Nói về mười điều thiện
Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.
Theo kinh Tạp A Hàm quyển 29, đức Phật dạy mười nghiệp lành: “Thế nào là chánh đạo? Đó là không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không vọng ngữ, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác, không ỷ ngữ, không tham lam, không sân hận, không tà kiến”.
Đó cũng chính là thập thiện, là con đường chân chánh, vượt thoát khỏi khổ đau trong luân hồi sanh tử, thoát khỏi cảnh địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
Hành thập thiện cho đời tươi sáng
Thập thiện (hán.十善, sa. daśakuśalakarmāṇi) nghĩa là mười việc thiện, bao gồm:
Bất sát sinh (不殺生, sa. pāṇāṭipātā paṭivirati) không cố tâm giết hại chúng sanh dù lớn hay nhỏ.
Bất thâu đạo (不偷盜, sa. adattādānādvirati), là không trộm cắp tức không lấy bất kỳ đồ vật có chủ mà người ta không cho, dù vàng bạc hay cây kim, cọng cỏ.
Bất tà dâm (不邪婬, sa. kāmamithyācārādvirati) không tà dâm tức không tà vạy với người khác phái khi đã có vợ/ chồng.
Bất vọng ngữ (不妄語, sa. mṛṣāvādātvirati), là không nói dối gạt người sai quấy phải nói lời chân thật.
Bất lưỡng thiệt (不兩舌, sa. paisunyātvirati), không nói lưỡi đôi chiều, đâm thọc hai bên gây ra thù hằn.
Bất ác khẩu (不惡口, sa. pāruṣyātprativirati), không nói lời độc ác, hung dữ chửi thề.
Bất ỷ ngữ (不綺語, sa. saṃbinnapralāpātprativirati), không dùng lời hoa mỹ phù phiếm làm người khác hoang mang.
Bất tham dục (不貪欲, sa. abhidhyāyāḥprativirati); không tham đắm, sa đoạ ngũ dục tài sắc, danh, thực, thùy.
Bất sân Nhuế (不嗔恚, sa. vyāpādātprativirati) không sân giận, phẫn nộ,
Bất tà kiến (不邪見, sa. mithyādṛṣṭi-prativirati), Không si mê, cố chấp vào những hiểu biết lầm lạc không phù hợp chân lý, không đúng chánh pháp, không mang lại an lạc giải thoát cho mình và người.
Mười điều lành này thể hiện cụ thể trên 3 phương diện của con người:
Thân không sát sanh, trộm cắp, tà dâm
Miệng không nói những lời dối trá, đâm thọc, độc ác và phù phiếm
Ý không tham lam, sân hận và si mê
Kinh Thập thiện nghiệp đạo ghi lại lời dạy của đức Phật cho Long vuong các loài thủy tộc tại cung rồng Ta kiệt la.
Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.
Ở góc độ đạo đức xã hội thì 10 điều thiện này cũng là căn bản đạo đức để xây dựng một xã hội thiện lành tốt đẹp và văn minh.
Mười điều lành
Thân, miệng, ý
Không tham, sân, si
Sát, đạo, dâm, vọng
Đời thắng hoa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học Phật hạnh phúc
Kiến thức 11:00 03/12/2024Sống biết rèn luyện tu tập theo lời Phật sẽ từng bước phát triển những phẩm chất đạo đức trí tuệ tốt đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống với những giá trị ý nghĩa tích cực. Biết chọn sống lương thiện tích cực và học Phật chính là cách lựa chọn của người trí để sống không uổng một kiếp người.
Mẫu hình người vợ lý tưởng theo quan niệm Phật giáo
Kiến thức 14:34 02/12/2024Trải qua hơn 2500 năm kể từ khi Phật giáo xuất hiện ở thế gian, biết bao chúng sinh đã nhận thức được mê lầm, thoát khỏi khổ đau nhờ thực hành theo những lời Phật dạy.
Thập nhị nhân duyên nghĩa là gì?
Kiến thức 11:00 02/12/2024Thập nhị nhân duyên là: vô minh, hành thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão, tử. Nghĩa là thế nào?
Làm sao để hóa giải oán kết của đời quá khứ và đời này?
Kiến thức 10:50 02/12/2024Chúng ta dùng thái độ gì đối với những người độc ác tàn nhẫn, tự cho là đúng vậy?
Xem thêm