Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 08/05/2023, 07:45 AM

Hiểu đúng về chánh định trong Bát Chánh đạo

Ngay khi đi, đứng, ngồi, nằm, hít thở, ăn uống, nấu nướng, quét dọn v.v… có tinh tấn chánh niệm tỉnh giác hay trở về trọn vẹn tỉnh thức nơi thực tại thì liền có đầy đủ Bát Chánh Đạo, chứ không phải hành thiền định trước rồi hành thiền tuệ sau như nhiều người lầm tưởng.

Tâm rỗng lặng tự nhiên là chánh định, khởi tâm cố tu luyện định này định nọ thì liền mất chánh định, chỉ rơi vào định hữu vi hữu ngã trong Tam giới mà thôi. Vì không chánh kiến nên không thấy ra tâm vốn tự nhiên không động đã là chánh định, nhưng khi khởi lên ham muốn đắc định liền rơi vào sắc ái (định hữu sắc) hoặc vô sắc ái (định vô sắc) thì tâm đã động rồi, sau đó lại cố giữ cho nó đứng yên, nhưng dù “tĩnh chỉ” ở mức nào thì vẫn còn hữu vi hữu ngã và hữu hạn, không thoát khỏi vô minh ái dục trong Tam giới.

Mỗi chi phần trong Bát Chánh đạo tuy là một yếu tố độc lập ứng với mỗi phương diện khác nhau trong đời sống nhưng luôn tương giao hoà hợp vô cùng chặt chẽ, không thiếu một yếu tố nào nên không thể đứng riêng rẽ. 

Bát chánh đạo là chuẩn mực căn bản của nội dung tu tập

4

Chỉ cần thấy đúng sự thật (chánh kiến) thì ngay đó có suy nghĩ chân thực (chánh tư duy) hay hướng tâm đúng đắn (như lý tác ý), hai yếu tố này thuộc về nhận thức đúng (tuệ phần). Khi đã nhận thức đúng thì về phương diện hoạt động của thân sẽ có nói năng đúng (chánh ngữ), hành động đúng (chánh nghiệp), và sinh sống đúng (chánh mạng), và về phương diện hoạt động của tâm thì lúc đó nó liền trở về với thực tại thân thọ tâm pháp (chánh tinh tấn), và sống trọn vẹn với thực tại chân đế (chánh niệm) do đó tâm không còn tán loạn nữa (chánh định).

Kinh Tứ Niệm Xứ đức Phật dạy 3 yếu tố tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác thực ra là 3 chi phần chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh kiến trong Bát Chánh Đạo. Tuy chỉ nói 3 yếu tố nhưng đức Phật dạy khi có 3 yếu tố dẫn đạo này thì 5 yếu tố kia liền đi theo sát không thiếu một yếu tố nào. Do đó ngay khi đi, đứng, ngồi, nằm, hít thở, ăn uống, nấu nướng, quét dọn v.v… có tinh tấn chánh niệm tỉnh giác hay trở về trọn vẹn tỉnh thức nơi thực tại thì liền có đầy đủ Bát Chánh Đạo, chứ không phải hành thiền định trước rồi hành thiền tuệ sau như nhiều người lầm tưởng.

Nếu giới định tuệ là yếu tố riêng biệt thì chẳng lẽ khi đức Phật đang thuyết Pháp không phải nhập định thì Ngài không có chánh định sao? Chẳng lẽ lúc đó Ngài chỉ có chánh tư duy, chánh ngữ thôi, còn các yếu tố khác thì bất chánh? Do đó quan niệm nhập được tứ thiền bát định mới chánh định là một sai lầm quá bôi bác.

Trong khi đức Phật dạy rất rõ tứ thiền bát định trong giáo pháp của bậc Thánh chỉ là hiện tại lạc trú thôi, không phải là hạnh đoạn giảm (Kinh Đoạn Giảm). Khi nàng Ciñcā đến vu khống đức Phật tâm Ngài vẫn tịch tịnh, bình thản, tức vẫn luôn chánh định, nhưng Ngài vẫn nói chuyện bình thường, không cần nhập định xuất định gì cả. Chỉ có trong thời mạt pháp người ta mới tách rời chánh định ra khỏi Bát Chánh Đạo để tu mà thành ra định hữu vi hữu ngã và hữu hạn của ngoại đạo mà trước đây đức Phật đã từ bỏ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Tứ ân là gì?

Kiến thức 14:50 24/11/2024

Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.

Xem thêm