Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 30/12/2019, 14:35 PM

Phật A Di Đà không được Đức Phật nhắc đến, thật hay không?

Theo kinh A Di Đà, chính Đức Phật Thích Ca, với tuệ giác siêu việt của bậc Giác ngộ, thấy nhân duyên lớn của chúng sinh ở Ta-bà với Đức Phật A Di Đà và cõi Tây phương Cực lạc nên đã giới thiệu pháp môn Tịnh độ để người hữu duyên tu tập.

> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Phật A Di Đà

Phật A Di Đà có được Đức Phật nhắc đến hay không? 

Đức Phật A Di Đà là Đức Phật làm giáo chủ ở cõi Tây Phương Cực Lạc

Đức Phật A Di Đà là Đức Phật làm giáo chủ ở cõi Tây Phương Cực Lạc

Đức Phật Thích Ca sau này đã vì những hạnh nguyện của đức Phật A Di Đà nên khai thị pháp môn Niệm Phật để chuyển thân và tâm trở về bản thể thuần khiết nhất của con người. Pháp môn này được hiểu đơn giản là người tu chỉ cần nhất tâm trì niệm Nam Mô A Di Đà Phật, gọi là lục tự Di Đà thì khi mệnh chung sẽ được vãng sanh về cõi Tịnh độ để tiếp tục con đường tu tập giải thoát.

“Trong giáo pháp suốt cả một đời của Như Lai, chỉ có mình kinh Hoa Nghiêm luận về sự viên mãn ngay trong một đời, nhưng cái nhân để được viên mãn trong một đời thì đến cuối cùng Phổ Hiền Bồ Tát dùng mười nguyện vương dẫn về Cực Lạc, khuyến khích Thiện Tài và Hoa Tạng hải chúng cùng Phát nguyện vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ.” (Tổ Ngẫu Ích). 

Bài liên quan

Lại tổ thứ mười hai là Mã Minh Bồ Tát: Trong phần cuối của luận Khởi Tín, Ngài có dạy phương tiện tối thắng, khiến người niệm Phật cầu sanh Tây phương thường hầu Di Ðà, trọn chẳng thoái chuyển. Lại nữa, khi Nhị Tổ A Nan, Sơ Tổ Ca Diếp kết tập Tam Tạng và các kinh Tịnh Ðộ. Nếu Tịnh Ðộ chẳng đáng là pháp, nếu niệm Phật có hại cho đời thì các Ngài há chẳng phân biệt tốt – xấu vẫn giữ lại tạo thành nguồn tội cho hậu thế hay sao?

Chư Tổ sư giới hạnh cực tinh nghiêm mới thành được Tổ, các Ngài bất kể là ở Tông Phái nào, sau khi Đại Triệt Đại Ngộ, đều quay trở lại hoằng dương Tịnh Độ, đều khuyên người niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương. Không nói dối là một trong năm Trọng Giới của Phật Pháp, các Ngài chẳng nhẽ lại dối gạt chúng sanh đấy ư?

Trong thế giới cận đại có Hòa Thượng Hư Vân, là bậc Đại Triệt Đại Ngộ, trí huệ thần thông có đủ. Ai từng đọc hồi ký của Ngài mà chẳng cảm thán trước sự khổ hạnh và trì giới tinh nghiêm của Ngài. Dù là Tổ của Tông Quy Ngưỡng, nhưng ai hỏi Thiền, ngài dạy Thiền, ai hỏi niệm Phật, ngài dạy họ niệm Phật. Nếu Đức Phật A Di Đà là không có thật, hóa ra Ngài lừa dối chúng sinh đấy ư?

Gần đây nhất là Tuyên Hóa Thượng Nhân, ai cũng biết Ngài là hóa thân của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Nếu Thế giới Cực Lạc không có thật, thì những lời Ngài khai thị về niệm Phật cầu sanh Tây Phương cho chúng sinh, hóa ra là dối gạt đấy ư?

Ngay tại Việt Nam, Hòa Thượng Thiền Tâm, được hậu thế tôn xưng là Sơ Tổ Tông Tịnh Độ. Ai Từng đọc ” Vô Nhất Đại Sư Kim Xà Thánh Giả”, lại chẳng biết Bi tâm của Ngài cảm hóa cả đến hàng dị loại. Một động rắn hàng trăm ngàn con, có những con thành tinh, gần ngàn năm tuổi, được ngài hóa độ, và dạy cho niệm Phật. Nếu Đức Phật A Di Đà là giả, ngài hóa độ được chúng đấy ư?

Chúng ta hợp sức và đoàn kết lại đề mọi người được an vui trong ánh hào quang nhiệm màu của Đức Phật Di Đà

Chúng ta hợp sức và đoàn kết lại đề mọi người được an vui trong ánh hào quang nhiệm màu của Đức Phật Di Đà

Đức Phật A Di Đà không phải là vị Phật lịch sử ở Ấn Độ như Đức Phật Thích Ca. Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây phương Cực lạc, cách xa chúng ta đến “mười muôn ức cõi”. Theo kinh A Di Đà, chính Đức Phật Thích Ca, với tuệ giác siêu việt của bậc Giác ngộ, thấy nhân duyên lớn của chúng sinh ở Ta-bà với Đức Phật A Di Đà và cõi Tây phương Cực lạc nên đã giới thiệu pháp môn Tịnh độ để người hữu duyên tu tập.

Chúng ta là người phàm, không có tuệ giác lớn để biết về hằng hà sa số thế giới trong vũ trụ cũng như các tịnh độ chư Phật trong mười phương ba đời. Do vậy, vấn đề “Đức Phật A Di Đà và cõi Tây phương Cực lạc có thật không?”, các Phật tử Tịnh tông tin sâu kinh A Di Đà, xác quyết lời Phật Thích Ca dạy vốn không hư vọng, còn lại thì tùy thuộc nhân duyên của mỗi người.

Lịch sử Phật A Di Đà như thế nào?

Theo kinh Bi Hoa, thuở xa xưa vào một đại kiếp gọi là Thiện Trì, cõi nước Tản đề Lam, có một vị Chuyển luân Thánh Vương là Vô Tránh Niệm, thống trị bốn châu thiên hạ: Một là Đông Thắng Thần Châu, hai là Nam Thiện Bộ Châu, ba là Tây Ngưu hoá Châu, bốn là Bắc câu lô Châu.

Vua Vô Tránh Niệm có 32 tướng tốt như Phật, dùng pháp hiền thiện minh triết giáo hoá thống trị quốc dân. Người hành Thập thiện được khen thưởng quí trọng, người hành Thập ác bị trừng phạt bằng tiếng sét như sấm trời, loại người ấy ra khỏi cộng đồng sự sống.

Đến khi nhiều người sống thập ác, Vua Vô Tránh Niệm và triều thần quyến thuộc không xuất hiện nữa, vì ngài không nỡ diệt hết bọn xấu, để cho quy luật nhân quả đủ cơ duyên vận hành dạy cho chúng kinh nghiệm.

Theo kinh A Di Đà, chính Đức Phật Thích Ca, với tuệ giác siêu việt của bậc Giác ngộ, thấy nhân duyên lớn của chúng sinh ở Ta-bà với Đức Phật A Di Đà và cõi Tây phương Cực lạc nên đã giới thiệu pháp môn Tịnh độ để người hữu duyên tu tập.

Theo kinh A Di Đà, chính Đức Phật Thích Ca, với tuệ giác siêu việt của bậc Giác ngộ, thấy nhân duyên lớn của chúng sinh ở Ta-bà với Đức Phật A Di Đà và cõi Tây phương Cực lạc nên đã giới thiệu pháp môn Tịnh độ để người hữu duyên tu tập.

Theo luận Câu Xá, quyển 12, thời Vua Vô Tránh Niệm xuất hiện tuổi thọ nhân loại cao đến tám vạn tuổi, môi trường sinh thái tinh khiết, đất đai mầu mỡ, cây cỏ xinh tươi, vật chất sung mãn.

Trong triều đình của Vua Vô Tránh Niệm có quan đại thần Bảo Hải, dòng Phạm Chí rất tinh thông Thiên văn học, mến mộ Phật giáo (Bảo Hải là tiền thân Phật Thích Ca) ông có người con trai tướng hảo thông tuệ, khi mới đản sinh được các nhà tôn quí kính tặng nhiều châu báu nên đặt tên là Bảo Tạng.

Bài liên quan

Bảo Tạng nhận thấy thân tâm thế giới vô thường khổ, nên xin với cha mẹ xuất gia tu Phật. Tu tập tinh chuyên không bao lâu sau tu sĩ Bảo Tạng chứng quả vô thượng chánh đẳng giác thành Phật hiệu Bảo Tạng Như Lai.

Danh thơm tiếng tốt của Phật Bảo Tạng đến tai Vua Vô Tránh Niệm, Vua cũng thỉnh Phật và chư tăng vào vương cung cúng dường trong ba tháng hạ chu đáo.

Lúc bấy giờ quan đại thần Bảo Hải, sau khi nghe pháp chứng thánh quả Tu đà hoàn trở thành cư sĩ Bồ Tát, nhân một buổi thiết triều bàn luận quốc sự xong, tâu với vua Vô Tránh Niệm: “Bệ hạ cúng dường cầu quả phúc nhân thiên mỹ mãn cũng chỉ ở trong tướng vô thường biến đổi như gió thoảng mây tan.

Do túc nghiệp tu phúc huệ hữu lậu đời trước nay được quả vị tôn quí không ai sánh kịp, thuận tiện giúp đời khôn sáng, cơm no, áo ấm; nhưng chiều sâu tâm lý bệ hạ và thần dân vẫn bất an vì sanh lão bịnh tử khổ. Chi bằng phát tâm bồ đề, hành Bồ tát đạo Kiến tạo nước Phật thì hạnh phúc cho toàn dân biết mấy”.

Vua Vô Tránh Niệm nghe qua đẹp ý, thu xếp việc triều chính, đến vườn Diêm phù đàn cúng dường Phật tăng thính pháp. Đến nơi thấy Bảo Tạng Như Lai nhập định phóng quang sáng suốt, soi rõ mười phương thế giới Tịnh Độ của chư Phật cho chúng hội chiêm bái.

Muốn cho chúng sanh cõi này vượt khỏi kiếp lầm than của những cái khổ của sinh, lão, bệnh, tử nên Đức Phật Thích Ca nói rõ nhân địa hạnh nguyện của Phật A Di Ðà.

Muốn cho chúng sanh cõi này vượt khỏi kiếp lầm than của những cái khổ của sinh, lão, bệnh, tử nên Đức Phật Thích Ca nói rõ nhân địa hạnh nguyện của Phật A Di Ðà.

Đồng thời, Vua Vô Tránh Niệm cũng nhập chúng, xét thấy nhân dân của mình sắc thân không ngời sáng như dân Phật, trí tuệ cũng kém hơn, quốc độ đền đài cung điện thô thiển bằng cây đá chạm trổ.

Bài liên quan

Trong khi đó cung điện xứ Phật làm bằng bảy báu lưu ly, xa cừ, xích châu, mã não, san hô, hổ phách…Đặc biệt không có cõi Phật nào có dân nghèo khó, bệnh viện, nghĩa địa.

Chiều đến quan đại thần Bảo Hải từ tạ Vua về dinh thự riêng, Vua Vô Tránh Niệm hồi cung suốt đêm không ngủ hồi tưởng tư duy, suy xét rút tinh tuý các nước Phật làm thành đại nguyện xây dựng nước Phật cho mình. Sáng sớm Vua đến lễ bái Phật Bảo Tạng xin chứng minh đại nguyện Bồ đề, dù trăm ngàn kiếp khổ khó thực hiện quyết không thối chí. Ngài phát 48 lời đại nguyện.

Ðức Phật A Di Ðà, kiếp trước là con của Đức Ðại Thông Trí Thắng Như Lai. Ngài nhờ công đức thường giảng kinh Pháp Hoa cho chúng sinh nghe nên thành Phật hiệu là A Di Ðà, ở cõi Tây phương Cực lạc.

Muốn cho chúng sanh cõi này vượt khỏi kiếp lầm than của những cái khổ của sinh, lão, bệnh, tử nên Đức Phật Thích Ca nói rõ nhân địa hạnh nguyện của Phật A Di Ðà. Đồng thời, khai thị pháp môn Tịnh độ tu hành rất dễ dàng. Từ thượng lưu trí thức đến hạng dân thường, nếu ai chuyên tu, cũng đều được vãng sinh cả.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Có lắng mới nghe

Kiến thức 10:00 28/03/2024

Nếu ta phát triển được khả năng "Lắng" để "Nghe Sâu" thì ta sẽ trở thành nơi nương tựa cho rất nhiều người. Ta sẽ trở thành suối nguồn của bình an và thấu hiểu. Khi đó ta sẽ trở thành cánh tay nối dài của Bồ tát Quán Thế Âm, vị bồ tát của lắng nghe sâu, vị bồ tát đại từ, đại bi.

Bí quyết chữa vết thương lòng

Kiến thức 09:40 28/03/2024

Đa phần trong cuộc sống, ai ai cũng từng bị những chấn thương tâm lý, vết hằn sâu tâm lý, vết thương lòng, nhưng ít ai biết cách phải làm sao để chữa lành vết thương này cho nhanh, dù rất muốn.

Hạnh nhẫn nhục của Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 08:45 28/03/2024

Hôm nay, nhân ngày Lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm, chúng ta hãy cùng noi theo hạnh nhẫn nhục của Ngài, để có sự lợi lạc trong đời sống tu học.

Ý nghĩa và lợi ích của chú Đại Bi

Kiến thức 16:00 27/03/2024

Dù ước nguyện thế nào, yêu cầu trước tiên đối với người thọ trì chú Đại Bi là phải có niềm tin nơi chú này, cung kính và giữ gìn giới đã thọ trong sạch thì mới có thể hòa cùng tâm đại bi của Bồ-tát, mới đạt được lợi ích cao quý.

Xem thêm