Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 04/01/2020, 08:17 AM

Phật giáo có tin là thượng đế tồn tại hay không?

Thượng Đế là một danh từ có một định nghĩa rất rộng rãi. Có nhiều thượng đế của các loại tôn giáo. Cũng có nhiều Thượng đế của Triết học. Nói chung lại, đứng trên lập trường nào để nhìn Thượng đế, thì sẽ hình thành một Thượng đế theo lập trường đó.

>>Hỏi đáp Phật giáo

Đạo Gia Tô cho rằng, Trời (thiên) hay Thượng đế của Nho gia Trung Quốc cũng là Thượng Đế của đạo Gia Tô. Thực ra, Thượng đế của Nho gia Trung Quốc là Thượng Đế của triết học phiếm thần, là Thượng Đế được con người yêu, nhưng không thể đòi hỏi Thượng Đế yêu người lại, cũng tức là Thượng Đế của "Bất khả tri luận". Thượng Đế của đạo Gia Tô là thần linh nhân cách hóa; là Chúa sáng thế đứng bên ngoài vũ trụ, là vị Thần vạn năng.

Phật giáo không cho rằng Thượng Đế có năng lực sáng tạo vạn vật, cũng không thừa nhận Thượng Đế có quyền ban phúc giáng họa đối với chúng sinh.

Phật giáo không cho rằng Thượng Đế có năng lực sáng tạo vạn vật, cũng không thừa nhận Thượng Đế có quyền ban phúc giáng họa đối với chúng sinh.

Về thuyết khởi nguyên của vũ trụ, thì dù là tôn giáo ở thời kỳ đầu hay là triết học cũng thường thường cho rằng đó là do thần biến hóa mà thành. Hi Lạp cho rằng Trụ Tư [Zem] là chúa tể các vị thần. La Mã cho rằng Cầu Tỷ Đặc [Jupeter] là chúa tể các vị thần. Các Thần của Ấn Độ cổ đại rất phức tạp, vị trí của họ thay đổi là Đại Vu Tư (daus) là đồng nhất về ngôn ngữ với Zeus của Hi Lạp và Jupiter của La Mã. Những vị thần có thế lực trong giới thần linh của sách thánh Vê đa là Balâuna (Baruna) là thần Tư pháp. Vị thần của Hư không giới là "Nhân đà la" [Indra] tức là Thần Sét. Vị thần của địa giới là A Kỳ Ni [Agni] là Hỏa thần (thần lửa).

Bài liên quan

Thần địa ngục là vua DẠ MA (Yama), [nhưng ông này trị vì trên một cõi trời]. Vì vậy, Ấn Độ cổ đại sùng bái nhiều thần (đa thần). Sau này, Ấn Độ giáo, có thuyết cho rằng, Thượng Đế, tức Chúa sáng tạo là "Đại Phạm Thiên", hoặc là "Đại tự tại thiên", hoặc là "Na la diên thiên", cuối cùng hình thành quan niệm Tam vị nhất thể, và công nhận Đại Phạm Thiên là chúa sáng tạo, Nala diên thiên là vị thần bảo vệ; Đại tự tại thiên là vị thần phá hoại. Nhưng thực ra, đó chỉ là một vị thần với ba bộ mặt khác nhau mà thôi. Hiện nay Ấn Độ giáo sùng bái "AMa", "Thấp La" và cả đến đức Phật cũng được họ sùng bái như Thượng đế (danh từ chỉ Thượng đế tính có tới hàng trăm - Xem bài : Ánh sáng chân lý - do Chu Tương Quang dịch; tr. 22, chú 14).

Vũ trụ là do nghiệp lực của chúng sinh cảm ứng mà có, nhiều nhân duyên hòa hợp mà thành.

Vũ trụ là do nghiệp lực của chúng sinh cảm ứng mà có, nhiều nhân duyên hòa hợp mà thành.

Bài liên quan

Thượng đế của Đạo giáo Trung Quốc là Ngọc Hoàng, khác với Thượng Đế của Nho gia, cũng khác với Thượng đế của đạo Gia Tô, cũng khác với Thượng đế của Ấn Độ giáo. Nếu đánh giá theo quan điểm và nhận thức của Phật giáo thì Thượng đế của Lão giáo và Hồi giáo tương đương với vị chủ tể cõi Trời Đao Lợi của Phật giáo; Thượng Đế của đạo Gia Tô (từ Ma Tây đến Pao lô và Angustanh v.v… đã thăng lên nhiều cấp) tương đương với Phạm thiên vương của Phật giáo; Thượng đế của Ấn Độ giáo đồng nhất với Đại tự tại thiên vương của Phật giáo; cõi Trời Đao Lợi là cõi Trời thứ 2 của Dục giới, gần gũi nhất với cõi người. Cõi Trời phạm thiên là cõi trời sơ thiền thuộc sắc giới. Đại tự tại thiên là cõi Trời cao nhất không có căn cứ. Vì phạm vi bài này không cho phép phân tích giới thiệu cặn kẽ, chứ nếu so sánh Thượng đế quan của các tôn giáo với 28 cõi Trời thuộc 3 giới thì đó là vấn đề rất thú vị.

Bởi vì các vị chủ tể các cõi Trời, đều có đôi chút thói quen kiêu mạn, thường hay nói với thần dân của họ rằng họ là vị chúa tể sáng thế có một không hai, cũng như vua chúa ở cõi người nay cũng thường tự xưng là "quả nhân". Ý tứ là, ngoài họ ra, trong thiên hạ không ai có thể cao quý vĩ đại hơn họ. Thậm chí, Tần Thủy Hoàng tự xưng là "Đức hơn Tam Hoàng, công vượt ngũ đế", vì vậy, ông tự xưng là Thủy Hoàng đế [Vị Hoàng đế đầu tiên]. Tâm lý của ông cũng giống như tâm lý của các vị chủ tể các cõi trời, tự xem mình là có một không hai. Thậm chí, có vị còn tỏ ra kiêu mạn đối với đức Phật nữa [xem Tạp A Hàm cuốn 44. Các trang 1195-1196]. Kỳ thực, họ đâu có phải là chúa sáng thế ? Vũ trụ không thể nào so sức mạnh của bất cứ vị Thần nào sáng tạo ra được.

Phật giáo đồ không sùng bái Thượng đế cho nên cũng không sợ Thượng đế, Phật giáo đồ tin rằng, tất cả mọi thiện thần trong ba giới, bao gồm cả Thượng đế và các vị Thiên chủ của 28 cõi Trời đều tin theo Phật pháp, ủng hộ Phật pháp

Phật giáo đồ không sùng bái Thượng đế cho nên cũng không sợ Thượng đế, Phật giáo đồ tin rằng, tất cả mọi thiện thần trong ba giới, bao gồm cả Thượng đế và các vị Thiên chủ của 28 cõi Trời đều tin theo Phật pháp, ủng hộ Phật pháp

Vũ trụ là do nghiệp lực của chúng sinh cảm ứng mà có, nhiều nhân duyên hòa hợp mà thành.

Như vậy, Phật giáo có thừa nhận Thượng Đế tồn tại, nhưng không cho rằng, Thượng Đế sáng tạo ra vũ trụ.

Còn Thượng đế của triết học chỉ là giả thiết của các triết gia, là một loại quan niệm giả định, chứ không phải là một đối tượng thực chứng: vì vậy, Phật giáo không tin ở sự tồn tại của Thượng đế của triết học.

Có thể có những người tin theo tôn giáo thần quyền nói rằng: "Thượng đế có quyền thưởng phạt người thiện, kẻ ác. Phật giáo đồ không sợ Thượng đế hay sao"?

Bài liên quan

Đúng như vậy, vì Phật giáo đồ không sùng bái Thượng đế cho nên cũng không sợ Thượng đế, Phật giáo đồ tin rằng, tất cả mọi thiện thần trong ba giới, bao gồm cả Thượng đế và các vị Thiên chủ của 28 cõi Trời đều tin theo Phật pháp, ủng hộ Phật pháp; Phật giáo xem họ cũng như các viên chức quân sự xem các vệ binh giữ cửa thành. Vệ binh có quyền kiểm soát sự ra vào cửa thành. Vệ binh có quyền bắt giữ, tra hỏi bọn phá hoại, bọn âm mưu lẻn vào cửa hành. Còn các viên chức quân sự, hành động theo đúng luật pháp, sao lại có thể sợ vệ binh được ?

Phật giáo không cho rằng Thượng Đế có năng lực sáng tạo vạn vật, cũng không thừa nhận Thượng Đế có quyền ban phúc giáng họa đối với chúng sinh. Phật xem Thượng đế cũng là một trong 6 loại chúng sinh; bất quá vì ở các đời trước, có tu phúc báo, cho nên ngày nay được sinh lên các cõi Trời để hưởng lạc. Nếu Thượng Đế có tham dự vào sự nghiệp họa phúc của chúng sinh, cũng là do sự cảm ứng của nghiệp lực của loài người mà thôi. Đó là đạo lý mà câu cách ngôn nói: "Tự giúp thì người giúp", "Tự hại thì người hại".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tứ y, tứ bất y là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 27/03/2024

Hỏi: Xin cho biết xuất xứ của giáo lý Tứ y cùng ý nghĩa và phương thức ứng dụng của giáo lý này trong tu tập.

Tu học để làm gì?

Hỏi - Đáp 09:20 27/03/2024

Tu học không phải để mình được bình an, được lợi ích, mà là để thấy ra sự thật về chính mình và đời sống...

Thầy có khi nào nổi giận không?

Hỏi - Đáp 11:00 26/03/2024

Hỏi: Thầy có khi nào nổi giận điên lên không? Lần cuối Thầy nổi giận là khi nào? Xin Thầy nói thêm về sự tha thứ.

Đi chùa khó làm ăn liệu có đúng không?

Hỏi - Đáp 11:45 25/03/2024

Hỏi: Mấy năm trước, tôi đi chùa lễ Phật sám hối vào các ngày 14 và 30. Hai năm trở lại đây, tối nào tôi cũng đi tụng kinh. Bạn trai của tôi cứ đổ thừa là do tôi đi chùa nên khó làm ăn, la rầy và cấm tôi không được đi chùa nữa.

Xem thêm