Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 19/02/2021, 11:00 AM

Phật giáo quan niệm về môi trường sinh thái

Đạo Phật khi đề cập tới vấn đề môi trường sinh thái luôn nhấn mạnh đến các thái độ hành vi rất sâu sắc liên quan đến toàn thể vũ trụ. Điều quan trọng nhất là đạo đức Phật giáo trong nội tại luôn nhấn mạnh rằng thế giới bên ngoài hoàn toàn không tách biệt đối với nhân loại.

Một trong số những vấn nạn chính yếu của thời đại ngày nay đang cần tìm ra câu trả lời cấp thiết là sự khủng hoảng sinh thái xảy ra do các cải cách không cần thiết cũng như không phù hợp của con người đối với môi trường. Trong một xã hội tư bản hóa và tiêu thụ hóa, mọi mục tiêu có toan tính của con người là chỉ nhằm kiếm được tiền bằng mọi cách. Người ta dường như không còn thỏa mãn với những món quà của thiên nhiên mang lại nữa mà khai thác theo kiểu tận thu hết mức theo lòng ham muốn của mình. Vì sự ích kỷ của con người mà đã từ xa xưa trong quá khứ, môi trường luôn luôn phải kêu cứu. Mặc dù ngày xưa, ngay cả những người nguyên thủy đã biết sử dụng nguồn tài nguyên môi trường một cách vừa phải. Họ đã biết rằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên là có giới hạn, do đó chúng cần được bảo vệ. Hiểu biết này có được không chỉ trong lĩnh vực gọi là khoa học mà còn trong lĩnh vực hệ thống đạo đức tôn giáo. Đạo đức của tôn giáo luôn đề cao sự kiểm soát ham muốn cá nhân trong một chừng mực nhất định nào đó. Ngay cả trong phạm vi đời sống thế tục con người cũng được giáo dục rằng khi đáp ứng các nhu cầu bản thân thì phải luôn nghĩ tới thế giới bên ngoài. Con người có hiểu biết và định hướng hành vi theo đạo đức tôn giáo sẽ không bao giờ làm tổn hại môi trường chỉ vì mục đích sinh tồn của riêng mình.

Con người hiện đại ngày nay đã đánh mất một cách đáng kể về đạo đức và định hướng hành động theo tôn giáo của mình. Dường như họ đã sử dụng quá mức nguồn tài nguyên mà môi trường mang lại. Và hậu quả là con người hiện đại ngày nay phải đối mặt với nhiều khủng hoảng sinh thái. Những cuộc khủng hoảng này do chính con người tạo ra và vì vậy con người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về chúng. Các nghiên cứu hiện đại có thể giúp đưa ra nhiều giải pháp cho các khủng hoảng sinh thái này. Ví dụ, quan điểm của các trung tâm phát triển về lý thuyết phát triển bền vững là: con người hiện đại phải luôn quan tâm tới thiên nhiên và cố gắng gặt hái được các mục tiêu phát triển nhưng chỉ gây tổn hại thấp nhất cho với môi trường tự nhiên. Tuy nhiên quan điểm của tôi cho rằng các luật lệ và quy định được ban hành và thực thi bên ngoài xã hội không có khả năng giải quyết một cách hiệu quả cho các vấn nạn khủng hoảng sinh thái này. Con người cần quay trở lại vấn đề căn bản của chính mình: cần có khả năng kiểm soát các ham muốn của chính mình và tuân thủ môi trường.

Đạo Phật khi đề cập tới vấn đề môi trường sinh thái luôn nhấn mạnh đến các thái độ hành vi rất sâu sắc liên quan đến toàn thể vũ trụ. Điều quan trọng nhất là đạo đức Phật giáo trong nội tại luôn nhấn mạnh rằng thế giới bên ngoài hoàn toàn không tách biệt đối với nhân loại. Đó là một phần cuộc sống của con người. Nhân loại lệ thuộc vào môi trường sinh thái. Các thái độ hành vi được ươm mầm nội tại trong mỗi con người. Phương pháp chính thể luận này có thể được sử dụng làm nền tảng xây dựng đạo đức hành xử của con người đối với môi trường thiên nhiên. Trong bài giới thiệu này, mục đích của tôi là nhằm nắm bắt tinh túy hệ thống đạo đức triết học và tôn giáo học của Phật giáo trong lĩnh vực sinh thái học.

Khẩu trang được làm từ sợi chuối – Vừa chống dịch vừa bảo vệ môi trường

Tôn trọng thiên nhiên là một trong các đặc tính quan trọng của tôn giáo nguyên thủy và nghi thức này là một trong những nguyên nhân ra đời của tôn giáo.

Tôn trọng thiên nhiên là một trong các đặc tính quan trọng của tôn giáo nguyên thủy và nghi thức này là một trong những nguyên nhân ra đời của tôn giáo.

Đạo đức học và tôn giáo học về môi trường

Khoa học và kỹ thuật hiện đại với nền sản xuất mang tính hủy diệt của nó đã tạo nên nhiều khủng hoảng sinh thái mang tính toàn cầu. Mặc dù nhiều cuộc khủng hoảng xuất phát từ các nước phương Tây nhưng hầu như toàn thế giới đều bị đe dọa. Cứ chiếu theo tình trạng nghiêm trọng này thì tất cả các

quốc gia lẽ ra phải nên liên kết lại để đối phó với chúng. Mặt khác trong những năm gần đây sự tăng trưởng và phát triển của khoa học cũng như sự tiến bộ về công nghệ đã làm thay đổi thái độ của con người đối với môi trường.

Một trong các vấn đề lớn về thái độ tiêu cực của con người thời đại ngày nay đối với hệ sinh thái là con người luôn nghĩ rằng họ có khả năng thay đổi hệ sinh thái theo ý thích của mình. Vì vậy không như những thời xưa, môi trường đã trở nên không còn quan trọng đối với con người nữa. Nói cách khác, con người nghĩ rằng hệ sinh thái tùy thuộc vào con người.

Vấn đề cơ bản được quan tâm về mặt đạo đức chính là mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên. Cùng với đà phát triển, con người vẫn đang cố gắng kiểm soát và làm chủ thiên nhiên, qua đó tận dụng thiên nhiên chỉ  vì mục đích hưởng thụ. Điều này dẫn tới sự hủy hoại và làm ô nhiễm môi trường. Sự hòa hợp giữa con người và thế giới tự nhiên bị phá hủy dẫn tới vấn đề thoái hóa chất lượng môi trường, một mối đe dọa cơ bản cho sự sống của hành tinh. Trong hoàn cảnh này, xu hướng của con người là quay trở về với chính mình để tìm kiếm các giải pháp đạo đức cho các khủng hoảng toàn cầu hiện tại. Theo Phật giáo, thiên nhiên có thể được sử dụng cho sự thụ hưởng về mặt tinh thần. Tuy nhiên, lời dạy của Phật là hãy để thiên nhiên như nó vốn hiện hữu và chỉ nên thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên với một thái độ không tham muốn.

Đạo đức về thái độ ứng xử với môi trường đề cập tới mối quan hệ mang tính đạo đức giữa chúng sinh với môi trường và các nội dung mất tính nhân bản của nó. Vì vậy, đạo đức hành xử với môi trường một cách chuẩn mực là một vấn đề quan trọng của thời đại trên phạm vi toàn cầu.

Xung đột cơ bản trong lĩnh vực này xảy ra giữa giá trị thuộc về phương tiện và giá trị thuộc về bản chất. Để đơn giản hóa, chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi: liệu thiên nhiên là phần trung gian hay điểm kết thúc? Ngày nay con người hiện đại cho rằng môi trường chỉ để phục vụ lợi ích riêng mình. Thái 

độ này không thể được chọn lựa như một sự cố mang tính ngẫu nhiên vì nó là một chuỗi nhân quả. Đây là điều kiện tạo ra thuyết con người là trung tâm vũ trụ trong lối suy nghĩ thời nay. Mặc dù Phật giáo chấp nhận tính ưu việt của loài người do khả năng chuyển hóa đời sống tâm linh, Phật giáo chưa bao giờ phủ nhận các hiện tượng vũ trụ khác. Vì sự tồn tại của loài người và sự phát triển đạo đức của họ căn bản là phụ thuộc vào các yếu tố môi trường nên sự tách rời thành hai mặt đối lập giữa con người và vũ trụ là không hợp lý.

Truyền thống của tất cả các tôn giáo trên thế giới đều nêu bật mối quan tâm về phương diện đạo đức đối với môi trường và các sinh vật trên trái đất. Trái đất đã được đối xử bằng một số hình thức mang ý nghĩa tôn giáo. Do hậu quả của tính hiện đại hóa, khoa học, kinh tế và chính trị mà nền đạo đức mang tính tôn giáo đã bị thay thế bởi chủ nghĩa nhân văn. Các thái độ thể hiện sự biết ơn sâu sắc về mặt truyền thống đối với thiên nhiên đã bị chỉ trích, rồi bị lãng quên, do vậy mà chúng không thể thực thi. Đây là thời gian tốt nhất để xem xét nền đạo đức môi trường theo khía cạnh tôn giáo nhằm bảo vệ hệ sinh thái. Có một điều chắc chắn rằng tôn giáo có thể hỗ trợ bảo vệ về mặt bản chất cho hệ sinh thái. Đối với tôn giáo, mặc dù chúng ta sử dụng thiên nhiên làm công cụ cho sự sinh tồn, môi trường sẽ là điểm kết thúc giúp duy trì sự cân bằng của tất cả mọi sinh vật. Là một ngành khoa học nguyên thủy, tôn giáo có khả năng hiểu được thiên nhiên và dự đoán được nó bởi các lý thuyết khác nhau trong quá khứ. Trái lại, con người hiện đại đang làm xáo trộn sự cân bằng của thiên nhiên bằng nhiều cách và nhiều phương tiện. Con người có thể thực hiện các nghĩa vụ nào đó đối với các sinh vật xung quanh. Ngày nay, đang có những nỗ lực toàn cầu nhằm bảo vệ loài người bằng những tiêu chuẩn tối ưu trong các bối cảnh về quyền con người cũng như trách nhiệm, sự tự do, công lý, luật pháp và sự bình đẳng. Tôn giáo nhấn mạnh: theo cách tương tự, chúng ta cần có một loạt các nghĩa vụ đối với môi trường của chúng ta.

Chiến binh bảo vệ môi trường: Nhà sư Phật giáo và lễ quy y cho cây

Quan điểm của Đại Thừa về hệ sinh thái do vậy đối xử với vũ trụ như một nơi chốn linh thiêng. Ngay trong sự tu tập của Phật giáo, thiên nhiên và các nơi chốn thiên nhiên được coi là những nơi giúp phát triển tâm linh trong nhiều năm tháng qua.

Quan điểm của Đại Thừa về hệ sinh thái do vậy đối xử với vũ trụ như một nơi chốn linh thiêng. Ngay trong sự tu tập của Phật giáo, thiên nhiên và các nơi chốn thiên nhiên được coi là những nơi giúp phát triển tâm linh trong nhiều năm tháng qua.

Tôn trọng thiên nhiên

Tôn trọng thiên nhiên là một trong các đặc tính quan trọng của tôn giáo nguyên thủy và nghi thức này là một trong những nguyên nhân ra đời của tôn giáo. Chẳng hạn, con người ở thung lũng Indus trước kia tôn thờ các đối tượng thiên nhiên như các vị thần và các nữ thần. Trong tôn giáo Vedic xưa kia các hiện tượng tự nhiên đã được tôn thờ ở các cấp độ khác nhau. Khi họ đã nhận thức được thiên nhiên như nơi trú ngụ của các thế lực thiêng liêng họ đã tôn kính thiên nhiên. Nói cách khác, họ được hưởng lợi ích từ thiên nhiên trong nhiều phương diện do kết quả của việc họ muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với thiên nhiên. Mặc dù sự kính trọng thiên nhiên là cách thức của tôn giáo sơ khai, khuynh hướng và thái độ của con người thời đó rất sâu sắc. Mục đích đơn giản của họ là nhằm bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với thiên nhiên bởi vì họ hiểu rất đúng đắn rằng thiên nhiên mang lại cho họ nhiều lợi ích và thuận lợi. Họ biết rằng sự tồn vong của họ hoàn toàn phụ thuộc vào các món quà nhận được từ thế giới thiên nhiên. Ngày nay thiên nhiên và các lý thuyết của nó đã được khám phá và đón nhận về mặt khoa học, trong khi con người hiện đại đã đánh mất tính đạo đức quan trọng của mình. Do vậy chúng ta nên quay về nền tảng cơ bản của mình để tìm kiếm giải pháp cho các vấn nạn môi trường.

Lịch sử đã chứng minh rằng đạo đức không thể chỉ được thiết lập bằng các nguyên tắc đạo đức và hệ thống luật pháp thực hiện từ bên ngoài. Nhưng về phương diện này, đạo đức tôn giáo lại quá thành công trong việc thiết lập khuôn mẫu một xã hội với các nguyên tắc đạo đức tôn giáo từ nội tâm. Phật giáo chưa bao giờ xem thiên nhiên như một nơi chốn thiêng liêng và vì vậy nên được sùng kính. Tuy vậy thái độ của Phật giáo đối với thiên nhiên là một chuẩn mực đạo đức nhấn mạnh mối tương quan giữa con người và hiện tượng thiên nhiên. Vì vậy môi trường và các nguồn tài nguyên của nó nên được sử dụng với thái độ biết đủ. Môi trường thiên nhiên cùng với tất cả những món quà mà thiên nhiên mang lại hỗ trợ cho sự tồn vong của tất cả các chủng loài và vì vậy nó cần được gìn giữ cho thế hệ tương lai. Như vậy, thiên nhiên phải được giữ gìn và bảo vệ với một thái độ tích cực. Như chúng ta biết, các nguồn tài nguyên thiên nhiên đều có giới hạn và đang bị cạn dần. Thái độ của Phật giáo là không tham lam và hài lòng với nhu cầu tối thiểu rất được tôn trọng.

Quy luật vàng

Hầu hết ở mọi tôn giáo, lý thuyết vàng quan trọng này được đề cập theo những cách khác nhau. Ngay cả trong nền đạo đức Phật giáo, một trong các lời dạy trung tâm là “con người nên đối xử với nhau giống như cách họ đối xử với bản thân mình”. Đức Phật đã dạy rằng cơ sở của việc quan tâm đến kẻ khác chính là kết luận được rút ra từ bản thân mình đến người khác. Theo giáo sư Dharmasiri, kết luận này có thể hiểu theo hai cách. Trước hết, con người có thể nghĩ về bản thân mình trong tương quan với người khác. Giá trị của bản thân hay cá tính riêng có thể được ảnh hưởng từ những người khác. Thứ hai, con người có thể xem xét những người khác trong tương quan với bản thân. Chẳng hạn người ta có thể hiểu rằng trạng thái không thoải mái đối với mình cũng sẽ không thoải mái với người khác. Phản ánh này mang lại thái độ tránh hủy hoại hay làm tổn hại người khác.

Môi trường bên ngoài không chỉ bao gồm môi trường xã hội, tức các nhóm người, mà cũng bao gồm cả động vật, quần thể động thực vật, không khí và các đối tượng khác có thể được đối xử theo cùng cách thức con người cư xử với nhau và với bản thân mình. Đạo đức cá nhân trong lời dạy của Đức Phật đã đưa ra một giá trị nội hàm. Bằng cách phát triển sự cảm thông với thế giới bên ngoài, con người có thể trở nên đồng nhất với nó. Sự nhận thức sâu sắc này là nhằm mang đến thái độ không thể tách rời nhau giữa các sinh vật. Với sự giải thích căn bản về đạo đức con người thì nhân loại phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho việc gìn giữ bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên của nó.

Tham dục làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

Chuẩn mực đạo đức Phật giáo có thể tích cực đóng góp để làm giảm đi các cuộc khủng hoảng sinh thái bắt nguồn từ các hoạt động của con người.

Chuẩn mực đạo đức Phật giáo có thể tích cực đóng góp để làm giảm đi các cuộc khủng hoảng sinh thái bắt nguồn từ các hoạt động của con người.

Tình yêu thương vũ trụ

Phật giáo vượt ra ngoài giới hạn của Trái đất. Theo thuyết vũ trụ học của Phật giáo, có hằng hà sa số các thế giới và chủng loài. Do vậy một tín đồ Phật giáo trung thành cần phải mở rộng lòng từ bi hỉ xả của mình với tất cả các loài dù là có nhìn thấy hay không thấy trong khi thiền định. Điều này phải được chú tâm thực hiện. Bởi vì phương cách của Phật giáo là quá rõ ràng cụ thể trong lãnh vực này. Khi được thực hiện bằng tất cả tâm trí của con người thì sẽ không còn một sự hạn chế nào nữa. Đây là bổn phận và trách nhiệm của mọi người để mở rộng từ tâm vượt qua mọi rào cản. Trong nhiều bối cảnh, Phật giáo đã thể hiện giá trị của lòng thương yêu vũ trụ muôn loài. Chẳng hạn có lần Đức Phật nói rằng trong lúc san sẻ sự yêu thương, người ta phải nghĩ đến tất cả mọi loài sinh vật đang tồn tại trong vũ trụ này. Vì vậy thái độ của người con Phật là phải mở rộng tình thương cho tất cả chúng sinh. Phát biểu này chính là quan điểm về rộng độ chúng sanh của Phật giáo. Con người nên yêu thương nhau như người mẹ yêu thương đứa con duy nhất của mình, như Kinh Từ tâm (Metta Sutta) đã đề cập.

Phương pháp chính thể luận

Bản chất của tính cách cá nhân bình thường theo Phật giáo hiểu là sự phân chia tách ra khỏi nhau. Trước hết mỗi cá nhân nhận định “cái tôi” là mục tiêu hay thế giới bên trong. Sau đó, cá nhân mới đi tới thế giới khác hay bên ngoài. Nhưng sự phân chia này hoàn toàn sai vì nó dẫn đến sự vô tâm. Sự lưỡng phân này dẫn đến thói chủ trương thỏa hiệp theo bản ngã. Người như vậy được gọi là “prutajjana”, trong thuật ngữ Phật giáo có nghĩa là “một cá thể riêng biệt” . Theo Phật giáo, vì muốn thỏa mãn các nhu cầu khác nhau mà con người đã gây tổn hại cả về mặt tinh thần lẫn vật chất trong cuộc sống. Phật giáo tin rằng các quá trình tự nhiên chịu ảnh hưởng bởi đạo đức của con người. Trong mỗi con người có cả cái tốt và cái xấu. Do vô minh mà con người mang những bất thiện trong tâm. Do giác ngộ mà con người nuôi dưỡng những điều thiện trong tâm. Những phẩm chất tốt và xấu này của con người được phản ánh ngay trong hành động và lời nói cụ thể của họ. Con người sẽ không thể tránh khai thác tận diệt thiên nhiên nếu là con người có phẩm chất xấu. Trái lại một người có phẩm chất tốt sẽ thân thiện với thiên nhiên. Vì vậy, chúng ta thấy rằng đạo đức của con người và môi trường thiên nhiên có mối quan hệ khăng khít với nhau.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, chúng ta thấy có một sự so sánh, hay còn gọi là thuyết lưới Đế châu của thần Indra (trong huyền thoại Ấn Độ) nhằm nói lên bản chất tương quan lẫn nhau của con người và hệ sinh thái. Toàn vũ trụ này được bao phủ bởi chiếc lưới này và các sợi chỉ lưới được se kết bằng các viên kim cương. Mỗi viên kim cương trong lưới đều có nhiều mặt, và mặt nào cũng phản chiếu ánh sáng của tất cả các viên kim cương khác. Do vậy không có sợi kim cương nào có thể tách khỏi lưới. Nếu một sợi kim cương này tách ra khỏi các sợi khác thì chiếc lưới sẽ bị hư hoại. Quan điểm này đưa tới phương pháp chính thể luận đối với thiên nhiên.Vũ trụ nên được đối xử như một khối toàn thể. Khi chúng ta coi thiên nhiên như một phần của cuộc sống chúng ta, giá trị thực chất của thiên nhiên trở nên quan trọng. Thái độ của Phật giáo đối với thiên nhiên được dựa trên lý duyên khởi. Thiên nhiên phụ thuộc vào con người. Con người phụ thuộc vào thiên nhiên. Phật giáo cung cấp các tấm gương về hành vi và thái độ đúng đắn đối với thiên nhiên. Sự tử tế, lòng trắc ẩn, niềm thông cảm và thanh thản phải được mở ra, dung chứa muôn loài và với thiên nhiên nói chung, không chút ngăn ngại.

Thiên nhiên như là chốn thiên nhiên

Với nhiều tôn giáo, thiên nhiên là chốn linh thiêng để cho con người cư ngụ và sinh sống trong đó. Tín đồ các tôn giáo nguyên thủy tin rằng trong thiên nhiên có đủ các vị thần. Theo Thần Đạo (Shintoism – Tôn giáo của nước Nhật), sự tôn thờ thiên nhiên là tôn kính Thần Kamis. Kamis là vị Thần Vũ trụ. Niềm tin này đã ảnh hưởng đến tín ngưỡng Đại Thừa ở nhiều mức độ khác nhau. Ngay cả đạo Phật cũng quan niệm rằng có hằng hà sa số các chủng loài khác nhau sinh sống trên cây cối và khắp nơi. Phật tử Đại Thừa tin rằng vũ trụ này là nơi hiện hữu của tất cả Đức Phật và Bồ tát. Quan điểm của Đại Thừa về hệ sinh thái do vậy đối xử với vũ trụ như một nơi chốn linh thiêng. Ngay trong sự tu tập của Phật giáo, thiên nhiên và các nơi chốn thiên nhiên được coi là những nơi giúp phát triển tâm linh trong nhiều năm tháng qua.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Phật giáo luôn luôn là một tôn giáo thân thiện với môi trường. Con người được khuyên là không nên khai thác thiên nhiên mà hãy cảm nhận nó, không nên tham lam, cướp đoạt nó.

Phật giáo luôn luôn là một tôn giáo thân thiện với môi trường. Con người được khuyên là không nên khai thác thiên nhiên mà hãy cảm nhận nó, không nên tham lam, cướp đoạt nó.

Kết luận

Vũ trụ là một mạng lưới phức hợp những mối tương quan. Các mối liên hệ với con người rất quan trọng trong bối cảnh xã hội. Tuy vậy, tương quan giữa con người với các phương diện sinh thái cũng đóng vai trò chính yếu cho sự tồn tại của loài người.Tất cả các loài có sự sống và không có sự sống trong thiên nhiên đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chúng hỗ tương, giúp đỡ nhau để sinh tồn lâu dài hơn. Mỗi cá thể nhân loại có liên hệ với nhau, với các loài động thực vật cũng như với toàn hệ sinh thái. Dù cho các mối liên hệ này ở tầm vĩ mô hay tầm vi mô, nó vẫn hiện hữu. Vì vậy để hiểu được vũ trụ và sự liên kết phức tạp trong mạng lưới của nó, chúng ta cần phải nhìn vào bên trong chính mình để nhận thức tiềm năng và bản thân chúng ta trước. Kiến thức về vũ trụ và các mối quan hệ phức tạp của nó có thể cơ bản giúp thay đổi thái độ hành xử của con người chúng ta đối với thiên nhiên. Ngay trong việc thực tập tu tập theo đạo Phật, lòng trắc ẩn chính là một thể hiện về quan điểm đối với môi trường. Do vậy, lời dạy của Đức Phật có thể được sử dụng để khai sáng cho loài người về sự đồng sinh tồn, không thể chia tách giữa con người và thiên nhiên.

Phật giáo luôn luôn là một tôn giáo thân thiện với môi trường. Con người được khuyên là không nên khai thác thiên nhiên mà hãy cảm nhận nó, không nên tham lam, cướp đoạt nó. Chuẩn mực đạo đức Phật giáo có thể tích cực đóng góp để làm giảm đi các cuộc khủng hoảng sinh thái bắt nguồn từ các hoạt động của con người. Một khi chúng ta nhận thức được mạng lưới phức hợp của các mối quan hệ, thái độ của chúng ta đối với thiên nhiên tất nhiên sẽ thay đổi. Chúng ta sẽ không còn muốn khai thác thiên nhiên nữa mà chỉ muốn làm bạn với thiên nhiên. Chúng ta là một phần của thiên nhiên và chúng ta không có quyền gì để hủy hoại thiên nhiên, bất kể vì lý do gì. Để hiểu được thực tế quan trọng này, con người thời nay cần phải quay về nền tảng cơ bản của chính mình để tìm thấy các nguyên tắc đạo đức tôn giáo về môi trường.

Samantha Ilangakoon - Khoa Nghiên Cứu Tôn Giáo và Triết Học Tương Quan - Trường Đại Học Phật Giáo và Pali tại Sri-Lanka

Thích nữ Hương Nhũ dịch

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chung tay gìn giữ môi trường

Môi trường 15:33 27/04/2024

Họ là những công nhân xa quê, hiện sinh sống và làm việc tại Bình Dương. Với mong muốn trả ơn nơi đã tạo công ăn việc làm cho mình, họ tự nguyện lập thành nhóm "Bình Dương xanh".

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Nắng nóng chưa từng có trên cả nước

Môi trường 22:20 25/04/2024

Theo chuyên gia thời tiết, thống kê 10 năm gần đây cho thấy chưa có năm nào cả ba miền Bắc, Trung và Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn nghỉ lễ 30-4 và 1-5 như năm nay.

Rác nhựa gây ra quá nhiều hiểm họa

Môi trường 16:34 24/04/2024

Làm thế nào để chấm dứt tất cả các loại nhựa sử dụng một lần và tìm giải pháp thay thế? Mối đe dọa mà nhựa gây ra cho môi trường và Trái đất lớn đến mức nào?

Phật đản: 7 đóa sen trên sông Hương sẽ được thắp sáng từ mùng 8/4 âm lịch

Môi trường 12:37 23/04/2024

Đây là một trong những nội dung được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh TT-Huế thông qua trong phiên họp hôm 20/4, tại chùa Từ Đàm (TP.Huế) - Văn phòng Ban Trị sự.

Xem thêm