Niết bàn là duy nhất an lạc hay có lẫn sự khổ?
Những người tu hành để tìm kiếm Niết bàn như Đại đức, không biết bao nhiêu là khổ thân và khổ tâm. Nói cách khác, đi cũng ráng giữ đề mục thiền, đứng cũng không dám lơ là đề mục thiền, ngồi cũng phải chăm chăm đề mục thiền, nằm cũng không dám quên đề mục thiền. Thế không khổ thân là gì?
Thưa đại đức! Niết bàn là duy nhất an lạc hay có lẫn sự khổ?
- Sao lại khổ được, đại vương hỏi chi lạ lùng!
- Thưa, không lạ lùng mà là sự thật. Đại đức không thấy sao? Những người tu hành để tìm kiếm Niết bàn như đại đức, không biết bao nhiêu là khổ thân và khổ tâm. Này nhé! Thứ nhất là hành thân cho khổ. Đi đứng nằm ngồi đều phải tỉnh thức, chánh niệm. Nói cách khác, đi cũng ráng giữ đề mục thiền, đứng cũng không dám lơ là đề mục thiền, ngồi cũng phải chăm chăm đề mục thiền, nằm cũng không dám quên đề mục thiền. Thế không khổ thân là gì?
Thứ hai, nói rộng ra một tí - là ăn cũng phải quán tưởng từ miếng một, uống nước cũng phải quán tưởng từng hớp. Thế nhưng, có dám ăn no đâu, sợ Phật quở. Ngủ cũng thế, ngủ chỉ được chút ít thôi, chẳng no mắt. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều được xiềng xích cột chặt, không cho sờ đụng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp! Cái ấy gọi là sống à? Có chút vui nào đâu hay chỉ là khổ thôi? Rồi còn bỏ cha me, thân quyến, bạn bè; đi xin ăn chỗ này, chỗ kia, mặc y vải bó tử thi, vào rừng, vào nghĩa địa hoang vắng để sống cô độc hiu quạnh một mình. Thế chưa đủ gọi là khổ sao?
Đại đức Na tiên trầm tĩnh nói:
- Đại vương cứ tiếp tục cho.
- Vâng! Những người trên thế gian này họ đâu dại gì mà chịu khổ như thế, họ sống vui thích, sướng khoái là khác. Đại đức hãy nghe đây:
Thứ nhất, họ ở nhà cao cửa rộng, trang trí vật dụng bằng vàng, bằng bạc, tất cả tiện nghi thứ gì cũng thích mắt. Họ chọn vợ đẹp, nàng hầu xinh xắn, mủm mỉm dễ thương. Họ sống khoái lạc, thỏa mãn trong thế giới sắc tướng đầy quyến rủ ấy.
Tại sao nhập Niết bàn lại có hiện tượng phi thường?
Thứ hai, họ đắm chìm, mê man trong thế giới đàn ca xướng hát, âm thanh trầm bỗng, dìu dặt mê ly như đưa hồn người vào cõi hoan lạc của thiên đường.
Thứ ba, họ ướp trầm, xông hương, trăm loại hoa hương tỏa ngát đêm ngày, những hương liệu nồng nàn được tỏa ra từ các loại chiên đàn, già la; từ mái tóc, áo quần, từ da thịt nõn nà; từ bột hương, nhụy hương, từ khăn thơm, chăn màn, gối, đệm v.v... Đâu đâu cũng thơm mê ly như đưa con người vào cõi hương bồng bềnh, vi diệu.
Thứ tư, họ còn thụ hưởng bao nhiêu thứ ngon vật lạ, sơn hào hải vị, của cây cỏ, sông hồ! Biết bao nhiêu là vị béo bùi, bỗ dưỡng, ngọt thanh cao, cay dễ chịu, nồng váng vất say, ngon trôi vào cổ họng v.v...
Thứ năm, họ thụ hưởng biết bao nhiêu là xúc chạm vừa lòng, êm ái từ thân thể nữ nhân; từ gối, nệm, từ chỗ ngồi, chỗ nằm, từ kiệu xe nhún nhẩy, mịn màng, mượt như tơ, láng như ngọc chuốt v.v...
Tất cả năm loại dục ấy họ đều thỏa mãn no đủ, khoái lạc. Còn ý dục của họ luôn nghĩ đến năm loại thỏa thích sung sướng kia! Ồ! Sống như vậy mới sống chứ?
Còn các ngài thì sao nhỉ? Các ngài muốn Niết bàn đâu phải dễ dàng gì. Cả sáu loại dục ở trên các ngài thèm lắm, muốn lắm - nhưng vì tu hành là cao thượng nên các ngài cắn răng, bịt mắt giả vờ không ngó tới. Nhưng nội tâm của các ngài thì sao nhỉ? Tâm các ngài như lửa đốt, lòng các ngài bứt rứt, khó chịu! Vậy cũng đúng thôi. Các ngài tự rào bít mình lại, tự làm cho khô héo sự sống, tự cắt đi mạch tiến hóa tự nhiên của trời đất, của chúng sanh có thức giác hữu tình! Ôi thật đúng làm sao khi kẻ ngoại đạo tên là Màgandiya đã chê trách Đức Bổn Sư và giáo hội rằng:"Đấy là một tôn giáo không thỏa hiệp với sự sống, cắt đứt dòng tiến hóa."
Lời phê phán ấy quả là không ngoa, thưa đại đức! Niết bàn của quí ngài không thấy an lạc đâu mà chỉ thấy đi ngược dòng đời, đâm đầu vào sự khổ, xa lìa các niềm vui trên trần thế!
Sau câu hỏi ấy mọi người đều im lặng. Đại đức Na tiên tự nghĩ: "Đức vua minh triết này, có lẽ vì lợi ích cho phần đông, vì muốn lợi lạc cho các thế hệ học Phật mai sau - mới đặt những câu hỏi ngớ ngẩn cùng với những lý lẽ sặc mùi tục lụy như thế! Bản thân của đức vua vốn biết sự nguy hiểm của ngũ dục, ở đó vui ít khổ nhiều, tối tăm, uế trược, chỉ để dành cho hạng chúng sanh ngu si, thiểu trí, hạ liệt! Âu ta cũng vì phương tiện, vì tấm lòng bao la như trời biển của đức vua mà thuyết giảng cho rành rẽ ngọn ngành vậy!"
Nghĩ thế xong, đại đức Na-tiên bèn nói:
- Tâu đại vương! Những điều mà đại vương nói, ví như nói rằng: Đạo giác ngộ đi ngược dòng đời, sống phải thu thúc lục căn, chánh niệm trong từng bước đi, hơi thở, quán tưởng tứ vật dụng; đi đứng ngồi nằm đều chú tâm vào đề mục thiền; ít ngủ, ít ăn, sống hạnh khất thực, ở nghĩa địa cội cây, rừng v..v... đều hoàn toàn đúng với sự thật. Tuy nhiên, Niết bàn là một cái gì đó ở ngoài, ở xa dự niệm phác tưởng của đại vương! Nói Niết bàn là an lạc chỉ là cách nói cho người trần thế dễ lãnh hội, chứ nó đâu có phải là thế. Sự tìm kiếm Niết bàn cũng phải trải qua công phu hành trì, tinh cần, nỗ lực ngày đêm... Dĩ nhiên phải gian lao, vất vả; quả thật là khổ vậy. Đại vương nói không sai. Tuy nhiên, tầm cầu là khác, lên đường là khác - nhưng chứng đạt Niết bàn, an trú Niết bàn lại hoàn toàn khác nữa, tâu đại vương!
- Xin đại đức giảng cho nghe.
- Tâu, vâng! Chỉ lấy đại vương làm thí dụ thôi. Hiện tại, đại vương đang làm vua, ngôi vị ấy có đem đến an vui, hạnh phúc cho đại vương chăng?
- Phải nói là hạnh phúc tuyệt vời!
- Chắc có lẫn sự khổ chứ?
- Vâng, có khổ là khi quân thù đem quân xâm lược, chém giết dân chúng, đốt phá xóm làng, cướp bóc của cải, tài sản của mọi người ở vùng biên địa. Thế là phải kêu gọi thanh niên trai tráng đầu quân, bỏ vợ, bỏ con lên đường tòng chinh chiến đấu.
Chiến tranh thì có khi thắng, khi bại; nhưng thắng hay bại đều hao binh tổn tướng, máu xương phơi đầy núi, đầy sông. Ồ! Khổ thì quả thật là khổ đấy, nhưng khi thái bình an lạc thì khác rồi, thưa đại đức!
- Ý đại vương nói là khi quốc độ nguy vong, không những muôn dân đều khổ mà chính đức vua cũng phải hao tổn tâm cơ, ngày đêm nhăn trán, nhíu mày tìm phương kế đối phó...
- Vâng.
- Và khi xung quanh không còn kẻ thù quấy nhiễu nữa thì đại vương hoàn toàn sung sướng, hạnh phúc?
- Chính thế!
- Thế thì con đường tìm kiếm, cần cầu Niết bàn vô thượng cũng phải trải qua, vượt qua gian khổ; phải đánh bại tất cả thù địch, ma quân cả bên trong, bên ngoài chứ nào khác gì? Vậy, có những vị tỳ khưu sống đời thu thúc lục căn, ít ngủ, ít ăn, chấp nhận đời sống bần hàn vô sản; tinh cần chỉ tịnh, quán minh, xa lìa ngủ dục thấp hèn - cũng nhằm đến mục đích an lạc như ngôi vua chí tôn của ngài vậy - thì sự khổ ấy cũng thường tình, như là một cái gì tất yếu vậy, phải thế không đại vương?
- Có lý lắm.
- Một người muốn học nghề thành tài để sau này khả dĩ nuôi sống được vợ con - thì hắn phải lập tâm, lập hạnh như thế nào, hở đại vương?
- Tâm phải kiên trì, kiên quyết; hạnh phải hiền thục, ngoan ngoãn, dễ dạy. Ngoài ra còn phải biết tôn sư trọng đạo, phải biết lễ nghĩa, hầu hạ thầy. Những việc lặt vặt như nấu trà nước, nấu nước tắm, tăm xỉa răng và nước súc miệng, đấm bóp chân tay cho thầy v..v...cũng phải quan tâm chăm sóc cho chu đáo. Khi học, khi thực hành phải chú tâm quan sát lắng nghe v.v...Nói tóm lại, là muốn thành tài, cũng phải biết chịu đựng và vượt qua rất nhiều gian khổ vậy.
- Niết bàn là cái tối thượng, hy sinh chút ít, chịu khổ chút ít, để đem đến cho mình một thứ hạnh phúc ngoài thời gian, vô điều kiện - thì sự đánh đổi ấy quá rẻ, tâu đại vương!
- Vâng!
- Lập ngôn của đại vương: "Niết bàn lẫn lộn sự khổ" không đứng vững được rồi!
Đức vua Mi-lan-đà cất tiếng cười sảng khoái:
- Đứng còn không được thì lấy đâu mà vững, đại đức? Đại đức Na tiên cũng cười vui.
Trích Kinh Mi Tiên Vấn Đáp.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ
Kiến thức 16:17 23/12/2024Phật tử thực tập pháp môn tu Tịnh thì niệm Phật khi nào đạt chánh niệm, hoặc tu từ một đến 03 năm, có thể phát tâm gia hạnh thêm một vài pháp môn khác như là Mật, hay Thiền, chừng đó tâm không bị rối loạn.
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Xem thêm