Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 12/04/2020, 16:02 PM

Cổ tích thời ghen covi: Trẻ tự kỷ học online

Trong cuộc đời làm báo của mình, tôi từng thực hiện cả ngàn cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, email. Tuy nhiên, đây là cuộc phỏng vấn đặc biệt ấn tượng với tôi.

Khoa học thực chứng Việt Nam đi trước khoa học cơ bản thế giới 6 năm

Thật xúc động khi chứng kiến cảnh các em tự kỷ, sống ở mọi miền tổ quốc, qua ứng dụng Zoom đã cùng nhau vui vẻ luyện tập. Nét mặt các em ngời lên hạnh phúc khi nhìn thấy bạn mình cũng đang tập luyện như mình ở nhà. Có em tập đi xe đạp một bánh trong ngõ, có em đi trong khoảng sân nhà, có em khéo léo tung 3 bóng, đội chai trên xe đạp 1 bánh trong phòng, rồi tất cả cùng nhau tập đọc, tập làm toán, tranh nhau xung phong phát biểu, sửa lỗi cho nhau, rồi cùng nhau đứng dậy múa vũ điệu rửa tay ghen covi.

Thực sự tôi không tin nổi mình đang ngồi trước màn hình zoom tại nhà riêng. “Con chào ông Việt, con chào thầy Chức, con chào cô Dung, con chào bố Thịnh,...”. “Chào Quân, chào Vy Anh, chào Tony,...”. Tiếng nói, cười, tiếng các em gọi tên nhau, tiếng động viên của thầy cô, tiếng lao xao của phụ huynh xen vào, …Có thật chăng? tôi như đang ở vườn cổ tích thần kỳ của các trẻ tự kỷ. Càng cổ tích hơn nữa khi mà xã hội của những người được họi là bình thường đang chìm đắm trong hoảng loạn vì phá sản, thất nghiệp, không lương, mộ chôn chung, không biết bao giờ mới hết cách ly xã hội…

Tiến sĩ Phan Quốc Việt đang huấn luyện cho trẻ tự kỷ tại phòng Zoom.

Tiến sĩ Phan Quốc Việt đang huấn luyện cho trẻ tự kỷ tại phòng Zoom.

Khi tôi chia sẻ với Tiến sĩ Phan Quốc Việt – Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tâm Việt về việc khó kết nối qua điện thoại với một số phụ huynh trẻ tự kỷ để phỏng vấn, ông đã lập tức mời tôi tham gia ứng dụng Zoom trong chương trình huấn luyện hoàn toàn mới dành cho trẻ tự kỷ. Tôi đã khá kinh ngạc và nhận ra một hiệu quả thật bất ngờ, các em hào hứng tập luyện như ở trường. Ngoài ra, tôi vừa tham dự lớp học đồng thời có thể phỏng vấn được không chỉ các phụ huynh, mà cả chính các em tự kỷ và giáo viên trực tiếp dạy các em nữa. Quả là một trải nghiệm kỳ diệu.

“Làm xuất sắc cái không tưởng” sau khi trải nghiệm khoảng 1 tiếng với vai trò học sinh, kiêm nhà báo trong lớp học online trẻ tự kỷ qua Zoom của Tâm Việt tôi mới hiểu được phần nào slogan này của Tâm Việt.

Lệnh cách ly toàn xã hội, các em nhỏ tự kỷ trong trung tâm Tâm Việt buộc phải tạm dừng học tập về nhà với gia đình. Khi về nhà các em lại nhớ thương da diết ngôi nhà thứ hai, đó là ngôi nhà Tâm Việt, với các thầy cô như cha mẹ gần gũi ngày đêm huấn luyện kỹ năng, dạy chữ dạy toán, tắm rửa, bón từng miếng ăn, nhớ các bạn tay trong tay cùng luyện tập hàng ngày, nhớ tiếng nhạc quen thuộc khi cùng nhảy cùng hát, nhớ lúc đùa nghịch, nhớ lúc được biểu diễn, nhớ lúc được tôn vinh… Quả vậy, khi em đã sống cùng người cha, người mẹ thứ hai trong một thời gian dài, thì khi phải xa cách, em sẽ phải chịu một cú sốc tâm lý khó tránh. Trường hợp của bé Chi là một ví dụ. Em được cô giáo Dung hàng ngày dạy dỗ, chăm sóc, vỗ về nựng nịu khi em mệt, ôm hôn động viên khi em tiến bộ, khi về nhà em nhớ cô Dung đến mức, chị Cúc - mẹ em Chi phải vẽ chân dung cô giáo, để trước mặt em, để em gọi tên cô thì em mới mỉm cười và chịu ăn uống. Quả là một tình huống xúc động!

Buổi học online trẻ tự kỷ Tâm Việt.

Buổi học online trẻ tự kỷ Tâm Việt.

Thầy Vũ Văn Chức – Phó Giám đốc trung tâm chia sẻ. Ngày đầu, khi được thông báo từ chính quyền địa phương yêu cầu tạm dừng việc huấn luyện, báo gia đình đón các con về nhà trong thời gian cách ly toàn xã hội, thầy đã khá choáng. Phải mất hồi lâu để bình tĩnh và liên lạc với phụ huynh đón các con về. Hôm sau, khi các con đã đi rồi, thầy đứng ngồi, đi lại ngẩn ngơ, thiếu bóng dáng các con đi lại trên xe vun vút, không còn tiếng cười đùa, không còn em nào bám thầy vòi vĩnh, chẳng em nào chạy lại bất ngờ ôm choàng lấy thầy đòi phần thưởng…. Các em nhỏ tự kỷ đã trở thành tình yêu thường ngày của thầy, giờ đây thiếu vắng, thầy không khỏi bâng khuâng.

Bên cạnh nỗi nhớ đó, còn là nhu cầu của chính các em và phụ huynh, mong các em tự kỷ tiếp tục tiến bộ, không quên những kỹ năng sống, kỹ năng trong sinh hoạt tập thể và gia đình, kỹ năng khó trong biểu diễn mà các em đã thành thục tại trung tâm, nên Tiến sĩ Phan Quốc Việt và các đồng sự của ông quyết định sử dụng ứng dụng Zoom để ngày 3 lần kết nối với toàn bộ học trò tự kỷ, dạy và huấn luyện theo chương trình của trung tâm như bình thường.

“Cái khó ló cái khôn” - Phương pháp huấn luyện sáng tạo qua Zoom của Tâm Việt trong thời gian cách ly đã tạo sự ngạc nhiên và đem lại kết quả bất ngờ.

Chị Vân, mẹ em Tony Võ, tỏ ra ngạc nhiên khi con mình có thể chủ động vào ứng dụng Zoom để học và luyện tập đúng giờ cùng thầy cô và các bạn. Con tỏ ra cực kỳ hứng thú với cách học qua máy tính này. Tony Võ bình thường ở trung tâm thích lập thành tích để báo cáo ông Việt (tên âu yếm mà em gọi Tiến sĩ Phan Quốc Việt), khi ở nhà trong thời gian cách ly, học qua ứng dụng Zoom, em cũng gắng lập thành tích, đi xe đạp một bánh và tưởng tượng mình là tay đua F1. Khả năng tưởng tượng của Tony Võ chứng tỏ em có sự tiến bộ vượt bậc về trí năng. Một trẻ tự kỷ mà đã có sức tưởng tượng thì đó là một tiến bộ phi thường. Con rất vui vẻ làm những việc mà trước đây chị Vân chưa bao giờ hy vọng là con có thể làm được giúp mẹ. Qua Zoom, Tony líu ríu báo cáo thành tích “con giúp mẹ rửa bát, lau nhà, phơi quần áo, tung 3 bóng 200 lần.”; “Xe đạp con bị hỏng mất rồi mà không có thầy Đông để chữa.”-  Em phụng phịu...

Chị Hằng, mẹ của em Vi Anh phấn khởi khoe rằng, ngày nào con cũng vào Zoom ba lần để học, và con rất háo hức chờ đến “giờ Zoom” để được “trở về” ngôi nhà thứ hai Tâm Việt, lại được thấy bạn, thầy cô và cùng tập với nhau.

Vi Anh thỏ thẻ “Em đã rửa bát, quét nhà, phơi, gấp quần áo, nấu mỳ tôm cho em gái ăn, vẽ tranh, lau cầu thang…”

Anh Phạm Văn Hùng, bố của Minh Quân, rất mừng khi trung tâm triển khai phương pháp học và luyện tập qua Zoom. Anh tâm sự, mấy hôm đầu tiên về nhà, con quậy phá dữ khiến cả nhà loạn hết cả lên, may mà có sáng tạo phương pháp Zoom này, nên con chờ đợi đến giờ để mở máy tính, con tự cài Zoom được theo hướng dẫn của thầy để học.

Quân dõng dạc chen ngang “Con tung bóng được 50 lần, quét nhà, quét sân, dắt chó đi vệ sinh, ngủ dậy xếp gọn chăn màn,…”

Không thể nào ghi hết được thành tích của các con khi chúng nhao nhao tranh nhau báo cáo thành tích, thầy cô nhắc nhở các em cũng phớt lờ đi, báo cáo bằng hết mới thôi. Một sự náo loạn thật đáng yêu, ngược hẳn với cảm giác quạnh hiu ảm đạm của người lớn.

Cách trị liệu nghiện ma tuý, thuốc lá, cờ bạc độc đáo của TS Phan Quốc Việt

Trong đại dịch do Covid - 19, trong khi nhiều người cảm thấy chán chường khi phải ở nhà trong thời gian cách ly toàn xã hội, thì trẻ tự kỷ vẫn sung sướng liên tục tạo kỳ tích. Các em vẫn có thể kết nối được với thầy cô, với bạn và học tập, rèn luyện một cách vui vẻ, qua việc tận dụng công nghệ thông tin. Có lẽ, nhờ sự vô tư, chỉ tập trung vào việc của mình, không bị phân tán bởi quá nhiều thông tin nhiễu loạn bên ngoài, nên trong dịch bệnh Covid-19 hoành hành tạo khủng hoảng toàn cầu, thì dường như với các em tự kỷ được huấn luyện bởi Tâm Việt, Covid-19 là không tồn tại, không tác động.

Cũng cần phải nhấn mạnh, trong thời gian cách ly, tại trung tâm Tâm Việt, vẫn còn 3 "chàng ngự lâm" cố thủ: thầy Việt, thầy Chức, thầy Thịnh. Ba thầy tự nấu nướng, nghiên cứu viết sách và điều hành Zoom. Còn cô Dung về nhà ở Vinh, thầy Đông về Thanh Hóa, cô Minh về Hà Tĩnh nhưng vẫn hỗ trợ các con đều đặn đúng giờ, kỷ cương như làm việc ở trung tâm. Tất cả làm việc không cần thu nhập. Cô Dung sau mấy ngày đầu nhớ các con, thấy chơi vơi buồn, thì từ khi dùng ứng dụng Zoom, cô đã trở lại phong thái năng động, hàng ngày dạy các con học chữ, học toán, nhắc nhở các con kỹ năng làm việc nhà, vệ sinh cá nhân. Thầy Đông thì bớt lo lắng hơn về việc các con sẽ quên mất kỹ năng mà thầy vất vả rèn tập các con bao ngày tháng, bởi nhờ cách học từ xa, thầy vẫn có thể trông chừng bảo vệ sự tiến bộ của các con. Phương pháp mới này là phương thuốc chống quên, khi hết cách ly, con trở lại học tập trung, thầy không vất vả huấn luyện lại từ đầu.

Bạn Minh Quân biểu diễn tung 3 bóng trong Zoom.

Bạn Minh Quân biểu diễn tung 3 bóng trong Zoom.

Thách thức tạo sức bật, thách thức tạo thực tài. Những người thầy trẻ tuổi này tâm niệm, họ muốn được cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc các em tự kỷ, các em thiệt thòi, đi theo thầy của mình – Tiến sĩ Phan Quốc Việt trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tin tưởng vào người thầy, người cha Tiến sĩ Phan Quốc Việt là yếu tố cốt lõi để họ vững vàng tiến lên phía trước.

Thiết nghĩ, những đứa trẻ tự kỷ tăng động nặng với hành vi thái quá rất thích chạy ngoài đường hoặc vác xe đạp chạy đi xa hàng chục cây số, khi phải rời trung tâm học tập trung để trở lại với gia đình, là mối nguy khó lường, bởi các em dễ quay về thói quen cũ, phản xạ cũ, lên cơn phá phách, đánh người, tự gây thương tích cho mình,… Nhưng nhờ phương pháp hoàn toàn mới, qua ứng dụng Zoom, các em được kết nối với nhau, được thầy cô huấn luyện, thi đua học chữ, làm toán, báo cáo thành tích…

Đây là một thành tích phi thường mà Tâm Việt đạt được trong chính thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19. Học từ xa đối với người lớn rất khó, là ước mơ của bao nhiêu thể chế, chính phủ. Đối với trẻ tự kỷ là điều không tưởng. Tâm Việt đã đặt những viên gạch nền tảng đầu tiên cho đào tạo huấn luyện trẻ tự kỷ từ xa, cần được Nhà nước và các tổ chức đầu tư nghiên cứu và phát triển.

'Chính các con là người thầy kỳ lạ'

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm