Phật giáo tại nhân gian
Khi nói đến Phật giáo tại nhân gian chính là từ lúc phát triển cho đến ngày nay, chúng ta sẽ có những nghi vấn trong xã hội nhận định về Phật giáo trong thời đại này...Phải chăng!?
Phật giáo nhân gian là tầm thường thế tục, là Nhân thừa không thể đạt đến cảnh giới Phật tối cao, Phật giáo nhân gian coi trọng hoạt động thế tục mà những hoạt động thế tục đó không liên quan gì đến học Phật, Phật giáo nhân dân không có tu hành phần nhiều là lo việc làm của người và đối nhân xử thế. Điều này xem ra chẳng có liên quan gì đến sự cao siêu hướng thượng và con đường thành Phật của học giả, Phật giáo nhân gian so với đời sống sinh hoạt nơi Tùng lâm của những người xuất gia là xen tạp những thế tục còn đối với việc khổ tu ngộ đạo thì không có tính siêu phàm thoát tục vậy có phải tinh thần của Phật giáo trong thời đại là như thế!
Chúng ta nhìn nhận việc tuyên truyền Phật giáo nhân gian không đầy đủ...còn không có người chỉnh lý các bước tiến triển của nó, tất cả đều là sự hô hào, gián đoạn và phiến diện không có tổ chức không thể giúp mọi người hiểu một cách cặn kẽ và toàn diện. Phật giáo nhân gian không được phổ biến rộng rãi và đi sâu vào vấn đề trọng tâm của Phật giáo là chính thống, không có sự đồng tâm hợp lực của đại chúng. Nếu chỉ giảng về "tổ chức" nào đã thuyết pháp "nhóm người" nào đã khởi xướng thì không dễ gì được đại chúng tiếp nhận.
Nghĩ về truyền thông Phật giáo

Phật giáo tại nhân gian không vạch ra con đường giải thoát, không có cảnh giới được chứng ngộ nên Phật giáo truyền thống khó có thể chấp nhận được có nhiều những vấn đề giữa truyền thống và hiện đại; tại gia, xuất gia; Tùng lâm và xã hội; nguyên thủy và cận đại; tu trì và công việc v.v... tất cả đều chưa được phổ biến cho mọi người dễ hiểu.
Trải qua nhiều giai đoạn, thời kỳ Phật giáo có lúc lui về ở ẩn chốn tùng lâm làm mất đi tính nhập thế, lánh đời thu mình lên núi rừng thâm tịch, lại có thời kỳ Phật giáo giữ lấy những lý luận huyền diệu là làm mất đi tính thực tiễn trong sự nghiệp hoằng hóa tập trung và dẫn giải những mặt tiêu cực, bỏ đi mất những ý nghĩa tích cực phấn đấu của Phật giáo.
Ngày nay Phật giáo nhân gian với mục đích đề cao cá nhân, khẳng định cá nhân vốn được tướng trí tuệ của Như Lai trao truyền. Đây được xem là tinh thần cốt tủy của Phật giáo nhân gian không cho bản thân mình bị quyền năng của Thần linh khống chế, bởi lẽ tự mình có tất cả cho nên phải do chính mình đứng ra gánh vác đúng với trong Kinh Tạp-a-hàm đã dạy: "hãy nương tựa ở chính mình, nương tựa vào chính Pháp không dựa vào bất kỳ một nơi nào khác". Đó chính là đức tin của Phật giáo nhân gian của chúng ta.
Tinh thần Phật giáo nhân gian nghĩa là chúng ta với người khác còn phải hòa vào trong cái chung, "ta" và "người" không thể đối lập, giữa người và người không hề có hố sâu ngăn cách tất cả chúng sinh là một thể thống nhất, cũng như có thể cảm nhận được mọi thứ trên thế gian đều có liên hệ với chúng ta. Giáo Lý "Duyên khởi";"Trung đạo" trong chứng ngộ của Đức Phật cũng chính là chân lý của Phật giáo nhân gian cho dù đức tin có đa dạng phức tạp nhưng về mặt ý nghĩa Phật giáo nhân gian, có thể đạt tới sự thống nhất trong một tổng thể bởi năng lượng Phật tính của mỗi chúng ta nên tất cả đều có thể thành tựu dù từng bậc của đức tin có đa dạng về thể loại nhưng Phật giáo nhân gian sẽ hài hòa mỗi đức tin tôn giáo. Đây là thái độ khoan dung của Phật giáo nhân gian vì vậy có thể trở thành đức tin chung cho toàn nhân loại.
Người người đều có Phật tính nhưng đức tin thì có sự phân biệt rạch ròi như: thăng hoa đức tin; vượt trên đức tin; đề cao đức tin; mở rộng đức tin. Không sai biệt, chính đức tin chính là thiêng liêng, nhưng nó còn có những tầng bậc cao thấp khác nhau. Do đó về khả năng vượt trên đức tin của mỗi người cần phải xem năng lượng đức tin của bạn như thế nào.
Chúng ta tin tưởng rằng con người có thể trở nên cao quý tốt đẹp hơn lớn lao hơn vượt qua được hiện thực thông thường cách gọi là La hán hay các vị Bồ Tát hay là Phật. Tất cả đều là giả danh không có nhất định, nhưng tính người là khoan rộng sinh mạng con người là vô hạn Đức tin là có tầng bậc nên Phật giáo nhân dân cho rằng đức tin có thể quyết định hết thảy mọi hướng đi trong tương lai của con người, có thể đạt đến cảnh giới không sinh không tử.
Xã hội con người rất phức tạp, mỗi người một cá thể nhưng đó cũng là do các duyên sinh ra và không có sự vật nào xa rời các duyên đó mà có thể tồn tại độc lập được. trong vũ trụ bao la vạn vật đều dựa vào nhau mà sinh tồn. Tuy nhiên cảnh giới của thánh nhân và người thường không giống nhau bởi người thường vẫn còn có sự phân biệt giữa "ta" và "người"...
Phật giáo nhân gian phải giúp đạt đến cảnh giới của nhân loại "tâm không vướng ngại, không sợ hãi, không lung lạc".
Trích từ Bản Hoài Đức Phật - Phật giáo nhân gian.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Phật giáo tại nhân gian
Phật giáo thường thức
Khi nói đến Phật giáo tại nhân gian chính là từ lúc phát triển cho đến ngày nay, chúng ta sẽ có những nghi vấn trong xã hội nhận định về Phật giáo trong thời đại này...Phải chăng!?

Cõi Địa ngục trụ ở đâu?
Phật giáo thường thức
Cảnh giới Địa ngục được cảm ra bởi ác nghiệp của chúng sinh. Cõi này là nơi mà nỗi thống khổ của chúng sinh lên đến cùng cực và kéo dài vô tận. Những ác nghiệp được tạo bởi tâm hận thù, sân giận tột độ là nguyên nhân dẫn tới cõi này.

Hạng người nào có đầy đủ phước báu nhất để niệm Phật?
Phật giáo thường thức
Quý vị đây không đủ phước báu suốt ngày vọng tưởng, suy nghĩ lung tung. Vậy thì ai là người có đủ phước báu? Là những người thật thà, chất phác, suốt ngày chỉ ôm giữ một câu A Di Đà Phật, việc gì cũng không nghĩ tưởng.

Vì sao niệm Phật mà tâm chẳng được quy nhất?
Phật giáo thường thức
Niệm Phật điều cần yếu là thường xuyên đặt mình vào trường hợp sắp chết, sắp đọa địa ngục thời không khẩn thiết cũng tự khẩn thiết. Dùng tâm sợ khổ để niệm Phật, ấy là “xuất khổ diệu pháp đệ nhất” cũng là “tùy duyên tiêu nghiệp diệu pháp đệ nhất”. Tâm niệm Phật sở dĩ chẳng qui nhất là do lỗi của tâm đối với sự sanh tử chẳng tha thiết.
Xem thêm