Tham dục tạo ra chiến tranh
Chiến tranh xảy ra cho loài người cũng bắt nguồn từ lòng tham, sự chinh phục, giành giật và theo đuổi, quyền lực và sở hữu. Con người cố tìm kiếm, cố tạo dựng hạnh phúc cho mình từ cái gì khác ở bên ngoài.
Nguyên nhân gây nên sự đau khổ cho cá nhân và loạn lạc cho xã hội xét ra rất nhiều nhưng tựu trung chính là lòng tham dục. Trong kinh Trung bộ, Đức Thế Tôn khẳng định: “Chính tham, sân và si là cội nguồn của mọi ý tưởng và hành vi bất chánh, khiến con người trở thành mù lòa, gây khổ đau cho mình, cho người, không đưa đến an lạc hòa bình”. [1, tr.42]
Lịch sử loài người từ xưa đến nay gây nên biết bao núi xương, sông máu. Và ngày nay chiến tranh không hề chấm dứt mà nó bùng nổ khắp nơi với tầm mức ngày càng khốc liệt. Khoảng cách giữa người nghèo và người giàu không được thu hẹp mà còn mở rộng rất nhanh cùng với mức độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Chúng ta không thể không nhìn thấy sự thật là từ sau thế chiến thứ hai cho tới nay, trên thế giới này đã từng xảy ra hơn trăm trận chiến lớn nhỏ, tuy có tính địa phương và khu vực nhưng không kém phần dữ dội, tàn ác. Hơn 16 triệu người đã chết, trong số đó, người dân lành vô tội nhiều hơn là binh lính. Các cuộc xung đột vũ trang xảy ra ngày càng dồn dập hơn...
Phương pháp loại bỏ tham dục trong cuộc sống và tu hành
Đức Phật dạy: “Dục như miếng thịt” [1 tr.174]. Một con chim dành được miếng thịt liền bay bổng lên không trung, trong khi những con chim khác cũng đang cố tìm mồi. Vì vậy, chúng đuổi theo để giành giật miếng thịt, chúng cấu xé lẫn nhau để được miếng mồi. Thế là, chẳng con nào chịu nhường con nào và cuộc tranh đấu quyết liệt diễn ra.
Cũng vậy, chiến tranh xảy ra cho loài người cũng bắt nguồn từ lòng tham, sự chinh phục, giành giật và theo đuổi, quyền lực và sở hữu. Con người cố tìm kiếm, cố tạo dựng hạnh phúc cho mình từ cái gì khác ở bên ngoài. Vì sự tự kỷ mà con người xung đột với nhau, chiến tranh và chết chóc không ngừng xảy ra trên cuộc đời này. Trên thực tế, con người luôn ham muốn. Họ mải đi tìm lẽ sống, đó là hạnh phúc về tình yêu, về tài sản, danh vọng và địa vị. Cái mà người ta cho là lẽ sống của cuộc đời này cuối cùng chỉ là ảo ảnh, phù du. “Dù nhìn từ góc độ nào, dù tiến theo hướng nào; chúng ta như những trẻ nít đuổi bắt cánh bướm. Khi đã nắm được xác bướm trong lòng bàn tay, ít ai tự hỏi chinh phục và chiến thắng này có ý nghĩa gì? Và ta vẫn mải miết đuổi theo những cánh bướm này rồi đến những cánh bướm khác”. [2, tr.5].
Có câu chuyện kể rằng, hơn hai ngàn năm về trước, có một vị vua là Đại đế Asoka, khi đã đạt đến đỉnh cao của danh vọng và quyền lực, ông cũng không dừng lại. Vó ngựa của ông chinh phạt nhiều nơi và ông trở thành vị thống lĩnh của một vương quốc hùng cường rộng lớn. Nhưng rồi sau một trận chiến, ông chống gươm nhìn lại và tự hỏi “Đây có phải là chiến thắng không? Đây có phải là điểm dừng của sự thỏa mãn và hạnh phúc không?”
Có lẽ, do lòng dục chinh phục, ông đã thất bại chính mình mặc dù đã thắng được kẻ thù, bởi Đức Phật dạy: “Chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng mình, chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất” [3, tr.33]. Trong khi ông chiến thắng được đại quân ở sa trường thì ông đã bị lòng tham hạ gục và sai sử. Một nguyên nhân khác có lẽ còn quan trọng hơn những nguyên nhân kể trên để đưa đến chiến tranh và đau khổ đó là sự si mê, tham ái. Thật vậy, chính sự si mê, tham ái nên con người không nhận thức được hậu quả tai hại do chính bản thân mình gây ra.
Đức Phật dạy: “Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải bị cái hại đứt lưỡi” [4, tr.388]. Chính vì vậy, con người cần phải buông bỏ tham dục. Nhưng buông bỏ bằng cách nào?
Chú thích:
1. Thích Minh Châu dịch, 2012, kinh Trung bộ. Hà Nội: NXB.Tôn Giáo.
2. Tuệ Sỹ, 2001, Đạo Phật và tuổi trẻ, Tu thư Phật học, Viện cao đẳng Phật học Hải Đức Nha Trang.
3. Thích Minh Châu, 2000, kinh Pháp cú, Hà Nội: NXB.Tôn Giáo.
4. Đoàn Trung Còn dịch, 2004, kinh Tứ thập nhị chương, Hà Nội: NXB.Tôn Giáo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hãy xem mình là khách viễn du
Kiến thức 14:40 25/11/2024Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.
Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?
Kiến thức 11:44 25/11/2024Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.
Thế nào gọi là pháp sư?
Kiến thức 09:37 25/11/2024Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Xem thêm