Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 19/03/2024, 20:26 PM

Oai nghi nhà Phật

Oai nghi là tác phong của một người có tu dưỡng, đặc biệt nhất là người xuất gia không thể thiếu. Vì đây là đại biểu cho một tập thể, nét đẹp xuất thế. Phải có dáng dấp như voi chúa, như Tỳ kheo Mã Thắng. Sau đây chúng ta tìm hiểu về những chi tiết để tạo nên vẻ đẹp ấy.

Trong nhà Phật thì tất cả mọi cử chỉ đi đứng ngồi nằm, nói năng đều phải đúng như pháp. Nhà Phật lưu truyền rộng rãi 4 oai nghi, bao quát cả 4 phương diện.

Đi, ý nói người tu tập, trong cử chỉ bước đi, tâm không hướng theo ngoại cảnh, không có vội vàng, luôn ở trong chánh niệm để thành tựu tam muội, đúng như pháp mà đi.

Đứng, ý nói người tu tập, không đứng phi thời, giả như có đứng thì phải đúng chỗ, thường nhớ nghĩ việc cúng dường Tam bảo, khen ngợi kinh pháp, rộng vì người giải nói, tư duy nghĩa kinh, như pháp mà đứng.

Ngồi, ý nói người tu tập, kết già ngồi yên, xem xét thật tướng, bặt dứt hết các sự lo nghĩ, vắng lặng rỗng rang, oai nghi đoan chánh, như pháp mà ngồi.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Nằm, ý nói người tu tập, không nằm phi thời vì để điều nhiếp thân tâm, giả như nằm thì nghiêng hông bên phải, không quên chánh niệm, tâm không mờ tối, như pháp mà nằm.

Người xuất gia ngoại trừ 4 oai nghi nói trên thì trong sinh hoạt hằng ngày có rất nhiều khuôn phép, ý nói trong mỗi cử chỉ động niệm điều hợp với oai nghi.

Việc tụng niệm những bài kệ này nhằm thể hiện tinh thần đại thừa Phật giáo, cầu nguyện cứu độ chúng sanh trong mọi thời khắc.

Sự nghiệp của người học Phật là để giải thoát, có tâm cung kính thì thành tựu được nhân cách đạo đức. Nếu oai nghi chưa am tường, mà có thể tự tu tự đắc, thâm nhập Phật đạo, thì thật hiếm thấy. Do vậy, trong đời sống hằng ngày, chúng ta cần phải giữ gìn chánh niệm, thực tập oai nghi trong mọi thời khắc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ngày giờ tuổi tác tốt xấu?

Kiến thức 10:00 28/04/2024

Người ở thế gian mỗi khi làm một việc gì thì đi coi ngày giờ, tuổi tác. Nhưng quý vị thấy rằng ngày giờ mà có thể quyết định được tốt xấu thì không cần ai phải tu tập nữa.

Cần làm gì khi tu niệm Phật thấy thánh cảnh hiện ra?

Kiến thức 09:01 28/04/2024

Có rất nhiều người tu thiền khi đạt đến cảnh giới nhìn thấy Phật, nhìn thấy hoa báu. Nhưng vì động tâm nên khi vừa bước xuống đỉnh lễ thì bị cuồng chấp cho rằng mình chứng ngộ, chấp mình là vị thánh hay người có khả năng cứu độ chúng sinh.

Có tu và không tu

Kiến thức 08:20 28/04/2024

Không phải đợi đến lúc mặc áo, đắp y, lên chánh điện. Mặc áo đắp y lên chánh điện, lễ Phật mà bị cảnh ngoài sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp nó chi phối thì chưa phải là có tu.

Sám hối thế nào cho đúng?

Kiến thức 07:40 28/04/2024

“Sám giả sám kỳ tiền khiên. Hối giả hối kỳ hậu quá”, nghĩa là: Sám là ăn năn lỗi trước. Hối là chừa phạm lỗi sau. Phật quang đại từ điển cũng giải thích thêm rằng: “Sám” nói đủ là Sám ma (Phạm: Ksama), nghĩa là “nhẫn”, tức cầu xin người khác tha tội.

Xem thêm