Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 31/05/2023, 14:35 PM

Nỗi ám ảnh, day dứt của một nữ y tá từng làm công việc phá thai

Tôi năm nay 29 tuổi, là một y tá, hiện đang thất nghiệp nhưng chưa bao giờ tôi thấy việc từ bỏ công việc của mình đang làm lại đúng đắn đến như thế. Dưới đây là một câu chuyện có lẽ sẽ ám ảnh cả cuộc đời tôi năm tôi 25 tuổi.

Sau khi học xong tôi được nhận vào làm việc trong một bệnh viện tại Hà Nội. Sau này, nghỉ làm trong bệnh viện tôi xin làm tư tại một phòng khám sản gần đó. Mỗi ngày không biết có bao nhiêu bệnh nhân tới khám, già có, trẻ có, học sinh có, sinh viên có... Tôi đã tiếp xúc với bao nhiêu người ở đây, chính tôi còn ko thể nhớ nổi nữa.

Mức lương tôi được trả ở phòng khám tư cũng chỉ đủ ăn, nhưng những thứ tôi chứng kiến hàng ngày đã khiến tôi day dứt và có lẽ sẽ ám ảnh cả cuộc đời.

Quả báo phá thai của cô gái trẻ khiến người khác rùng mình

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Những ngày đầu tiên đi làm, dù trước đây tôi đã được học và thực hành nhiều nhưng khi chứng kiến thực tế những ca nạo hút thai từ chính những người mẹ, vì một lý do nào đó phải bỏ sinh linh bé nhỏ trong người mình, vì lựa chọn giới tính hay vì lỡ không phòng tránh,... tôi đã bị ám ảnh và sợ hãi lắm!

Dù mỗi lần thực hiện một ca bỏ thai nào đó, bác sĩ đều thắp nhang trước nhưng tôi vẫn cực kỳ mất bình tĩnh. Tay chân tôi không kiểm soát được.

Những ngày sau ấy, tôi phải cố gắng quen dần với công việc của mình nhưng tôi không chịu nổi. Tôi không thể nào quen được, nhất là những ca đặc biệt từ những hoàn cảnh đặc biệt.

Ca đầu là khi một em học sinh cỡ tầm chưa hết cấp 3, tới phòng khám khi thai đã 19 tuần. Cô bé ấy còn không biết là mình đã có thai mà cứ nghĩ do mình béo. Sau khi thăm khám, bác sĩ hỏi e suy nghĩ kỹ đi, em ấy lạnh lùng trả lời: "Cô làm cho cháu đi đừng hỏi nhiều".

Tôi ám ảnh tới nỗi không còn dám nhìn khi thấy một hình ảnh sinh linh đã thành hình được lấy từ người mẹ ra và sinh linh ấy đã không còn nguyên vẹn...Tôi đã khóc rất nhiều và mang em bé bị bỏ ấy cho "Hội bảo vệ sự sống" để mọi người chôn cất em. Còn mẹ em, cô bé chưa học hết cấp 3 đó thì lạnh lùng, thậm chí không thèm nhìn lại con lấy một lần.

Lúc mang em bé đi, tôi đã phải xin nghỉ tận một tuần vì ám ảnh. Tôi muốn bỏ công việc này ngay lập tức nhưng nghĩ lại tôi còn mẹ, còn em, tôi không thể bỏ việc, cũng không thể không kiếm tiền vì trăm thứ phải lo...

Sau một tuần nghỉ làm, tôi lại tiếp tục quay lại công việc, ngoài làm y tá, tôi nhận thêm cả việc gói gém các em bé bị bỏ cho gọn gàng thay vì bị vứt bỏ như trước đây, để cho hội thiện nguyện đến mang các em đi an táng. Dù muốn hay không điều đó cũng vẫn xảy ra mỗi ngày mỗi giờ.

Có những lần tôi đã khuyên được mẹ các em giữ con của mình rồi nhờ sự trợ giúp của các đơn vị tình nguyện mà các sinh linh bé nhỏ được chào đời. Sau đó em bé sẽ được các tổ chức thiện nguyện đón đi .

Thời gian trôi đi, tôi đã theo công việc này được bốn năm. Vào một ngày mùa đông rét mướt, giữa cơn dịch bệnh covid, có một cô gái 19 tuổi vào phòng khám xin bỏ thai khi thai đã gần 30 tuần tuổi. Em cầu xin bác sĩ cho em được bỏ thai bằng mọi cách. Em khóc lóc, năn nỉ nói em không còn bố mẹ, đang ở với ông bà. Em Không có khả năng nuôi con. Nghe xong, bác sĩ nói như thế này:

"Với trường hợp này chỉ có khả năng cho sinh non, vì thai đã quá lớn rồi!

Tôi nghe xong, vô cùng sợ hãi quay sang khuyên em ấy là để sinh xong rồi em gửi con cho người ta nuôi nhưng em nhất quyết không nghe. Hôm đó, tôi tự nhủ phải bằng mọi cách để cứu lấy đứa bé.

Khi em bé được kích sinh non ra đời, tôi đã xin bác sĩ đưa em lên bệnh viện để cấp cứu, bác sĩ đồng ý. Ôm đứa bé đến bệnh viện tôi khai rằng mẹ bé sinh non, may mắn thay bé cứu được. Còn mẹ em đã bỏ đi ngay sau khi bỏ em.

Ròng rã sáu tháng liền tôi ở viện để chăm bé. Chăm sóc một bé sinh non khó khăn, tốn kém hơn nhiều một em bé được sinh đủ ngày đủ ngày. Tôi định khi em ổn định sẽ gửi vào chùa hoặc tổ chức từ thiện nào đó. Nhưng ngày ngày chăm em, một bé gái hồng hào, khoẻ mạnh, đáng yêu bị chính người mẹ của mình từ bỏ, em đã kiên cường giành giật sự sống cho mình và từng ngày lớn lên, tôi đã xin nghỉ việc và nhận nuôi bé luôn. Tôi đã làm mẹ bất đắc dĩ ở tuổi 29, thất nghiệp nhưng chưa bao giờ tôi thấy việc mình nghỉ làm và cứu sống một ai đó không cùng huyết thống với mình là sai.

Sau khi hoàn tất các giấy tờ, thủ tục, tôi đã cùng con về quê sống. Những điều tôi làm chỉ mong được bù đắp vào việc chăm sóc con nuôi của tôi. Một sự sống chút nữa bị tước đi vì sự vô trách nhiệm của ba mẹ mình.

Cho đến tận bây giờ, sau khi đã nghỉ làm công việc đó, sau khi hai mẹ con tôi đã về quê sống những tháng ngày yên bình thì tôi vẫn không thể quên được những ngày tháng ám ảnh đó, tôi phải làm sao đây?

Một người nữ phá thai, liệu cuộc sống có an ổn được không?

Nguồn: Phòng Thú Tội.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Phật giáo và người trẻ 10:19 26/04/2024

Đây là chủ đề khóa tu "Xuất gia gieo duyên" tổ chức tại thiền viện Phước Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai), với sự tham gia của 117 thiện tín, Phật tử phát tâm trải nghiệm đời sống tu sĩ trong thời gian ngắn.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Xem thêm