Thứ sáu, 29/01/2021, 08:53 AM

Phật giáo và vấn đề bạo lực

Bạo lực là nỗi đau nhức nhối của nhân loại. Con người sống trên thế gian này vì cơm áo gạo tiền, vì của cải vật chất, vì tình cảm, lại được hướng dẫn bởi tham, sân, si, kiêu căng, ngạo mạn, nghi ngờ, tà kiến nên đối xử với nhau bằng những mâu thuẫn, những ganh ghét và cuối cùng dẫn đến bạo lực.

Họ quên đi những đức tính căn bản mà từ đó con người được gọi là người. Đó là tình thương yêu, sự hiểu biết, lòng cảm thông, tha thứ và bao dung. Con người hành xử trên đời mới chỉ theo phần con (động vật) mà quên mất phần người thì thật là đáng tiếc, đáng hận. Khi mà chúng ta chỉ sống phần con là chúng ta sống theo bản năng, chúng ta sẽ sống phân biệt đối xử từ nam nữ đến giai cấp, từ chủng tộc đến địa phương…từ sự phân biệt đưa đến lỗi lầm, từ lỗi lầm dẫn đến bạo động, bạo lực. Bạo lực ngày nay đang tràn lan ở mọi lĩnh vực. Nếu như ngày xưa chỉ ở phần của chiến tranh giết chóc, chiếm đoạt của côn đồ, thì ngày nay nó ở tất cả mọi sinh hoạt của con người. Từ gia đình, học đường, bệnh viện, là những nơi tiêu biểu của đạo đức, của tình thương, đến những sinh hoạt khác của xã hội như cạnh tranh buôn bán, cạnh tranh nghề nghiệp, ứng xử trong giao thông…Bạo lực như đang có mặt cùng khắp trong gia đình, xã hội.

Theo thông tin đại chúng, qua báo chí, mạng Internet, hầu như ngày nào cũng có bạo lực. Ở gia đình thì bạo lực xảy ra giữa vợ chồng, cha con, anh em, bà con; ở học đường, học sinh đánh nhau, hành xử còn hơn là côn đồ, ác ôn. Tại bệnh viện, những bác sĩ bị những người thân của bệnh nhân hành hung đánh đập; ở nhà trẻ thì bảo mẫu hành hạ trẻ em mình đang chăm sóc. Giao thông thì chỉ cần một sự va quẹt nhỏ là đã xảy ra xung đột, gây gỗ, đánh nhau, thậm chí giết nhau. Tình trạng bạo lực thật đáng báo động. Ở nước ngoài thì nạn xả súng, khủng bố giết người hàng loạt… thật không thể nói hết. Làm thế nào để giúp nhân loại vượt qua khổ nạn của bạo lực? Phật giáo có thể làm gì cho nhân loại ngày nay? Bài tham luận này xin được đưa ra những giải pháp để giải trừ bạo lực theo giáo pháp mà Phật đã dạy từ 2600 năm qua.

Cảnh giác với bạo lực tôn giáo

Theo thông tin đại chúng, qua báo chí, mạng Internet, hầu như ngày nào cũng có bạo lực. Ảnh minh họa.

Theo thông tin đại chúng, qua báo chí, mạng Internet, hầu như ngày nào cũng có bạo lực. Ảnh minh họa.

Luật Phòng chống bạo lực gia đình mà Quốc hội ban hành ngày 21/11/2007, điều 3 nói rõ: “Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình là: Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục về gia đình, tư vấn, hòa giải, phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam”. Các điều 9, 10, 11 của chương 2 phòng ngừa bạo lực gia đình khai triển thêm những biện pháp, phương cách phòng ngừa. Thế nhưng bạo lực gia đình, xã hội đã không giảm mà còn tăng thêm. Phải chăng chúng ta chưa giải quyết được gốc rễ của nạn bạo lực? Phải chăng công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức của chúng ta còn hạn chế không đưa đến kết quả tốt? Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là gì? Thiết nghĩ đó là sự ứng xử hài hoà, lòng biết ơn và báo ơn, là ảnh hưởng của nhân quả nghiệp báo, là đạo đức của Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Nói chung là của sự hướng thiện, của sự nhẫn. Để có được sự an vui, hoà hợp, đoàn kết và diệt trừ bạo lực, Đức Phật đã tuyên thuyết những giáo pháp mà chúng tôi xin được lược trình như sau:

Rèn luyện tự thân bằng thiền định và 5 giới hạnh:

Thiền định là phương pháp để ổn định và cân bằng tâm sinh lý. Con người chúng ta có 2 phần là Thân và Tâm. Thiền định là phương pháp kết nối thân tâm. Thân khoẻ, tâm an là mục đích của thiền định. Để có được thiền định, cần thực hành 5 giới hạnh. Đó là không giết hại (tránh bạo lực), không trộm cắp (diệt tham lam), không tà hạnh (bảo vệ hạnh phúc), không nói dối (bảo vệ đức tin), không say xỉn (bảo vệ tuệ giác). Chính 5 giới làm cho thân khoẻ và thiền định giúp cho tâm an. Nếu con người không được rèn luyện bằng phương pháp này thì hậu quả khó lường. Thiền định giúp tâm con người sâu lắng, nhận chân được các giá trị của cuộc sống, giúp cho tâm bình, khí hoà khi gặp những việc bất như ý. 5 giới giúp con người bảo vệ chính mình và bảo vệ kẻ khác. Đó là cách sống hiền thiện mà vừa qua, trong tuyên bố chung của Đại lễ Phật Đản Vesak 2019, các đại biểu của 113 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự đã kêu gọi hãy ứng dụng 5 giới hạnh vào trong các lĩnh vực học đường, công sở và các lĩnh vực khác. Có thể nói, đó là phương pháp tối ưu để diệt trừ nạn bạo lực tại Việt Nam và trên thế giới.

Bạo lực trong lời nói, tư tưởng cũng gây nghiệp

Thiền định là phương pháp để ổn định và cân bằng tâm sinh lý. Con người chúng ta có 2 phần là Thân và Tâm.

Thiền định là phương pháp để ổn định và cân bằng tâm sinh lý. Con người chúng ta có 2 phần là Thân và Tâm.

Giáo dục gia đình và học đường bằng lục hoà và tứ nhiếp:

Lục hòa có 6 pháp hòa kính, còn gọi là 6 pháp ủy lạo, 6 pháp khả hỷ, hoặc là 6 trọng pháp. Theo Đại thừa nghĩa chương quyển 12 thì 6 pháp này đưa đến an lạc, không tạo nên phiền não khởi lên tạo tác không trái với an lạc là hoà, sống trong tinh thần hoà hợp, quý trọng lẫn nhau là kính. Kính giúp cho hoà bền vững, hoà làm cho kính được tôn trọng. Đây là 2 yếu tố đưa đến an lạc và thành công. Lục hòa với 6 pháp hoà hợp với thân, miệng, ý, tri kiến, kỷ luật, lợi lộc là 6 pháp căn bản cho các phần tử (cá nhân) trong tổ chức sống an lạc, đoàn kết, hoà hợp. Thân, miệng, ý không gây gỗ, không tranh cãi, luôn vui vẻ: Tri kiến thì chia sẻ, lợi lộc đồng đều, kỷ luật được tôn trọng thì tổ chức được thành công, mọi người được an lạc.

Tứ nhiếp pháp là 4 pháp nhiếp hoá, thu phục lòng người một cách nhẹ nhàng, không bạo lực, không đấu tranh. Đó là bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự. Phần lớn con người ưa thu phục người khác bằng bạo lực. Họ không biết rằng bạo lực chỉ thu phục con người nhất thời mà không miên viễn. Trong khi đó, bố thí là cách thu phục con người tốt nhất. Đó là sự san sẻ chút ít của cải vật chất của mình cho người khác. Đó là sự hỗ trợ tài lực, vật lực, sự an ủi giúp cho người vượt qua sợ hãi. Bố thí biểu hiện sự không tham, tỏ được lòng vị tha và làm cho người ta cảm mến mình.

Ái ngữ là lời nói thông cảm, thương yêu, mềm mỏng. Nói làm sao cho người ta vui lòng: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lời nói ấy không mất lòng người, đem lại lợi ích cho người, diệt được sân hận của người. Nó cần sự chân thật không dối trá, nó cần sự ngọt ngào không dua nịnh, nó cần sự an ủi không đe doạ, nó cần tình thương không giận giữ…

Tứ nhiếp pháp là 4 pháp nhiếp hoá, thu phục lòng người một cách nhẹ nhàng, không bạo lực, không đấu tranh.

Tứ nhiếp pháp là 4 pháp nhiếp hoá, thu phục lòng người một cách nhẹ nhàng, không bạo lực, không đấu tranh.

Lợi hành là hành động đem lại lợi ích cho người. Phần lớn con người chỉ vì mình không vì người. Đạo Phật dạy “Xả kỷ vị tha”, không vì đi, người sẽ theo mình. Nên lợi hành là yếu tố tích cực trong việc diệt trừ bạo lực.

Đồng sự là cùng hợp tác với người, cùng làm việc với người. Đây là một sự hoà nhập, có hoà nhập mới hiểu được người, mới mở lòng thương với mọi người. Muốn hiểu dân phải hoà vào dân, muốn thu phục người phải cùng làm việc với họ, vui với họ, buồn với họ, là cách nhiếp nhân tâm có hiệu quả.

Tất cả các phương pháp trên như sáu hoà kính, 4 nhiếp pháp chỉ có thể thực hành tốt, ứng dụng thành công khi có 4 tâm vô lượng là Từ, Bi, Hỷ, Xả. Đức Phật được gọi là bậc Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỷ, Đại Xả. Như thế 4 tâm vô lượng là 4 đức tính của 1 con người nói chung, của Phật tử nói riêng. Từ là ban vui, đem lại niềm vui đến cho mọi người, mọi loài. Bi là cứu khổ, giúp người qua cơn khổ đau hoạn nạn. Hỷ là luôn vui vẻ với mọi người, mọi loài. Xả là không vướng mắc, không chấp trước vào lỗi lầm của người, là sự bao dung, tha thứ. Từ bi thuộc tình thương, hỷ xả thuộc trí tuệ. Sống với nhau, làm việc với nhau phải có tình thương và trí tuệ. Nói gọn lại là hiểu và thương. Có 2 yếu tố này thì bảo đảm đời sống sẽ không còn bạo lực.

húng ta phải có tâm từ bi đối với chúng sanh ở hiện tại và tương lai.

húng ta phải có tâm từ bi đối với chúng sanh ở hiện tại và tương lai.

Tham dục tạo ra chiến tranh

Trong kinh Từ Bi, đức Phật kêu gọi chúng ta sống bình đẳng, tôn trọng sự bình đẳng về sự sống, biết rằng vạn vật ai cũng ham sống, nên mở rộng lòng thương đối với tất cả mọi loài dù “ở gần ta hay ở xa ta, ở trên không, ở dưới nước, hay ở mặt đất.” Chúng ta phải có tâm từ bi đối với chúng sanh ở hiện tại và tương lai. Phải biết nghĩ đến đời sống hiện tại, đời sống ở vị lai. Đó là sự sống còn của trái đất này khi chúng ta biết tôn trọng và bảo vệ sự sống.

Với Thiền định và hành 5 giới hạnh cùng các giáo pháp mà chúng tôi đã trình bày ở trên là 6 giáo pháp hoà kính, 4 pháp nhiếp hoá và 4 tâm vô lượng mà Đức Thế Tôn đã trình bày cặn kẽ, thiết nghĩ nếu ứng dụng một cách triệt để vào các môi trường giáo dục, văn hoá ứng xử, giao tiếp thì chắc chắn bạo lực sẽ chóng quay lưng với chúng ta. Từ bản thân được rèn luyện, đến giáo dục gia đình, học đường, con người sẽ có đạo đức tối thiểu là nghĩ đến người hơn là mình. Khi nghĩ được như vậy, thì con người chỉ làm lợi ích cho tha nhân, lấy sự an vui của người khác làm an vui của mình. Phật dạy ta muốn như vậy phải sống siêng năng tinh tấn, làm các hạnh lành. Đó là sống hoà bình an lạc, không hận thù, không oán kết. Mong sao, xã hội con người được an lạc, mong sao bạo lực không còn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm