực, cuộc sống tâm linh không còn nữa, con Người vẫn sống phần thể xác nhưng trở nên vô hồn. Quán sâu hơn về mặt pháp dụng, vai trò của Niềm Tin là gì ? Niềm Tin có thể phân ra làm mấy loại ? Xin thưa: Vai trò của Niềm Tin là tác động của Tín lực trong sự chuyển hóa tâm thức theo tiến trình Giải Thoát. Niềm Tin có ba loại nghĩa là ba tác động khác nhau, có khi vận hành một thứ, có khi hai thứ và có khi cả ba thứ tùy từng trường hợp đối tượng của Niềm Tin, chiều hướng của Nguyện lực: Xác định, Chỉ đạo và Tạo thành.

Sức mạnh niềm tin

aniem1.phatgiao.org.vn

Vai trò xác định

Vai trò xác định là tác động thông thường vận hành trong tâm thức mọi người, ai cũng sử dụng quen thuộc, nhiều khi trở nên vô thức không được lưu tâm chú ý đến vì lý do đó tánh bẩm sanh đương nhiên như thế ở con Người trong sinh hoạt tập thể cộng đồng xã hội về mọi mặt: Những người trong một gia đình tin ở nhau có tình tương thân tương trợ như cha mẹ với con cái, vợ chồng, anh chị em, họ hàng... Trong một công ty kinh doanh, một trung tâm nghiên cứu, một hội đoàn... cũng có niềm tin lẫn nhau như vậy, cách ngôn có câu Tín nghĩa vi lập nghiệp chi bản nghĩa là Tín nghĩa là điều cốt yếu trong việc gây dựng nên sự nghiệp. Những tổ chức quốc tế thành lập và hoạt động đều do sự tín nhiệm của quốc gia hội viên như Tổ chức Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Y tế Quốc tế, Tổ chức Thương mại thế giới... Những khế ước hôn nhân, hợp đồng thương mại, nội quy hội đoàn, hiệp ước quốc tế đều là những bản văn xác định Niềm Tin của hội viên đã ký kết. Sự xác định Niềm Tin thể hiện rõ ràng ở ba trường hợp cụ thể như sau:

Lương tâm xác định: Đây là trường hợp Niềm Tin được mặc nhiên xác định theo bản thể Thiện tánh bẩm sanh ở con Người. Đây là Niềm Tin chủ quan nhiều khi vô thức như tình huyết thống gia đình giữa những người thân cảm nhận thấy trong lúc sống chung đối xử với nhau hàng ngày. Sự xác định này do lương tâm chứng giám, không cần nói thành lời, không cần người làm chứng vì lý do đương nhiên như thế. Trường hợp này cũng gọi là Lẽ phải xác định, Đạo lý xác định, điều đó là đúng hay sai, nên làm hay nên tránh là do lương tâm bảo như thế, lẽ phải bảo như thế hay Đạo lý bảo như thế.

Chánh nghĩa xác định: Dây cũng là trường hợp Niềm Tin được xác nhận theo Thiện tâm ở con Người. Nhưng có điểm đặc thù khác biệt vi tế cần minh xác: Nếu con Người nói ở đây hiểu là tự thân chính mình có tính chủ quan thì gọi là Lương tâm xác định, nếu hiểu là tha nhân tức người khác có tánh khách quan thì gọi là Chánh nghĩa xác định hay Đạo nghĩa xác định. Điều đó là đúng hay sai, nên làm hay nên tránh là do Thuần phong Mỹ tục bảo như thế, Dư luận bảo như thế, hay thiên hạ ai cũng tin như thế. Sự xác định này không cần giấy tờ văn bản làm bằng…

Vai trò chỉ đạo

Vai trò chỉ đạo là tác động kế tiếp có hiệu năng cao hơn cần tập trung nghị lực nhiều hơn trường hợp vai trò xác định có tác động thông thường phổ cập: Niềm tin dẫn đến lập chí, vạch ra đường lối để đi đến mục tiêu đã xác định. Trường hợp vai trò xác định Tín lực phối hợp với Định lực nhiều hơn, trường hợp vai trò Chỉ đạo Tín lực phối hợp với Tuệ lực nhiều hơn.

Ví dụ: Một người có Niềm Tin mình có khả năng đi bộ từ điểm A đến điểm B. Đây là vai trò xác định. Kế tiếp, người này biết được lộ trình từ A đến B có ba lối đi khác nhau, một lối đi có độ dài xa hơn cả nhưng có phong cảnh đẹp hơn, một lối đi có ngang qua một tiệm sách, một lối đi có ngang qua một tiệm giải khát. Cuối cùng người này quyết định theo lối đi có ngang qua tiệm sách. Đây là vai trò chỉ đạo.

Vai trò tạo thành

Vai trò tạo thành là tác động có hiệu năng vi diệu ứng biến biết tùy nghi sử dụng theo cảnh duyên vô thường chuyển hóa. Trong trường hợp này Tín lực cần đến sự hỗ trợ của Tuệ lực nhiều hơn cả, nói cách khác hành giả cần vận hành nhiều nhất đến trí thông minh bén nhạy, óc tưởng tượng dồi dào có thể dẫn đến những phát minh nhận thức ra những điều bí ẩn mà trước đây chưa ai biết đến hoặc sáng tạo ra những tâm thức mới lạ từ xưa đến nay chưa hề xuất hiện. Đây chính là Chất xám, là Thiên Tài ở các nhà k|hoa học thành công trong công trình nghiên cứu, các bậc vĩ nhân lập nên những hệ thống tư tưởng mới cho nhân loại.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm