Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 05/07/2013, 10:45 AM

Phần 5: Ấn tượng lễ truyền đăng

Tôi đã đọc nhiều trong hàng chục đầu sách do thiền sư Thích Nhất Hạnh viết. Được trực tiếp tham gia vài khóa tu do đích thân Thiền sư hướng dẫn tôi luôn thấy mình quá may mắn

Đất nước Việt Nam của chúng ta thật tuyệt vời. Xưa có thiền sư Khương Tăng Hội, có Phật hoàng Trần Nhân tông. Ngày nay chúng ta có Hòa thượng Thích Minh Châu mà nhiều người, trong đó có tôi, gọi là Đường Tăng của Việt Nam. Chúng ta có Hòa thượng Thích Thanh Từ, người đã làm sống lại thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Có thầy Huyền Diệu đã tái thiết Lâm Tỳ Ni và xây dựng được 2 ngôi chùa Việt lớn với cái tên rất ý nghĩa – Việt Nam Phật Quốc Tự - tại cả Ấn Độ và Nepal. Đặc biệt, chúng ta có thiền sư Thích Nhất Hạnh – 1 trong 10 vị thầy tâm linh được thế giới tôn vinh.
 
Tôi rất ấn tượng với cách truyền bá đạo Phật của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Bởi rất hợp với giới trẻ, dễ đi sâu vào lòng người. Giới tri thức rất thích cách làm mới đạo Phật của Sư ông. Người phương Tây đã chọn lựa Làng Mai để tu tập và chuyển hóa chính mình. Làm sao không thể không tự hào về người con của đất Việt như thiền sư Thích Nhất Hạnh!

Tôi đã đọc nhiều trong hàng chục đầu sách do thiền sư Thích Nhất Hạnh viết. Được trực tiếp tham gia vài khóa tu do đích thân Thiền sư hướng dẫn tôi luôn thấy mình quá may mắn. Nhiều người cũng tự nhận thấy thật sự có chuyển biến về cả thân và tâm sau mỗi khóa tu. Sư Ông hình như đã làm sống lại đạo Phật giữa thời mạt pháp này. Thật lòng tôi luôn biết ơn Thiền sư vì nhờ Thầy mà rất nhiều bạn trẻ, trong và ngoài nước, ta và tây được tu học. Chính nhờ Thầy mà bạn bè quốc tế đã biết đến đạo Phật và biết thêm về đất nước Việt Nam ta thông qua một vị thiền sư nổi tiếng. 
 
 
Tôi đã nghe đâu đó nói về lễ truyền đăng nhưng chưa một lần được chứng kiến. Tôi muốn tìm hiểu về lễ đặc biệt này nhưng tìm mãi không thấy tài liệu. Thế rồi, dịp may đã đến, tôi trực tiếp có mặt trong lễ truyền đăng khó quên do chính Thiền sư Thích Nhất Hạnh thực hiện.

Chúng tôi ngủ dậy từ 3 giờ sáng để có mặt trong buổi lễ hiếm hoi và long trọng này. Tôi đến sớm, phần vì muốn được biết từ đầu, phần khác tò mò muốn xem thực hư lễ truyền đăng mà người ta hay rỉ tai nhau có những công đoạn nào, chi tiết ra sao. Điều ngạc nhiên đầu tiên là, mặc dù trời còn đêm mà các hãng thông tấn đã có mặt để quay phim. Hình như do họ không được phép vào trong nên đứng từ rất xa để hướng máy về nơi diễn ra lễ đặc biệt này ghi hình. 

Ấn tượng nhất sớm nay là chiếc đèn cầy nơi bàn thờ Phật. Trên bàn thờ còn có tượng của thiền sư Khương Tăng Hội mà, nói thật, lần đầu tiên tôi mới thấy mặt. Không khí rất trang nghiêm. Phải công nhận rằng, những nghi lễ tổ chức trước khi mặt trời mọc luôn linh thiêng đặc biệt. Cũng thừa nhận rằng các buổi lễ được tổ chức ở trong rừng luôn làm ta nhớ lại thời của đức Phật cách đây đến 2.600 năm. Riêng bầu không khí thôi đã như đưa tôi về gần với Phật, như nhắc tâm nguyện sống theo hạnh của Như Lai.

Hôm nay có 15 vị được nhận đăng trực tiếp từ Sư Ông Thích Nhất Hạnh. Quan sát tôi thấy mỗi vị được trao truyền đăng đều có chuẩn bị sẵn một bài kệ kiến giải thể hiện những tâm tư, suy nghĩ, trăn trở của vị tu sĩ đó. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh cũng đã chuẩn bị sẵn một bài kệ dành riêng cho từng vị tu sĩ. Lần lượt lễ truyền đăng được tiến hành riêng cho từng quý thầy. Sư Ông lấy lửa từ đèn cầy trên bàn Phật, trực tiếp châm vào đèn của vị tu sĩ nhận đăng. Mỗi vị tăng hay ni lên nhận đăng đều có một vị sư khác đi cùng để yểm trợ. Tất cả đã được chuẩn bị một cách chu đáo và kỹ lưỡng. 
 
 
Tôi nghe rất chăm chú từng bài kệ và thấy bài nào cũng rất hay và ý nghĩa. Tôi có tranh thủ ghi lại và nay chép ra để chúng ta cùng thưởng thức. Tuy nhiên, vì chỉ được đọc một lần nên nhiều chỗ tôi không nhớ kịp, không ghi kịp. Tôi ước gì mình có trí nhớ của ngài A Nan hay ít nhất là còn lại trí nhớ của chính mình - cậu thanh niên 20 năm về trước.

“Như đại bàng nương gió,
…………………………
Tan theo nguồn chánh niệm
Phiền não vượt nhẹ nhàng”

“Nhờ năng lực tăng thân
Phiền não đều chuyển hóa
Tuệ giác dần khai mở
……………………...”

“Trí đem thẳng đạo vào đời
Phải nhờ hiệp khắc một tay mới thành
Xuân về, đào thắm, liễu xanh
Bước chân vững mạnh, đạo thành, thảnh thơi”

“Mây trắng bay nhè nhẹ
Gió mát thổi hưu hưu
Đời ta không vướng bận,
Én lượn giữa trời chiều”

“Tay nâng 1 đóa hồng liên
Nhiệm màu hoa tạng pháp thân
Từ, trí, bi rạng ánh trăng rằm
Quê hương là chốn tăng thân sum vầy”.

“Một tâm mà động bốn phương
Bờ mê bờ thoát….
Thân tâm hướng tới Bồ Đề
Tu cho đến lúc cơ mê không còn”

“Niệm lực hào hùng thấy diệu
Soi vào thế giới Hoa Nghiêm
Thấy được bản lai diện mục
Đồng cư trong cõi thánh hiền”

“Vầng trăng vừa tỏ rạng
Xua tan sương mù xa
Muôn trái tim cùng đập
Đồng xướng Bát Nhã ca”

“Nhạc khúc đại đồng đang khởi xướng
Từng hàng tùng bách đứng trang nghiêm
Chân tâm mở lối đường rộng mở,
Trời cũ về đây,………………….”

“Hướng dương đã nở trời phương bắc
Ngọt ngào hương sắc hiến cho đời
Chánh niệm vun bồi nuôi lý tưởng
Hành trình tiếp nối mãi xanh tươi”

“Một cuộc hành trình kỳ lạ
Đi về xứ sở tịnh nghiêm
Hiểm nguy muôn trùng chẳng quản
Trong tay sẵn kiếm long truyền”

“Cha mẹ cho con thân thể
Thầy nuôi đời sống tâm linh
Bước lên chuyển hóa hành trình
Vun bồi chánh pháp nuôi huynh đệ”

“Liễu tri vạn pháp là vô ngã
Trong nghĩa tịnh độ chính nơi này
Đã có tăng thân trong cuộc sống
Cơ duyên hóa độ ở tăng thân”

“Cha mẹ trao hạt giống
Thầy mờ lối dẫn đường
Bước chân con tiếp nối
Vun bồi hiểu và thương”.

“Chảy về phương đông một hướng
Đoan nghiêm 1 biếc Tào Khê
Tăng thân là quê hương đó
Bước chân địa xúc hãy về”

‘Ngày xưa, mưa rơi em cũng rơi
Bây giờ, mưa rơi em ngắm chơi
Đã biết trong nhau từ ngày ấy
Nào mưa ai rơi, nào ai chơi”.

“Hóa thân hiện về đất tổ
Cùng nhau chăm cõi tinh nghiêm
Bát ngát hương sen mùa hạ
Trong veo dòng biếc hương thiền”

“Gia tài đã có sẵn
Tận hưởng mỗi phút giây
Cùng huynh đệ đắp xây
Và giữ gìn pháp bảo”

“Hài hòa – hai chữ đồng tâm
Nghiêm trì tịnh giới pháp thân rạng ngời
Con đường tĩnh lặng thảnh thơi
Đất lành chim đậu một trời vô ưu”

Các bạn có biết rằng tôi có cảm giác đây là lễ tốt nghiệp của các nghiên cứu sinh nhận bằng tiến sỹ. Học tiến sỹ chỉ mất có vài ba năm, còn để nhận đăng từ thầy tôi nghĩ, các vị tu sỹ phải học cả chục năm. Niềm vinh dự của những ai được nhận truyền đăng hôm nay thật lớn. Nhưng trách nhiệm của họ cũng không nhỏ. 15 quý thầy chính thức nhận trọng trách. Họ sẽ bắt đàu chăm lo cho chánh pháp và dạy dỗ cho các sư em ở mức cao hơn.

Chữ TÂM và chữ NGUYỆN được tôi cảm nhận rất rõ sớm nay. Nếu chỉ cần có hai vũ khí này, chỉ cần với hai thanh gươm báu này, bất cứ ai cũng có thể vững bước đi bất cứ nơi nào, hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào. 

Tôi tiếp tục thả bộ trong rừng. Tôi như đang thấy mình ở trong rừng sâu ở thời đức Phật còn tại thế. Tôi như đang đươc tăng thân và đức Phật Thích Ca Mâu Ni che chở và dìu dắt trên con đường tu tập. Thật tuyệt vời. 

Tôi chợt nhiên nhớ đến chùa Pháp Vân ở miền Bắc Việt Nam quê hương tôi, nơi ngài Khương Tăng Hội đã tu trước khi mang đạo Phật đi truyền về Trung Quốc. Tôi chụp ảnh ảnh Ngài và với Ngài. Tôi thêm một lần và nhiều lần nữa tự hào về những vị thiền sư người Việt: Khương Tăng Hội, Trần Nhân Tông, .....và sau này là Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ..... Tôi ngồi xuống gốc cây tọa thiền và cũng không biết thời gian trôi đi bao lâu.
 
Cũng ngày hôm nay, Thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức pháp thoại cho người dân Thái Lan. Các phật tử Thái sẽ đến đây rất đông để cúng dàng xây dựng thiền viện Làng Mai Thái Lan. Lãnh đạo Phật giáo Thái Lan cũng đến dự và cùng làm lễ với Sư ông.
 
Một điểm đặc biệt nữa rằng hôm nay là lễ hội. Sau lễ truyền đăng linh thiêng tôi mặc áo dài truyền thống của Việt Nam.Nhiều chị em, cô bác nhà mình cũng mặc trang phục áo dài truyền thống. Đẹp lắm. Được các bạn quốc tế thi nhau chụp ảnh.

Lễ truyền đăng, nghe đâu chỉ được tổ chức 7 năm một lần. Tôi may mắn đến lạ khi được có mặt tại nơi đây. Tôi cũng tự hỏi, không biết ở đâu trên đất nước Việt Nam tổ chức lễ truyền đăng và vị thầy nào chủ lễ. Nếu biết, tôi nhất định đến tận nơi, xin phép được tham dự để cảm nhận. Bởi với tôi, lễ truyền đăng rất linh thiêng, đặc biệt và khó quên. Viết ra đây rất khó, may chăng bút mực chỉ viết lên được một phần vô cùng nhỏ.

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm