NSND Trần Hạnh qua đời ở tuổi 92
NSND Trần Hạnh qua đời do tuổi cao sức yếu vào lúc 2 giờ 50 phút sáng 4/3 tại nhà riêng, hưởng thọ 92 tuổi.
Chị Hồng - con dâu NSND Trần Hạnh cho biết, ông mất lúc 2 giờ 50 phút sáng 4/3 tại nhà riêng, trong vòng tay các con, cháu. Ông hưởng thọ 93 tuổi. Ông qua đời do tuổi cao sức yếu và hiện gia đình đang tổ chức trợ niệm theo ghi thức của Phật giáo.
Nghệ sĩ Trần Hạnh sinh năm 1929 tại Hà Nội, là nghệ sĩ sân khấu và diễn viên gạo cội của nền điện ảnh Việt Nam từ cuối những năm 1970 đến năm 1980.
Ông là một trong số những nghệ sĩ đầu tiên nhận danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú do nhà nước trao tặng năm 1994. Sau hơn 20 năm, cho tới ngày 29/8/2019, ông chính thức được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.
Hơn 2 năm nay, sức khỏe của NSND Trần Hạnh xuống dốc, mắt phải của ông hỏng hoàn toàn, thị lực mắt trái chỉ còn 30%. Tay, chân yếu dần khiến NSND Trần Hạnh phải từ bỏ việc đi xe máy. Dù di chuyển chậm chạp, khó khăn hơn trước, nghệ sĩ cố gắng tự lo mọi sinh hoạt hàng ngày. Căn nhà rộng 20 m2 ở phố Linh Lang của gia đình ông bố trí tầng một để xe máy, bàn tiếp khách, phòng ăn ở tầng hai, phòng ngủ của ông tầng ba, hai vợ chồng con trai ở tầng bốn. Thỉnh thoảng, ông phải nhờ người dìu xuống vì chân chậm, tay run.
Sáng sáng, con dâu chở NSND Trần Hạnh ra cửa hàng ở ga Trần Quý Cáp ngồi chuyện trò, hàn huyên với bạn bè cho đỡ buồn. Buổi chiều, ông ở nhà nghỉ ngơi. Vốn là người thích đi đây đi đó, nghệ sĩ ví von cảnh ở nhà một mình "bí bách như đi tù".
NSND Trần Hạnh xuất thân là công nhân đóng giày. Sáng sáng, Trần Hạnh làm việc ở xưởng, tối về sinh hoạt ở Đoàn Kịch Thanh niên Hà Nội cùng những người bạn như Doãn Hoàng Giang, Trọng Khôi, Đoàn Dũng, Trần Minh Ngọc. Sau này, ông về Đoàn Kịch Hà Nội, chấp nhận cuộc sống chật vật với vài chục đồng lương mỗi tháng.
Thấy người khác chết nhớ đến mình
Không học qua trường lớp diễn xuất nhưng những ngày tham gia phong trào văn nghệ quần chúng cùng nhiều năm đứng trên sân khấu rèn luyện cho Trần Hạnh khả năng nhập vai linh hoạt. Thời kỳ công tác ở Nhà hát Kịch Hà Nội, ông từng đóng anh bộ đội, người nông dân, vua chúa... Vai diễn khiến ông nhớ nhất là Nguyễn Trãi trong vở Lam Sơn tụ nghĩa.
Trong tập sách Người Hà Nội, cố nhà văn Lưu Quang Vũ viết: "Bốn, năm người đóng vai Nguyễn Trãi, riêng Trần Hạnh có phong thái hào hoa của người Hà Nội". Những năm đầu thập niên 1980, Lam Sơn tụ nghĩa là một trong những vở ăn khách của Nhà hát Kịch Hà Nội, nhiều hôm diễn phục vụ khán giả đến ba suất - sáng, chiều, tối.
Đam mê sân khấu kịch nhưng Trần Hạnh được nhiều khán giả biết đến nhờ các phim truyền hình. Ở tuổi 60, sau khi về hưu, ông để lại dấu ấn trong lòng người xem bởi loạt vai khắc khổ trong các phim Truyện cổ tích tuổi 17, Người cầu may, Chiếc bình tiền kiếp, Hãy tha thứ cho em, Ngõ lỗ thủng...
Ông đã lấy được tình cảm của khán giả qua các vai diễn hiền, chân chất mộc mạc nhưng không nhàm chán vai bí thư đảng ủy trong phim "Làng nổi", ông Khiển trong phim "Người cầu may", bố Lài trong "tướng về hưu", bố An trong phim "truyện cổ tích tuổi 17", bố Mai trong phim "Hãy tha thứ cho em", ông Lâm trong phim "Chiếc bình tiền kiếp"...
Vai diễn chính đầu tiên của nghệ sĩ Trần Hạnh là vai diễn trong phim "Chiếc bình tiền kiếp" của Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần. Sau đó là hàng loạt phim khác, như "Tướng về hưu", "Hãy tha thứ cho em", "Cỏ lau", "Người đàn bà thứ hai", "Làng nổi"…
Vai diễn truyền hình đầu tiên, và cũng là vai mà ông tâm đắc nhất là vai ông Cần trong phim "Cuốn sổ ghi đời" của đạo diễn Tất Bình.
Phim truyền hình gần nhất nghệ sĩ tham gia là Bão qua làng (2014) của đạo diễn Quốc Trọng. Sau đó, ông đóng một số tiểu phẩm hài và nhận một vai nhỏ trong phim điện ảnh Cha cõng con (2017) của đạo diễn Lương Đình Dũng.
Xin chia buồn cùng gia đình NSND Trần Hạnh. Mỗi Phật tử theo giáo lý Phật đà, xin hãy cùng niệm danh hiệu Đức Phật A di đà và hồi hướng công đức để NSND Trần Hạnh đi vào thân trung ấm, tái sinh cõi lành:
Nguyện đem công đức này,
Hướng về khắp tất cả.
Đệ tử và chúng sanh,
Đều trọn thành Phật đạo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thả cá phóng sanh tại Tp.Hồng Ngự, Đồng Tháp
Trong nước 10:44 04/11/2024Nhằm phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản đang ngày càng bị khai thác cạn kiệt, góp phần làm sạch nguồn nước, bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái. Sáng ngày 03/11/2024, TT. Thích Thiện Quý, trụ trì chùa Tâm Thành (huyện Tam Nông) tổ chức lễ thả cá nhằm tái tạo và bảo vệ môi trường tại Tp.Hồng Ngự.
Công bố quyết định thành lập tự viện, bổ nhiệm trụ trì và Ban Quản trị tịnh xá Minh Đức (Tiền Giang)
Trong nước 21:30 03/11/2024Sáng ngày 03/11/2024 (nhằm ngày 03/10 năm Giáp Thìn), Thường trực Ban Trị sự GHPGVN huyện Gò Công Tây long trọng tổ chức lễ Lễ công bố quyết định thành lập Cơ sở và Ban Quản trị tịnh xá Minh Đức tại địa chỉ ấp Bình Đông, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.
Lễ khánh thành trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lạng Sơn
Trong nước 15:00 03/11/2024Sáng ngày 3/11, BTS GHPGVN tỉnh Lạng Sơn đã long trọng tổ chức lễ khánh thành Trụ sở BTS tại chùa Thành (phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn) với sự tham dự của đông đảo nhân dân Phật tử thập phương.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM viên tịch
Trong nước 11:30 03/11/2024Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Thành viên Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, vừa viên tịch vào sáng nay, 3-11-2024 (nhằm mùng 3 tháng 10 năm Giáp Thìn); trụ thế 89 năm, 63 hạ lạp.
Xem thêm