Thứ tư, 11/12/2019, 08:07 AM

Nhân sinh quan, vũ trụ quan Phật giáo qua lăng kính dân gian (II)

Niết Bàn dân gian và Niết Bàn Phật giáo có chỗ không tương đồng, dân gian chuyển hóa trạng thái tâm thức thành một cảnh giới cụ thể. Tuy thế, họ gặp nhau ở điểm là người ta hãy hướng Niết Bàn bằng tâm chân chính, giới hạnh trang nghiêm.

 >>Kiến thức

Duyên khởi

Duyên khởi là cơ sở của vũ trụ quan Phật giáo. Duyên Khởi là giáo lý mà từ đó Thế Tôn giác ngộ vô thượng Bồ đề. Duyên khởi trong Phật giáo giải thích sự ra đời, tồn tại và hủy diệt của các sự vật hiện tượng. Đức Phật định nghĩa 12 nhân duyên nối nhau như một mắc xích tròn không thể xác định vòng nào là vòng đầu, vòng cuối. Để có một khái niệm về duyên khởi một cách cô đọng nhất, có thể dẫn lời tóm tắt của Phật trong Kinh “Phật Tự Thuyết” như sau:

 “Do cái này có mặt nên cái kia có mặt.

Do cái này không có mặt nên cái kia không có mặt.

Do cái này sinh nên cái kia sinh  

Do cái này diệt nên cái kia diệt.”

Duyên khởi là cơ sở của vũ trụ quan Phật giáo. Duyên Khởi là giáo lý mà từ đó Thế Tôn giác ngộ vô thượng Bồ đề. Duyên khởi trong Phật giáo giải thích sự ra đời, tồn tại và hủy diệt của các sự vật hiện tượng.

Duyên khởi là cơ sở của vũ trụ quan Phật giáo. Duyên Khởi là giáo lý mà từ đó Thế Tôn giác ngộ vô thượng Bồ đề. Duyên khởi trong Phật giáo giải thích sự ra đời, tồn tại và hủy diệt của các sự vật hiện tượng.

Bài liên quan

Dưới cái nhìn duyên khởi, thì mọi hiện tượng trong cuộc đời đều tồn tại hỗ tương cho nhau. Cho nên, mỗi hành động của chúng ta đều ảnh hưởng đến ngoại cảnh. Trong dân gian giáo lý Duyên Khởi ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Nếu ai mà liễu hội Duyên Khởi tức thành tựu sự giác ngộ tối thượng, như đức Phật dạy: “Ai thấy Duyên Khởi là thấy pháp, ai thấy pháp là thấy Phật.” (HT. Minh Châu-Trung Bộ I-Đại Kinh Dụ Dấu Chân Voi, trang 422)

Giáo lý duyên khởi cũng liên quan đến nhân quả-nghiệp báo. Xét về tiến trình một sự vật, một hiện tượng nào đó được thành tựu phải đi từ nhân – duyên – quả. Nghĩa là kết quả thành tựu được không chỉ do nhân mà còn phụ thuộc vào duyên. Về mặt đạo đức, duyên khởi giúp con người chuyển hóa lỗi lầm của mình

Luân hồi

Phần đông người đời hay lo sợ băn khoăn thắc mắc không biết sau khi chết sẽ đi về đâu? Sở dĩ họ lo sợ là đúng vì “sanh tử sự đại.” Nói đến luân hồi là nói đến sự chuyển sinh vô tận. Có rất nhiều học thuyết bàn về luân hồi. Vậy luân hồi là gì?

Luân hồi còn là ở ngay nhịp đập của quả tim đời sống hiện giờ, nhịp đập ấy được nối tiếp nhau đến khi bỏ xác thân này, hướng mãnh liệt khát khao về đời sống khác, cứ đeo níu thành một sợi dây nghiệp thức rồi trở thành một thân sau, cứ xoay vần mãi như thế, cho đến khi nào mười hai nhân duyên đoạn diệt, vòng quay luân hồi mới chấm dứt.

Luân hồi còn là ở ngay nhịp đập của quả tim đời sống hiện giờ, nhịp đập ấy được nối tiếp nhau đến khi bỏ xác thân này, hướng mãnh liệt khát khao về đời sống khác, cứ đeo níu thành một sợi dây nghiệp thức rồi trở thành một thân sau, cứ xoay vần mãi như thế, cho đến khi nào mười hai nhân duyên đoạn diệt, vòng quay luân hồi mới chấm dứt.

Bài liên quan

Luân hồi là sự tiếp nối của nhân quả-nghiệp báo, ở đâu có nhân quả nghiệp báo, thì ở đó có luân hồi.Luân hồi nghĩa là sự tái sinh, sự đi đến, nói đủ là bánh xe sinh tử không có khởi điểm, không có chung cuộc. Có thể nói hết thảy hiện tượng trên thế gian đều không thoát ra ngoài cái đạo lý luân hồi, sự vận chuyển vật lý của vũ trụ, sự thay đổi bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, sự lưu chuyển ba đời quá khứ, hiện tại, tương lai . . . tất cả đều là hiện tượng luân hồi.

Luân hồi còn là ở ngay nhịp đập của quả tim đời sống hiện giờ, nhịp đập ấy được nối tiếp nhau đến khi bỏ xác thân này, hướng mãnh liệt khát khao về đời sống khác, cứ đeo níu thành một sợi dây nghiệp thức rồi trở thành một thân sau, cứ xoay vần mãi như thế, cho đến khi nào mười hai nhân duyên đoạn diệt, vòng quay luân hồi mới chấm dứt.

Luân hồi là Môtíp nổi bậc nhất trong tâm thức của đa phần người Việt. Người ta vẫn tin rằng sau khi chết con người sẽ sống một đời sống khác hơn, tốt đẹp hơn kiếp này, do với tư tưởng nghĩ vậy, mà nhiều người dân luôn hướng về điều thiện, tránh điều ác, tin tưởng ở tương lai. Vậy với giáo lý luân hồi là giáo lý có tính nhân bản, đã góp phần xây dựng nền đạo đức xã hội và khích lệ con người hành thiện.

Đức Phật cũng nói Niết Bàn Như Lai chứng được “thực sự sâu xa, vi diệu khó thấy, khó chứng, tịch tĩnh, cao siêu, vượt thoát mọi lý luận.”

Đức Phật cũng nói Niết Bàn Như Lai chứng được “thực sự sâu xa, vi diệu khó thấy, khó chứng, tịch tĩnh, cao siêu, vượt thoát mọi lý luận.”

Niết Bàn

Bài liên quan

Niết Bàn là mục đích của người tu Phật. Người Việt ảnh hưởng Phật giáo, nên từ ngữ Niết Bàn đã trở nên thân thuộc trong đời sống dân gian. Tuy thế, khái niệm Niết Bàn vẫn là “một khái niệm hàm súc và rất dễ bị ngộ nhận.” (TT. Phước Sơn- Niết Bàn phải chăng là hư vô- TV Thành đạo, xuân 1996)

Đức Phật cũng nói Niết Bàn Như Lai chứng được “thực sự sâu xa, vi diệu khó thấy, khó chứng, tịch tĩnh, cao siêu, vượt thoát mọi lý luận.” Thế nên có nhiều người bình dân họ không thể hiểu sâu xa hết về Niết Bàn, thế nhưng họ vẫn đưa ra một khái niệm Niết Bàn theo ý nghĩ của họ, dù đó là khái niệm bất thành văn.

Trong tâm thức dân gian, Niết Bàn là một thế giới cụ thể, rất xa chúng ta, nơi ấy không có khổ đau. Những người thực tâm tu hành và những người hiền thì kiếp sau sẽ được Phật rước qua đó. Quan niệm này không hoàn toàn trái với tinh thần giáo lý nhà Phật, tuy nhiên Niết Bàn của Phật giáo không phụ thuộc vào hình tướng cụ thể như thế.

Niết Bàn dân gian và Niết Bàn Phật giáo có chỗ không tương đồng, dân gian chuyển hóa trạng thái tâm thức thành một cảnh giới cụ thể. Tuy thế, họ gặp nhau ở điểm là người ta hãy hướng Niết Bàn bằng tâm chân chính, giới hạnh trang nghiêm. Thiết nghĩ, đó là điểm mà mọi người cần phải hướng đến, dù người ấy không dùng từ ngữ Niết Bàn.

Niết Bàn dân gian và Niết Bàn Phật giáo có chỗ không tương đồng, dân gian chuyển hóa trạng thái tâm thức thành một cảnh giới cụ thể. Tuy thế, họ gặp nhau ở điểm là người ta hãy hướng Niết Bàn bằng tâm chân chính, giới hạnh trang nghiêm. Thiết nghĩ, đó là điểm mà mọi người cần phải hướng đến, dù người ấy không dùng từ ngữ Niết Bàn.

Bài liên quan

Vậy Niết Bàn của Đạo Phật ở đâu? “Không có nơi nào nhìn về hướng Tậy ,hướng Nam, hướng Đông, hướng Bắc, phía trên, phía dưới, hay  phía ngoài mà có thể nói đó là Niết Bàn/ Người nào  sanh sống chơn chánh, giới hạnh trang nghiêm và chú tâm minh sát, dầu ở Hy Lạp, Trung Hoa, Alexandrie hay Kosala đều có thể thành tựu đạo quả Niết Bàn.” (Narada Thera: Đức Phật và Phật pháp, trang 470). Như vậy, Niết Bàn của Phật giáo không lìa thế gian: Sanh tử tức Niết Bàn. Niết Bàn của Phật giáo là trạng thái tâm thức “đã được thổi tắt, đã diệt hết lữa phiền não, là thành tựu trí huệ viên mãn. Trạng thái này là cảnh gíơi giác ngộ siêu việt sanh tử, là mục đích thực tiễn rốt ráo của đạo Phật.” (TT. Phước Sơn-Thanh Tịnh Đạo Luận)

Như vậy, Niết Bàn dân gian và Niết Bàn Phật giáo có chỗ không tương đồng, dân gian chuyển hóa trạng thái tâm thức thành một cảnh giới cụ thể. Tuy thế, họ gặp nhau ở điểm là người ta hãy hướng Niết Bàn bằng tâm chân chính, giới hạnh trang nghiêm. Thiết nghĩ, đó là điểm mà mọi người cần phải hướng đến, dù người ấy không dùng từ ngữ Niết Bàn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm