Một người nữ phá thai, liệu cuộc sống có an ổn được không?
Nếu một người nữ phá thai, đứa bé đã chết ấy và những người oan trái đã chết khác của cô ta sẽ luôn đi theo cô ta. Liệu những chúng sinh ấy có đi theo cô ta cả ngày cả đêm để chờ cơ hội trả thù không?
Nếu một người nữ phá thai, đứa bé đã chết ấy và những người oan trái đã chết khác của cô ta sẽ luôn đi theo cô ta. Họ sẽ khiến công việc làm ăn của cô ta thất bại, gia đình xào xáo, hay có khi làm cô ta ốm đau hay mắc chứng ung thư nữa. Liệu những chúng sinh ấy có đi theo cô ta cả ngày cả đêm để chờ cơ hội trả thù không?
Khi phá thai thì hình dạng thai nhi trong cõi vô hình như thế nào?
Đáp:
Đức Phật nói rằng: Có nhiều đứa bé chết trong bào thai hơn là những đứa bé được sinh ra an toàn. Khi một đứa bé chết trong bào thai, nó sẽ tái sanh vào 1 trong 5 sanh thú tuỳ theo nghiệp đã chín mùi vào sát-na cận tử của nó.
Nếu nó tái sanh vào cõi địa ngục, cõi súc sinh, cõi người hay cõi Chư Thiên, nó không thể đi theo người mẹ kiếp trước của nó.
Nếu nó tái sanh làm ngạ quỷ (peta), rất có thể nó sẽ phải cảm thọ khổ đau mãnh liệt, và cũng không thể đi theo người mẹ kiếp trước của nó được. Chỉ có một loại ngạ quỷ có thể đi theo người mẹ kiếp trước của nó, nhưng rất khó xác định được đứa bé đã chết nào sẽ đi theo như vậy. Nếu ngạ quỷ ở loanh quanh chỗ của người mẹ kiếp trước của nó, nó không thể làm hại nghiêm trọng đến cô ta được. Những gì nó có thể làm là chỉ làm cho cô ta sợ hãi như tạo ra mùi xú uế… Như vậy cô ta không nên lo sợ về việc đó.
Điều cô ta cần phải biết là cô ta đã tạo một nghiệp xấu, bởi vì phá thai là giết chết một con người. Nếu nghiệp này chín mùi vào sát-na cận tử của cô ta, cô ta sẽ bị sanh vào 1 trong 4 khổ cảnh. Tuy nhiên, sẽ là vô ích nếu cô ta khóc than cho việc đã làm, bởi vì những gì đã làm kể như xong rồi, không người nào có thể xoá bỏ được một nghiệp đã làm cả.
Những gì cô ta nên làm là tránh lập lại nghiệp xấu ấy. Nếu cô ta có thể tránh hết được mọi nghiệp xấu và chỉ tạo những nghiệp tốt, điều đó sẽ tốt hơn. Chẳng hạn, cô ta thực hiện việc bố thí, thọ trì giới, hoặc thực hành thiền Chỉ hay thiền Minh sát (Vipassana) được thì còn tốt hơn nữa. Nếu một trong những thiện nghiệp này chín mùi vào sát-na cận tử của cô ta, cô ta sẽ tái sanh vào một sanh thú an vui.
Nếu cô ta có thể đắc đạo quả Nhập lưu, chắc chắn cô ta sẽ không bị tái sanh vào bất cứ khổ cảnh nào trong các kiếp sống tương lai nữa. Việc đắc đạo quả vẫn là điều khả dĩ đối với cô ta, bao lâu cô ta chưa phạm vào 1 trong 5 trọng nghiệp ( giết cha, giết mẹ, giết một vị A-la-hán, làm cho Đức Phật chảy máu và chia rẽ trong Tăng chúng). Một điển hình ở đây là Tôn giả Angulimala (Vô Não). Ngài đã giết rất nhiều người khi còn là một người tại gia, nhưng Ngài vẫn có thể đạt đến A-la-hán Thánh Quả sau khi trở thành một vị Tỳ Kheo.
Như vậy người mẹ trước do không hiểu biết đã phá thai cũng không nên lo lắng về điều ấy, bởi vì sự lo lắng, hối hận không giúp cải thiện được cuộc sống của cô ta. Thay vào đó, cô ta nên tận dụng quãng đời còn lại của mình để làm điều thiện.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm