Người Phật tử đeo thần chú Lăng nghiêm mọi lúc, mọi nơi được không?
Tôi hiện đang đeo thần chú Lăng nghiêm trong người. Tôi nghe có người nói, đeo thần chú này là hễ vào nhà tiêu, nhà tắm thì phải tháo ra. Nhưng cũng có vị nói là chỉ khi đi tắm mới phải tháo ra còn khi đi vệ sinh thì vẫn đeo bình thường.
Đáp:
Hiện nay, các Phật tử thường đeo thần chú Lăng Nghiêm được gấp nhỏ và ép nhựa cứng, phổ biến ở hai dạng: Một là nguyên văn cả năm đệ của thần chú Lăng Nghiêm, hai là câu “Nam-mô Đại Phật đảnh ma-ha-tất-đát-đa-bát-đát-ra” (ảnh), tức tinh túy hay chóp đỉnh của năm đệ thần chú này.
Chúng tôi nghĩ rằng, lời khuyên khi đi tắm phải tháo thần chú ra khỏi người, đơn giản là tránh bị ướt hay thấm nước (do thần chú được ép nhựa nên không chắc chắn lắm). Còn khuyến cáo khi vào nhà vệ sinh phải tháo thần chú ra là vì sợ kinh chú (hay tượng Phật) bị “uế”, sẽ thất kính đối với Tam bảo.
Là những người con Phật, kính trọng Tam bảo là điều tối cần. Nhưng cứ mỗi lần vào nhà vệ sinh lại phải tháo thần chú (hay tượng Phật) ra khỏi người thì thật bất tiện và gần như không ai có thể thực hiện chu toàn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vả lại, nếu bình tâm quán sát thì đâu cần vào nhà vệ sinh mới “uế”, khi đeo thần chú lên người dù ta có sạch sẽ cách mấy cũng “uế” như thường, vì Đức Phật đã dạy thân thể là túi da bao bọc các vật nhơ uế bên trong.
Do vậy thiết nghĩ, trừ khi với tâm xấu ác cố tình làm dơ uế thần chú và tượng Phật thì mới đắc tội. Còn trong đời sống hàng ngày, với tinh thần phương tiện, người Phật tử có thể đeo thần chú, tượng Phật trên người trong mọi lúc, mọi nơi.
Công đức và lợi lạc trì tụng Chú Lăng Nghiêm 7 biến mỗi ngày
Theo Giác Ngộ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Xem thêm