Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 01/02/2022, 08:33 AM

Sức mạnh niềm tin

Niềm tin quả là có một sức mạnh kinh khủng. Chúng ta không thể dùng tay để sờ, dùng mũi để ngửi, dùng mắt để nhìn nó, mà dường như, chỉ có thể âm thầm cảm nhận.

Có một anh bạn của tôi đang trên bước đường làm giàu. Anh nói với tôi rằng, anh đã đi từ con số 0 và sau một năm phấn đấu từ khi đặt ra mục tiêu, anh đã mua được một con xe hơi cho bố. Thật bất ngờ đúng không?

Anh kể cho tôi nghe với giọng hào hứng. Tôi hỏi anh, thế tại sao anh lại làm giàu được nhanh vậy (chỉ mới 1 năm)? Anh nói với tôi rằng, có rất nhiều yếu tố để quyết định sự thành tựu; nhưng, đối với anh, đó là niềm tin vững chắc. “Luôn luôn tin rằng bản thân mình làm được và chắc chắn sẽ thành công” là điều mà anh nói với tôi bằng cặp mắt sáng rỡ. Anh nói thêm, chính nhờ niềm tin “không gì lung lay” đó, mà anh “trụ” được trước bão táp của gièm pha và dư luận. “Khi ta thoát ra khỏi những rào cản, định kiến, lối mòn một cách khôn khéo, ta mới sáng tạo và đột phá những kỳ diệu được!”, đây là lời cuối cùng từ phía anh kết thúc buổi nói chuyện giữa chúng tôi.

Niềm tin quả là có một sức mạnh kinh khủng. Chúng ta không thể dùng tay để sờ, dùng mũi để ngửi, dùng mắt để nhìn nó, mà dường như, chỉ có thể âm thầm cảm nhận.

Tin đúng là thành quả qua quá trình trải nghiệm thiện – vui, ác – buồn, còn tin sai thì ngược lại: trong cái khổ mà vẫn lao đầu vào vì tin là nó vui.

Tin đúng là thành quả qua quá trình trải nghiệm thiện – vui, ác – buồn, còn tin sai thì ngược lại: trong cái khổ mà vẫn lao đầu vào vì tin là nó vui.

Dịch bệnh và niềm tin

Tôi nhớ ngày còn nhỏ, mẹ nói với tôi là không nên ăn kẹo buổi tối, vì sẽ làm tôi sâu răng. Đúng! Tôi không ăn kẹo buổi tối khi có mẹ ở bên. Nhưng tôi không tin vào điều mẹ nói. Nghĩa là, những buổi tối nào không có mẹ “kè kè” theo, thì tôi sẽ lôi kẹo (đã chuẩn bị sẵn) ra ăn; và cảm giác lén lút thật tuyệt vời khó diễn tả. Sau này, lớn lên đến một giai đoạn có thể cảm nhận được hậu quả sâu răng do kẹo mang lại, tôi mới chấm dứt hành động “sai trái” đó. Ồ, Thật lạ! Mẹ mình là người đã nói điều này cách nay rất lâu, tại sao bây giờ mình mới tin? Đâu phải mẹ là người xấu hay có ý hãm hại mình, ơ, tại sao mình lại không tin vậy ta?

Thực chất, chính vì sự trải nghiệm tác hại của việc ăn kẹo đêm mà tôi mới có niềm tin sâu sắc vào lời dạy của mẹ mình năm nảo năm nao. Ngày đó, không chỉ viên kẹo, cái bánh mà đồ chơi, điện tử v.v… đều là những cảnh “khả ý” đối với tụi con nít. Cũng chẳng cần khuyên nhủ hay đe dọa, lớn lên bỗng nhiên ta rũ sạch hết những cái thích đó (mà chuyển sang thích nhiều cái khác “độc địa” hơn).

Chúng ta thường hay dính mắc vào những cái thích mang tính thỏa mãn. Đó cũng là xu hướng được huân tập từ trong quá khứ; dẫn đến niềm tin cũng sai khác và đa dạng. Hình như, sở thích dẫn đường cho niềm tin thì phải?

Tin đúng là thành quả qua quá trình trải nghiệm thiện – vui, ác – buồn, còn tin sai thì ngược lại: trong cái khổ mà vẫn lao đầu vào vì tin là nó vui. Biết bao tai nạn, thảm cảnh cũng đi từ niềm tin sai lệch.

Niềm tin thì ai cũng có, không ít thì nhiều. Quan trọng là ta biết đặt nó đúng chỗ để mang lại lợi lạc cho mình và cho người hay không, và cái lợi này tất nhiên là hợp với cái thiện, cái lành. Tin vào điều trong sạch thì tâm ta thoải mái, thơ thới. Tin vào gì đó giáo điều, hệ lụy thì nặng nề tâm lý vô cùng. Nhân quả rõ ràng ngay nơi thiện ác cho quả vui buồn theo sau.

Căn bản thiện nghiệp là vô tham, vô sân, vô si. Trong Mi Tiên vấn đáp, “Hành tướng của Tín” được nói đến như sau:

“Tín phát sanh trong tâm rồi thì nó như cái màng chắn các bụi bặm phiền não, không cho lan vào. Các bụi bặm phiền não ấy thường dấy sinh từ năm pháp cái; tức là năm pháp che lấp, ấy là hôn trầm thụy miên, buông lung phóng dật, sân, dục và nghi. Nhờ vậy, tâm được yên lặng, trong sạch.

Người có Tín luôn luôn hướng theo thiện pháp mà đi tới, tự sách tấn mà vượt qua, vượt lên mãi. Như thấy người đắc quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A-na-hàm, A-la-hán ... người có Tín thường nhắc nhở tâm mình làm sao để chạy theo các đạo quả ấy, cố gắng cho đến lúc giác ngộ, giải thoát mới thôi”.

Qua đoạn hội thoại trên của vua Mi-lan-đà (Milinda) và ngài Na-tiên (Nāgasena), chúng ta đã rõ được về công năng của Tín (niềm tin). Đức Phật dạy rằng Tín là một trong bảy tài sản của một người tu học Phật pháp. Kinh Hoa Nghiêm (Avataṃsaka sūtra): “Niềm tin là mẹ sinh ra các công đức”.

Hướng đến vô lậu, tin vào con đường hướng đến vô lậu (Bát chánh đạo) thì liền an vui, như bài kệ Pháp cú phẩm Phật đà (kệ 190 đến 192):

“Ai quy y Ðức Phật,

Chánh pháp và chư tăng,

Ai dùng chánh tri kiến,

Thấy được bốn Thánh đế.

Thấy khổ và khổ tập,

Thấy sự khổ vượt qua,

Thấy đường Thánh tám ngành,

Ðưa đến khổ não tận.

Thật quy y an ổn,

Thật quy y tối thượng,

Có quy y như vậy,

Mới thoát mọi khổ đau.”

Đây mới quả là niềm tin tối thượng vượt thoát luân hồi: Tin Tam bảo luôn hiện diện nơi mình!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm