Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 12/01/2019, 12:00 PM

Đức Phật A Di Đà với cõi Sa bà có mối thâm duyên nào?

Cầu tức là cầu nguyện, siêu có nghĩa là thoát. Cầu siêu có nghĩa là cầu nguyện để chư hương linh còn đang lưu lạc ở địa ngục, ngã quỷ, súc sinh sẽ được siêu thoát, được giải phóng cảnh giới khổ đau để sinh về cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà. Tại sao lại chỉ có Đức Phật A Di Đà?

Có ba lý do chính: Vì Đức A Di Đà thệ nguyện sâu rộng, vì chúng sinh ở cõi này có nhân duyên lớn với Ngài, và vì sự giáo hóa của hai Đức Thế Tôn ở Tây Phương và Đông Độ liên quan nhau.

tien_than

Về nguyên nhân thứ nhất, như kinh Vô Lượng Thọ nói: Đức A Di Đà trong thời kỳ tu nhân, đã phát nhiều thệ nguyện rộng lớn. Phần khái yếu trong các lời nguyện ấy là: “Khi tôi thành Phật, nếu có chúng sinh nào muốn sinh về nước tôi, siêng tu các căn lành và chí tâm xưng danh hiệu tôi cho đến mười niệm, như kẻ ấy không được vãng sinh thì tôi thề không thành chính giác. Kẻ nào đã sinh về nước tôi mà còn bị thối chuyển và không quyết định được thành Phật, tôi thề không thành chính giác.' Nên trong Hoa Nghiêm Sớ nói: "Phật A Di Đà có lời thề sâu nặng nguyện tiếp dẫn chúng sinh ở cõi Ta Bà".

Bài liên quan

Về nguyên nhân thứ hai, khi Phật Thích Ca còn ở đời, chúng sinh nghe lời từ huấn, quy hướng về Đức A Di Đà rất nhiều.

Từ khi Đức Thế Tôn niết bàn về sau, bất luận là hàng tăng tục nam nữ, giàu nghèo sang hèn, kẻ đã nghe chính pháp hay chưa biết gì về Phật pháp vẫn thường xưng niệm danh hiệu A Di Đà Phật. Dù cho hạng hung dữ, kẻ không lòng tin, khi gặp cảnh nguy khốn tai nạn, hay lúc vui mừng, thán oán, bất giác cũng kêu gọi A Di Đà Phật.

Cho đến trẻ nhỏ khi chơi đùa vẫn thường nắn hình, vẽ tượng Phật A Di Đà; người hát xướng hay đứa hài nhi năm ba tuổi nói năng chưa rành, cũng biết niệm A Di Đà Phật.

Sự không ai khuyến khích mà vẫn biết niệm ấy không phải do nhân duyên là gì?

duc-phat-a-di-da-va-coi-tay-phuong-cuc-lac

Lại như trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Thế Tôn đã bảo: “Nay ta nói kinh này khiến cho chúng sinh được thấy Phật Vô Lượng Thọ và quốc độ của Ngài. Những kẻ muốn bước lên đường giải thoát, nên cầu vãng sinh. Pháp môn này mọi người đều có thể tu, chớ vì ta diệt độ rồi mà sinh lòng nghi hoặc. Trong đời đương lai, khi tam tạng giáo điển đã diệt hết, ta dùng nguyện lực từ bi, duy lưu kinh này trụ thế một trăm năm. Những chúng sinh nào có duyên được gặp, tùy ý mong cầu thảy đều đắc độ”.

Về nguyên nhân thứ ba, thì các vị tiên giác đều dạy: “Đức Thích Ca ứng sinh nơi cõi uế, đem các duyên: nhơ ác, khổ não, vô thường, chướng nạn, mà chiết phục chúng sinh, khiến cho họ sinh lòng nhàm chán mà tu theo chính đạo.

Đức Di Đà hiện thân nơi cõi tịnh, dùng các duyên: trong sạch, an vui, lâu dài, không thoái chuyển mà nhiếp hóa loài hữu tình, khiến cho họ khởi tâm ưa mến mà trở lại nguồn chân.

Hai bậc Thánh Nhân đã dùng hai môn chiết và nhiếp làm cho chính giáo lưu hành, nên sự hóa độ có liên quan nhau.

Lại Đức Bản Sư ngoài sự chỉ dạy ba thừa để giáo hóa chúng sinh, đặc biệt nói thêm môn Niệm Phật để nhờ Đức A Di Đà tiếp dẫn những kẻ còn chưa được độ.

Vì thế, trong các kinh Đại thừa, Đức Thế Tôn đã ân cần dặn bảo, luôn luôn khen ngợi và khuyến khích sự vãng sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc.

Ba lý do trên đây đã nói rõ tại sao Đức A Di Đà được riêng suy cử, trong số mười phương chư Phật.

Sau khi kinh này diệt rồi, Phật pháp hoàn toàn mất hẳn trong đời, chỉ còn lưu truyền bốn chữ A Di Đà Phật để cứu độ chúng sinh.

Kẻ nào không tin mà hủy báng, sẽ bị đọa vào địa ngục, chịu đủ các sự khổ”.

Vì lẽ đó, nên ngài Thiên Thai nói: “Phải biết Đức Phật A Di Đà đối với cõi trược này, có nhân duyên rất lớn”.

“Tịnh Độ hoặc vấn”

Thiền sư Thiên Như Duy Tắc thuật

Việt dịch: HT. Thích Thiền Tâm)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Là con của đức Phật

Kiến thức 15:20 25/04/2024

Đã xưng là Phật tử phải học theo hạnh của Phật. Phải luôn quán đến sự vô thường. Mới đó mà đã trôi qua một năm, thời gian mau chóng, thân người cũng theo đó mà biến đổi. Phải lo tu ngay từ bây giờ, thời gian không hẹn, không chờ đến già.

Biết bản thân tội chướng sâu dày, quyết chí niệm Phật cầu vãng sanh

Kiến thức 15:00 25/04/2024

Bạn hãy quan sát thật kỹ những người vãng sanh, chắc chắn họ phải là người phúc hậu, thật thà, trung hậu. Họ tự biết mình khổ, khổ là do nghiệp chướng của mình sâu dày, đời trước không có tu phước.

Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh

Kiến thức 10:15 25/04/2024

Chúng ta biết rằng, mỗi chúng ta đều có khả năng lắng nghe, lắng nghe để có thể hiểu được những đau khổ, những khó khăn của người khác. Trong chúng ta, có những người có khả năng lắng nghe rất sâu, trong khi lắng nghe có năng lượng của hiểu và thương.

Thuyết luân hồi

Kiến thức 09:14 25/04/2024

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.

Xem thêm