Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 09/06/2022, 14:57 PM

Niềm tin (Phần 1)

Có Niềm Tin ở giáo lý một tôn giáo gọi là có tín tâm, nhờ có tín tâm mà sanh ra tín lực hay đạo lực, nghĩa là sức mạnh của niềm tin làm cho tín đồ quyết tâm tu đạo.

Niềm tin là tiếng nôm có gốc từ chữ Hán Niệm và Tín. Niệm có nghĩa là nhớ đến, nghĩ đến, tưởng đến như hồi niệm, lưu niệm hay niệm Phật, niệm kinh, niệm chú. Tín có nghĩa là tin như tín tâm, tín nghĩa, hay chánh tín, tà tin, bất tín...Đó là lẽ sống ở con Người, là nguồn sinh lực cung ứng sức mạnh cho con Người trong cuộc sống hàng ngày, là bản năng sinh tồn đương nhiên ai cũng có, chỉ khác nhau ở những chi tiết như đối tượng tin điều gì, vững chắc hay hồ đồ, chánh hay tà, liên tục hay gián đoạn, hướng nội tự tin ở chính mình hay hướng ngoại tin ở tha nhân ngoại giới...

Niềm tin là một đề tài quan trọng bao quát trong nhiều lĩnh vực như triết học, tôn giáo, nhân chủng học, văn hóa, xã hội... Trong giới hạn một bài viết, ở đây chỉ nói đến niềm tin trong phần giáo lý cũng như phần hành trì Phật đạo, được gọi là Tín Hạnh hay Đức Tin.

Niềm tin là nền tảng thành tựu quả Bồ Đề của Phật

aom.phatgiao.org.vn

1. Khái niệm tổng quát

Niềm tin là bản năng sinh tồn bẩm sanh thiên phú, ai cũng có Niềm Tin: Tin mình là người, mình đang sống, nghĩa là đang hít thở, có cảm giác vui mừng hay phiền não, có tình yêu thương hay oán hờn, có tư duy lẽ phải hay điều trái... Niềm Tin nói ở đây có tính nhân bản của người lương thiện, tin ở nhân phẩm, nhân cách của tự thân và tha nhân. Niềm Tin này có tánh bình đẳng ai cũng như ai, có tánh tự do không ai ngăn cấm hay tước đoạt được của ai trong cuộc sống tâm linh.

Trong hợp đối tượng của Niềm Tin là giáo lý một tôn giáo, lời chỉ dạy của một vị giáo chủ, danh xưng thường dùng là tín ngưỡng nghĩa là kính trọng, mến mộ và tin theo, không do một uy lực nào cưỡng ép. Người có niềm tin này gọi là tín đồ như Phật tử là tín đồ Phật giáo, Con chiên là tín đồ Thiên Chúa giáo... Có Niềm Tin ở giáo lý một tôn giáo gọi là có tín tâm, nhờ có tín tâm mà sanh ra tín lực hay đạo lực, nghĩa là sức mạnh của niềm tin làm cho tín đồ quyết tâm tu đạo.

Khi bắt đầu dấy lên Niềm Tin gọi là khởi tính tâm hay nói ngắn gọi là khởi tín, nghĩa là bắt đầu vận hành trên con đường tu đạo. Tín đồ tu đạo đi đúng đường là trường hợp làm theo đúng lời chỉ dạy của vị giáo chủ, đó là Chánh đạo. Trường hợp đi lạc đường, không làm theo đúng lời chỉ dạy của vị giáo chủ gọi là theo Tà đạo. Theo Chánh đạo hay Tà đạo là do nơi có Chánh tín hay Tà tín. Khởi tín tâm là do hội đủ Thiện Nhân và Thuận Duyên, bồi dưỡng cho tăng trưởng tín tâm là do công phu hành trì. Người khéo tu không được sao lãng những khái niệm căn bản tổng quát này. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm