Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 27/12/2023, 13:20 PM

Nội dung Tiêu tai Cát tường Thần chú

Kinh này chép rằng: Bấy giờ Phật ở tại cõi trời Tịnh Cư. Ngài bảo các Vì sao Tu, Sao Diệu....28 tinh tú, 12 cung thần và các vị thiên chúng lưu hành giữa hư không, Phật dẫn tích dạy rằng:

btn-0227-6076

Ta nay nhắc nói đức Phật Ta La Vương Như Lai đã thuyết rõ ra một thần chú Xí Thịnh Quảng Ðại Uy Ðức Đà La Ni là phương pháp để giải tai nạn phàm là tại nơi thủ đô, đến ngoài ranh cõi mà có 5 ngôi sao xâm lăng; Sao La Hầu, sao Nhuế, sao Bột, Sao Yêu, nó chiếu đến chỗ sở thuộc của người là các ngôi sao nơi sao cung bản mạng; hoặc nó chiếu đến chỗ đế tọa, và các khu vực ngoài đồng nội, sẽ gây nên mọi điều chướng ngại, tai hại chi, cũng đều trừ diệt liền, nếu nhân chúng mỗi địa phương ấy, đồng tuân y đúng pháp lập chương trình kỳ hạn để niệm một trăm tám biến thần chú này.

Nẵng mồ tam mãn đa, Mẫu đà nẫm, A bát ra để, Hạ đa xá ta nẵng nẫm, Đát điệt tha. Án, khư khư, khư hứ, khư hứ, hồng hồng, Nhập phạ ra, nhập phạ ra, Bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, Để sắc sá, để sắc sá, Sắc trí rị, Ta phấn tra, ta phấn tra, Phiến để ca, Thất rị duệ, Ta phạ hạ.

Ðã từ nơi tâm với tai, lại cũng từ nơi tâm diệt tai, nên nói tiêu tai. Bởi chỗ tạo nghiệp từ đời trước, nên nay cảm chịu lấy nghĩa là các điều thống khổ nó tập trung nơi cái thân tâm đây, nên nó là tai. Nghiệp chướng đã thanh tịnh rồi, sự ấy được vui mừng nơi tâm, nên nói là cát tường.

Người mà tu trì pháp thần chú đây, tâm phải đủ ba phép Quán: lấy phép Không quán để tiêu tai; dùng phép Giả Quán để hội sự cát tường mà không hay. Giả gì cũng đều chỉ là một niệm vì tai thì tiêu, cát thì đến, đồng gọi là pháp giới tánh, đây tức là Trung Quán. Hễ tâm mê thì cát tức là tai, còn tâm Ngộ thì tai tức là cát. Nghĩa là tâm còn hôn mê thì, dầu là điều cát tường cũng thành ra tai hại! Tâm đã giác ngộ rồi, vì dầu tai hại cũng hóa thành cát tường!

Với lẽ Tam quán, đem tâm so xét đã như thế, thì với Tứ giáo. Lục tức cũng có thể đem tâm so xét được cả, nếu để ý nghĩ rộng thì đặng rõ thấy.

Trích ở trong kinh Tiêu tai kiết tường nơi hàm chữ “Chi” trong Kinh ra

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Giá trị thực tiễn của ngôi chùa

Kiến thức 13:15 05/05/2024

Hơn 2000 năm nay, thực tế đã chứng minh ngôi chùa ở Việt Nam không chỉ là biểu hiện cụ thể của kiến trúc Phật giáo mà còn gắn liền với hồn cốt, văn hóa dân tộc, là nơi truyền bá tư tưởng đạo đức, phản ánh phong tục, tập quán, nếp sống tinh thần của người dân qua từng giai đoạn lịch sử.

Đem lại hạnh phúc cho chư thiên và loài người

Kiến thức 10:37 05/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, dạy các Tỷ kheo: Một người, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời, đem lại hạnh phúc và an lạc cho số đông, vì lợi ích, vì hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh đẳng giác.

Bất diệt trong sinh diệt

Kiến thức 09:20 05/05/2024

Đạo Phật, trái lại, lại phát huy cho ta thấy trong cái thân thể sinh diệt vô thường có cái bản tánh vô thượng bất sinh diệt. Đạo Phật đã phát huy bản tánh ấy bằng cách căn cứ ngay với giác quan thô cạn chứ không xa xôi đâu khác.

Suy ngẫm lời Phật dạy: Học rộng, mến đạo, chưa chắc hiểu đạo

Kiến thức 08:14 05/05/2024

Lời Phật dạy 'Học rộng, mến đạo, chưa chắc hiểu được đạo. Muốn hiểu đạo, phải có ý chí sống thực với đạo, thì đạo lực càng lớn mạnh' mang ý nghĩa sâu sắc về con đường tu hành và giác ngộ.

Xem thêm