Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 11/01/2020, 09:36 AM

Phải chăng Phật giáo là một hệ thống đạo đức?

Phật giáo không chủ trương cuộc sống vĩnh cửu, cũng không phải là thuyết hư vô. Phật giáo không bảo rằng thế giới này hay thế giới khác là tuyệt đối. Phật giáo là Con Đường Giác Ngộ duy nhất.

Giáo lý của Đức Phật bao hàm nguyên tắc đạo đức tuyệt hảo, toàn thiện vô song và vị tha vô hạn.

Giáo lý của Đức Phật bao hàm nguyên tắc đạo đức tuyệt hảo, toàn thiện vô song và vị tha vô hạn.

Theo một lối hiểu, Phật giáo không còn là tôn giáo theo cách hiểu khác Phật giáo là tôn giáo của các tôn giáo. Giáo lý của Đức Phật bao hàm nguyên tắc đạo đức tuyệt hảo, toàn thiện vô song và vị tha vô hạn. Nó trình bày một phương thức sống dành cho người xuất gia lẫn hàng cư sĩ. Tuy nhiên, Phật giáo vượt trội hơn những lời giáo huấn thông thường. Luân lý (giới) chỉ là giai đoạn sơ khởi hướng đến con đường thanh tịnh, và là phương tiện đưa tới mục đích chứ chính nó không phải mục đích. Mặc dù là giới cần thiết, nhưng tự nó không đủ để giúp người đạt được sự giải thoát mà cần phải có thêm trí tuệ. Nền tảng của Phật giáo là giới và trí tuệ cao nhất.

Bài liên quan

Muốn thọ trì các điều răn của giới luật, người Phật tử không những chỉ chú ý đến riêng mình mà còn phải lưu tâm tới mọi kẻ khác kể cả loài vật. Luật giới trong Phật giáo không đặt nền tảng trên các giáo điều thiên khai hồ nghi, nó cũng không phải là phát minh tài trí của một bộ óc đặc biệt mà là những quy tắc hợp lý và thực tiễn được xây dựng trên những sự thật có thể chứng minh và kinh nghiệm cá nhân.

Tưởng nên biết rằng, bất cứ một quyền lực siêu nhiên ngoại giới nào cũng không thể dự phần vào trong việc tạo nên cá tính của một Phật tử. Trong Phật giáo, không tin có người thưởng hay phạt. Sự khổ đau hay hạnh phúc là kết quả không thể tránh được của hành động riêng mình. Tâm trí người Phật tử không chấp nhận vấn đề Thượng đế phải chịu thay cho con người về hạnh phúc hay đau khổ của họ. Không phải do hành động mong được thưởng hay sợ bị trừng phạt đã thúc đẩy người Phật tử làm việc lành hoặc tránh điều ác. Người Phật tử biết rõ về những kết quả tương lại, nên họ tránh tạo điều ác, bởi vì nó gây chậm trễ cho sự giải thoát, và làm việc lành vì nó trợ giúp trong việc tiến đến sự Giác Ngộ. Cũng có những người họ làm lành vì biết điều đó là thiện và tránh không làm ác vì thấy đó là điều xấu.

Phật giáo không chủ trương cuộc sống vĩnh cửu, cũng không phải là thuyết hư vô. Phật giáo không bảo rằng thế giới này hay thế giới khác là tuyệt đối. Phật giáo là Con Đường Giác Ngộ duy nhất

Phật giáo không chủ trương cuộc sống vĩnh cửu, cũng không phải là thuyết hư vô. Phật giáo không bảo rằng thế giới này hay thế giới khác là tuyệt đối. Phật giáo là Con Đường Giác Ngộ duy nhất

Để hiểu rõ nền luân lý cao siêu đặc biệt này, đức Phật khuyên các đệ tử thuần thành của Ngài nên nghiên cứu kỹ các kinh như Pháp cú, Thiện sanh, Mangala...

Đó là những lời dạy đạo lý vượt cao hơn các hệ thống đạo đức khác nhưng giữ giới chỉ là bước đầu chứ không phải là mục tiêu của Phật giáo. Hiểu theo nghĩa này, Phật giáo không phải là triết lý  nhưng theo nghĩa kia, Phật giáo là triết lý của các triết lý. Theo một lối hiểu, Phật giáo không còn là tôn giáo theo cách hiểu khác Phật giáo là tôn giáo của các tôn giáo.

Bài liên quan

Phật giáo không phải là đạo siêu hình cũng không phải là đạo của nghi thức. Phật giáo không hoài nghi cũng không võ đoán. Phật giáo không dạy lối sống khổ hạnh cũng không chủ trương đam mê dục lạc. Phật giáo không bi quan, cũng không lạc quan. Phật giáo không chủ trương cuộc sống vĩnh cửu, cũng không phải là thuyết hư vô. Phật giáo không bảo rằng thế giới này hay thế giới khác là tuyệt đối. Phật giáo là Con Đường Giác Ngộ duy nhất.

Ngữ nguyên tiếng Pali gọi Phật giáo là Dhamma, có nghĩa là giữ gìn (duy trì). Không có một danh từ anh văn nào có thể dịch đúng sát nghĩa của tiếng Pali này.

Giáo pháp là cái gì đúng thật như vậy. Nó là giáo lý của thực tế. Giáo pháp là phương tiện để giải thoát mọi khổ đau và chính Dhamma (giáo pháp) là sự giải thoát. Dù Phật có ra đời hay không giáo pháp vẫn tồn tại. Giáo pháp bị che lấp trước cặp mắt vô minh của con người cho đến khi một vị Phật, đấng toàn giác ra đời, chứng ngộ và từ bi truyền bá giáo pháp đó cho thế gian.

Giáo pháp này không phải là cái gì ở ngoài mà nó sát cánh gắn liền với chúng ta. Cho nên đức Phật dạy: “Hãy ẩn trú chính nơi con như một hải đảo, như chỗ nương tựa. Hãy ẩn náu nơi giáo pháp như một hải đảo như chỗ nương tựa. Đừng tìm sự ẩn náu ở bên ngoài” (Kinh Bát Niết Bàn).

(Trích Phật giáo yếu lược)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Kiến thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

“Mặc tẫn” là gì?

Kiến thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Vui trong Pháp lành, vui trong Pháp Phật

Kiến thức 13:30 16/04/2024

Ai sống theo lời dạy của đức Phật (sống trong pháp), cả lời nói, hành vi, thái độ việc làm, suy nghĩ theo hướng tích cực tử tế lương thiện thì cuộc sống sẽ mãi an vui hạnh phúc thăng hoa.

Kiếp súc sinh - dễ đọa, khó thoát

Kiến thức 09:24 16/04/2024

Sinh làm loài súc sinh phải chịu đựng năm loại khổ sau: nỗi khổ ăn thịt lẫn nhau, nỗi khổ do ngu si ám chướng, nỗi khổ chịu nóng lạnh, nỗi khổ chịu đói khát, nỗi khổ bị khai thác đọa đày hoặc sai làm việc nặng. Hãy tưởng tượng bạn tái sinh làm một loài thú trong tự nhiên.

Xem thêm