Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 17/06/2020, 08:40 AM

Nỗi lòng người mẹ và tình thương của người thầy xứ Nghệ

Công cuộc đồng hành cùng con còn kéo dài, không phải vài ngày, vài tháng, mà đằng đẵng cả năm trời, người mẹ ấy đã đi qua quá nửa đời người rồi. Nhưng chị vẫn còn có quyền được hy vọng với một tương lai tươi sáng hơn cho cả chị và đứa con kém may mắn của mình.

 Tiến sĩ Phan Quốc Việt và phương pháp dạy trẻ tự kỷ theo Phật giáo

Cho con gánh mẹ một lần

Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con

Cho con gánh mẹ đầu non

Cả đời mẹ đã gánh con biển trời....

Hai chị em ngồi dưới tán cây nhãn, dưới cái nắng đổ lửa của tháng 6, từng câu từng chữ trong bài hát ngân lên, chị nói: “Giá chi con hấn biết, hấn khun, hấn tự lo được cho hấn là mềnh mừng”. Chị cười, trong ánh mắt khắc khổ ấy, có lo âu nhưng cũng tràn đầy hy vọng của người mẹ đang tìm lại cuộc đời cho con. Một cuộc đời đúng nghĩa hơn..

Anh là con trưởng, chị sinh đứa đầu là gái, 8 năm sau, niềm vui ngập tràn trong ngôi nhà nhỏ, chị đẻ được thằng con trai, xinh xắn, bụ bẫm. Ai cụng mừng cho anh chị đủ nếp đủ tẻ, dừ chỉ lo mần ăn nữa là “hẳn”.

TS Phan Quốc Việt 'tâm khởi, trùng trùng duyên khởi' với trẻ tự kỷ

Rồi khi hấn được 3 tuổi, chị thấy hấn chậm hơn các bạn đồng trang lứa, hấn vẫn chưa nói được. Ba cha con mệ con đi ra bệnh viện nhi trung ương. Tại đây, bác sỹ có chẩn đoán con bị “Rối loạn phổ tự kỷ, tăng động” và khuyên ở lại can thiệp hoặc đưa về học hòa nhập ở trường mầm non. Tại thời điểm ấy, với anh và chị, Tự kỷ là điều rất mơ hồ, chị không biết, cũng không tưởng tượng ra được, đó là hội chứng sẽ theo con chị cả cuộc đời. Rồi chị phát hiện ra mình bị khớp, không đi lại được, phải nằm hoàn toàn ở bệnh viện Bạch Mai nửa tháng trời, con phải gửi về nhờ bà ngoại chăm sóc. Anh ở ngoài ni chăm chị, ròng rã 3 năm trời, Hà Tĩnh – Hà Nội, cứ đi đi về về như rứa.

Khi hấn lên 4 tuổi, hấn bắt đầu bập bẹ, gọi mẹ, gọi bà, mọi người thấy mừng, chị thì mừng không kể xiết. Ai cũng nghĩ, hấn chỉ chậm nói thôi. Nhưng khi vô học lớp 1 (anh chị đã cho con học chậm 2 năm so với các bạn), các hành vi cuả con mới bắt đầu biểu hiện rõ rệt, cháu không cho các bạn học, đi lại tự do trong lớp. Khi nớ, học được 1 tháng thì thầy hiệu trưởng mới gọi chị lên, khuyên chị nên tìm trường chuyên biệt để can thiệp cho con.

Nghe người giới thiệu, chị đưa con vô bệnh viện y học dân tộc cổ truyền ở thành phố Hà Tĩnh, cách nhà 45km. Ròng rã, hai mẹ con bắt xe buýt đi can thiệp suốt 7, 8 tháng trời. Công đi lại vất vả không buồn bằng con không thấy chuyển biến. Còn nước còn tát, nghe người ta mách trường khuyết tật bên công giáo, hai mẹ con lại lặn lội, ngày ngày 40 cây số, giờ con vào học thì mẹ tranh thủ lặt ve chai.

Cũng kiên trì cùng con cả năm trời. Trên lớp, con được cô can thiệp, cũng có làm được các bài tập, về đến nhà, chữ cô trả cho cô, con lại bướng bỉnh, cha mẹ không tài nào nói được. Nhưng trái tim người mẹ mà, có bao giờ thôi thổn thức vì con. Tháng 2 năm 2019, nghe theo người quen, hai mẹ con bắt xe buýt ra Hà Nội lần nữa, chỉ báo với người nhà, đi tìm trường cho con. Hành trang vẹn là mấy trăm bạc, ý chí và tình yêu của mẹ.

Cổ tích thời ghen covi: Trẻ tự kỷ học online

Tại thời điểm đó, chị nghĩ, do trường nội trú, nên chị sẽ gửi con lại, còn mình đi làm giúp việc để trang trải, rồi 1 tháng thì vào thăm con một lần. Chị lo, và thương con vô hạn. Chị vào gặp thầy hiệu trưởng, trời ơi, không hề giống như chị tưởng, trước mặt chị không phải là người thầy quần áo sơ vin “lộng gió”, không đeo kính, không ngồi bàn giấy như thường lệ. Thầy chỉ đơn giản với bộ đồ nâu sồng, trong căn phòng làm việc chừng mười mấy mét vuông, bộ sô pha cũng để dùng làm giường ngủ.

Thấy chị đến, thầy nói rặt tiếng Nghệ mần chị ngã ngửa: “mi dừ đi làm giúp việc thì cụng để kiếm tiền nuôi con, mà choa thì đang thiếu người nấu bếp, hay là mi ở lại đây, nấu cơm cho các cháu, rồi tau nuôi cả hai mẹ con bây”. Lúc nớ, thấy cha ôi sướng, được ở gưn con, lại không phải kiếm công việc nơi đất khách quê người. Người thân, rồi hàng xóm, gọi điện liên tục, hỏi “hai mẹ con bây đi mô? Hay bị bán sang Trung Quốc rồi?” chị chỉ cười nói: “bán sang Trung Quốc cụng được, con khun ra thì đi mô cụng đi”, người mẹ ấy với ước mơ bình dị đến thế.

Chị nói 10 năm qua, chưa lần mô mà chị bưng bát cơm lên mà thoải mái, con ngồi mô, mẹ phải kèm đó, không thì hấn chạy, hấn phá, hấn nghịch dại.

104124982_3245445155515851_719672276566646452_n

Tôi hỏi, rứa giờ ra đây, cũng được 1 năm rồi, chị thấy cuộc sống hai mẹ con như răng? Vui chơ, con có bạn bè, con hấn biết chào, biết hỏi, biết nhớ mẹ, nhớ bố, nhớ chị và bà “luội”(bà nội). Trước đây, con chị cứ chơi vui vẻ thôi, mẹ ở đâu cũng mặc, đi đâu, làm gì không quan tâm. Có đợt do nhà có việc chị phải về quê gấp, thấy mẹ đi, hấn chạy ra ôm mẹ hỏi: “mẹ Minh, mẹ Minh đi mô rứa”, trên chuyến xe về nhà, chị khóc, chị mừng, mừng cho thằng con chị đã biết hỏi han, biết quan sát, mừng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của hai mẹ con đã có những chuyển biến ban đầu.

Chị chỉ mong xe lăn bánh thật nhanh để chị về khoe với chồng, với bà con hàng xóm, thằng Tâm nhà chị đã tiến bộ thật rồi. Niềm vui không chỉ vì con tiến bộ. Mà cả chị, chị như thành một con người mới, một cuộc sống mới. Chị nói chị sinh năm 1978, rặt nông dân, chỉ dùng điện thoại cục gạch, rứa mà dừ, đi theo con, điện thoại thông minh, rồi email, rồi ghép video, facebook, zalo, lại còn cả tung 3 bóng, đi xe đạp 1 bánh... cái chi cụng thành thạo rồi. Cũng không phải chị lên thành phố, rồi đua đòi chi hết, chị ở với các con ở đây, với một số phụ huynh khác, chăm các con, rồi theo dõi, chụp ảnh, quay video, báo cáo cho các phụ huynh ở xa nắm được tình hình của con trường.

Chánh niệm là phương thuốc chữa bệnh tốt nhất

104028460_3245444738849226_4860543970719785555_o

Chị còn ghé tai tôi vừa nói vừa cười, tau dừ còn biết mua hàng qua mạng nựa rồi, nhiều khi nghị thân mình mà tuỉ, đi mô lại mượn đồ em gái, em dâu, không dám sắm cho mình cây chi cho nên hồn. Bựa trước thấy người ta quảng cáo, tau liều mua một bộ 150 nghìn, chơ mà ship tận 35 nghìn tề. Rồi cười, nụ cười ấy tôi thấy niềm vui long lanh trong mắt chị, tôi thây nụ cười như của cô gái tuổi 15 được ai cho một bộ đồ mới. Tôi ngỏ ý cho chị ít tiền, chị thật thà bảo: chị ở đây, hai mẹ con không mất tiền ăn ở, rồi con được học miễn phí, phần chị, chị được nhà trường trợ cấp thêm 2 triệu đồng mỗi tháng.

Đợt dịch Covid-19 mẹ con chị về quê, ra lại trường, chị có hai triệu, ông hiệu trưởng cho thêm chị 4 triệu, chị mở được một tài khoản, chị chỉ biết là tiêu dùng thông minh, mua chi cụng được hoàn tiền. Chị nói, bữa dừ, có cây nớ, tau đỡ lo hơn, có tiền mua thêm sữa cho con, với bắn thẻ điện thoại cho con chị ở nhà đang học lớp 12.

103978917_3245444968849203_2131868469002832569_o

Hấn học Zoom qua mạng, không có mạng internet không học được. Mấy đứa nhân viên trẻ trong công ty còn đùa với chị: Cô Minh bây giờ thành nhân viên Fintech rồi (Finance technology: Công nghệ tài chính). Có trong mơ chị cũng không bao giờ ngờ, một người như chị, nghĩ sẽ phải nằm liệt giường, chấp nhận số phận với đứa con ngờ nghệch, nay lại vui khỏe, giúp đỡ được các con yếu thế trong xã hội, còn được phụ huynh là các giáo viên, bác sỹ... những người có học thức gọi trìu mến là “cô giáo Minh”, cô của một đàn con đặc biệt.

Chị nghĩ, cái công cuộc đồng hành cùng con còn kéo dài, không phải vài ngày, vài tháng, mà đằng đẵng cả năm trời, chị đi quá nửa đời người rồi. Nhưng ở đây, ít nhất chị còn có quyền được hy vọng, một tương lai tươi sáng hơn cho cả chị và đứa con kém may mắn của mình. Cảm ơn đời, cảm ơn Thầy - người con Nghệ Tĩnh đã cưu mang và giúp đỡ mẹ con chị suốt hơn 1 năm qua.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bệnh nhân đột quỵ chết não hiến tạng cứu 4 người

Gieo mầm thiện 23:05 28/10/2024

Sau 9 ngày các bác sĩ nỗ lực điều trị, bệnh nhân 36 tuổi vẫn không qua khỏi do xuất huyết não nặng, gia đình hiến tạng anh cứu 4 người.

Cảm phục với bếp cơm chay miễn phí của vợ chồng U.90

Gieo mầm thiện 16:00 27/10/2024

Gần 3 năm nay, trên đường Nguyễn Văn Đậu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) xuất hiện một quán cơm chay miễn phí đặc biệt, chủ quán cơm là vợ chồng người miền Tây đã ở cái tuổi xưa nay hiếm với đôi lưng đã còng. 

5 học sinh dũng cảm lao xuống dòng nước chảy xiết cứu sống 2 em nhỏ

Gieo mầm thiện 12:00 25/10/2024

Trước dòng nước chảy xiết, 5 học sinh dũng cảm tại một huyện miền núi Quảng Bình đã cứu sống được 2 em nhỏ đang bị nước cuốn.

Xuyên đêm lấy tạng từ người chết não để hồi sinh cho 4 cuộc đời

Gieo mầm thiện 15:50 24/10/2024

Rạng sáng 24/10, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ phẫu thuật lấy tạng từ người hiến sau khi chết não, ghép 2 thận cho 2 bệnh nhân suy thận. Tim và gan được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để ghép cho 2 người bệnh khác, đánh dấu thành công trong việc tận dụng tạng hiến để cứu sống nhiều bệnh nhân.

Xem thêm