Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 14/10/2024, 12:00 PM

Nói về tính Không

Có học Tăng học về vấn đề triết học "Tính không" mà chưa hiểu rõ nên thưa hỏi...

Thầy trả lời:

"Không" là từ khóa quan trọng để bước vào cánh cửa không cửa của Phật giáo, là một trong tứ pháp ấn của Phật giáo. 

Chúng ta hay nghe các vị cao tăng hay nói: Bần tăng tứ đại giai không

Đại thi hào Nguyễn Du:

"Kiếp phù sinh như hình bào ảnh/: Có chữ rằng vạn cảnh giai không

Kinh Bát đại nhân giác: Tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã

Tâm kinh Bát Nhã: Ngũ uẩn giai không

Các luận đại thừa: Nhất thiết pháp không tánh. 

Tôn giả Tu Bồ Đề được tôn xưng là vị giải Không đệ nhất

Thiền tông chủ trương: Tâm không tức Phật

Trung luận giải thích chữ không sâu sắc:

眾因緣生法 Pháp do các duyên sanh

我說即是無 Ta nói đó là không

亦為是假名 Cũng chính là giả danh

亦是中道義 Cũng là nghĩa trung đạo.

未曾有一法 Chưa từng có pháp nào

不從因緣生 Chẳng từ nhân duyên sanh

是故一切法 Thế nên tất cả pháp

無不是空者 Không pháp nào không phải không. 

Tính không trong Phật giáo

00

Thiền sư Đạo Hạnh Việt Nam bảo:

Có thì có tự mảy may

Không thì cả thế gian này cũng không

Kìa xem bóng nguyệt lòng sông

Ai hay không có, có không chấp gì.

Không (chữ hán 空,) không tính 空 性, sa. śūnya, tính từ, sa. śūnyatā, danh từ, nghĩa đen là "trỗng rỗng, trống không". 

Đây là một từ rất quan trọng của Phật học, Thiền học và cũng là từ trừu tượng khó hiểu.

Tính Không ở đây không phải sự trống rỗng, ngoan không thông thường mà nói về một thể tính vô biên vô hạn tuyệt đối, không thể dùng tư duy suy nghĩ, cảm nhận để đo lường, nằm ngoài cặp đối đãi có và không.

Tính Không này cũng không phải là một đối tượng khách quan. Không là nội dung của các pháp tu, nhất là Thiền tông. Tính Không được Đại thừa cho là thể tính tuyệt đối, tối thượng, không bị hạn lượng, vượt qua nhị nguyên đối đãi. Vì tính chất trừu tượng nên chỉ trực ngộ, thể nhập khó diễn tả trọn vẹn bằng ngôn ngữ. 

"Không" không có nghĩa là "không có" (natthitaa) đối lập với "có" (atthitaa) mà là "tính không thực thể, duyên khởi, vô thường và vô ngã" của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới.

Liên quan đến chữ không, chữ "sắc" (ruupa) trong các mệnh đề "sắc tức thị không, không tức thị sắc" trong Tâm Kinh Bát Nhã hoàn toàn không có nghĩa là "có" như một số tri thức ngộ nhận. Sắc trong thuật ngữ Phật giáo chỉ cho các hình thái hay tổ hợp vật chất nói chung. Sắc hay sắc uẩn có thể dịch là "hình thể" hay "vật chất," hay "hình hài con người" trong ngữ cảnh "sắc uẩn trong ngũ uẩn." Sắc bao gồm 4 yếu tố căn bản (tứ đại, mahaabhuuta-ruupa) là đất, nước, lửa và gió. Bốn chất này cung ứng nguyên tử tạo thành các đặc tính hay hoạt động của cơ thể con người, chẳng hạn như chất rắn, chất lỏng, nhiệt lượng và không khí hay sự vận động Từ bốn yếu tố vật chất này có các yếu tố phát sinh như 5 cơ quan nhận thức, đó là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và 5 đối tượng của chúng là hình thể, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm và các bộ phận của thân thể.

Nhóm vật chất (sắc uẩn) trong 5 nhóm (ngũ uẩn) được hình thành từ các yếu tố vật lý, được tinh cha huyết mẹ tạo ra, được thức ăn nuôi sống, luôn trong tình trạng thay đổi liên tục. Khi quan sát sâu sắc về sắc uẩn, Phật giáo không thừa nhận có một thực thể độc lập mà trái lại khẳng định nhóm vật chất (sắc uẩn) này do nhiều duyên hợp thành, chỉ đóng vai trò chức năng và tùy thuộc vào mối quan hệ tương duyên và nhân quả với các hoạt động của tinh thần đó là cảm thọ (thọ), tri giác, ý niệm (tưởng), ý chí sự vận hành (hành) và nhận thức phân biệt (thức). Chính vì sắc là tùy thuộc, duyên khởi nên chúng không có thực thể (không): sắc tức thị không. Nói dễ hiểu hơn, tất cả các hình thái vật chất (sắc) đều là duyên khởi, vô ngã, và không có tự ngã thực thể (không). Chân lý này cũng đúng "không tức thị sắc" có nghĩa là "các sự vật duyên khởi, không thực thể (không) cũng chính là các hình thái tổ hợp vật chất mà thôi. Nói đến vật chất là nói đến tính vô ngã, vô thường và duyên khởi (không) của chúng, cho nên nói rằng: "sắc bất dị không."

Không cũng chính là nói đến bản chất của vật chất không có thực thể, tự ngã cho nên nói là "không bất dị sắc."

Thiền sư Hải Lượng nói: Thị sắc phi sắc; thị không phi không. 

Tóm lại, trong Phật giáo, khái niệm "sắc" không thể bị đồng nhất với "có", và "không" không thể bị đồng nhất với "không có". Hơn nữa nếu hiểu nghĩa 'không ' một cách hời hợt dễ rơi vào chấp đoạn (tức là chấp không theo nghĩa không có gì, ví i như chấp không có nhân quả; chết là hết không còn gì). 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giác ngộ lý duyên khởi nên thấy được tính không (tính chân thực) của vạn pháp. 

Học thuyết tính không của Phật giáo đã đứng vững như thái sơn không gì lay chuyển hơn 25 thế kỷ qua và sẽ miên viễn với thời gian.

"Không" là chân lý, là thực tướng của vạn pháp. Không là bản chất của mọi sự vật hiện tượng, kế cả các hiện tượng tâm lý thiền định vi tế nhất.

Ai thấu rõ thực tính không của các pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, đạt đến đỉnh cao của trí thức triết học, thấu rõ như thật về bản chất con người và thế giới, có thể giải quyết mọi khó khăn chướng ngại trong cuộc đời, có khả năng vượt thoát mọi nỗi khổ niềm đau của kiếp nhân sinh vô hạn.

Tất cả pháp

Thực tính "không "

Con người, thế giới

Duyên sinh, vô ngã

Không tự tính.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nói về tính Không

Kiến thức 12:00 14/10/2024

Có học Tăng học về vấn đề triết học "Tính không" mà chưa hiểu rõ nên thưa hỏi...

Bố thí Pháp

Kiến thức 10:21 14/10/2024

Hạnh nguyện căn bản của người tu Phật là tự lợi và lợi tha. Tự lợi là chọn một pháp môn tu phù hợp với mình nhằm thanh lọc tâm thanh tịnh và thăng hoa tuệ giác để thành tựu giải thoát. Lợi tha là tùy duyên làm lợi ích cho chúng sanh trong khả năng có thể.

Những lợi lạc của việc quay kinh luân

Kiến thức 09:25 14/10/2024

Những lợi lạc của kinh luân thường được nói đến trước kia; tuy nhiên, ngày nay, chúng sinh trong luân hồi thường chẳng thể thành tựu bất kỳ thực hành Pháp nào – họ chẳng có thời gian.

Kinh Phật mà hiểu sai nghĩa là một tai hại lớn

Kiến thức 15:07 13/10/2024

Chư Tỳ kheo, ở đây có một số người ngu si học pháp như kinh Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm ứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tăng hữu pháp, Phương Quảng. Sau khi học các pháp này, họ không quán xét ý nghĩa những pháp ấy, vì ý không được trí tuệ quan sát, nên không trở thành rõ ràng.

Xem thêm