Cảnh giác với bạo lực tôn giáo
Ngày 21/4/2019 theo hãng Reuters: “Hơn 200 người chết và tối thiểu 450 bị thương trong những cuộc đánh bom vào 3 nhà thờ Thiên Chúa Giáo và 4 khách sạn sang trọng tại miền đông Tích Lan (Sri Lanka). Đây là cuộc tấn công đầu tiên lớn nhất vào hòn đảo ở Ấn Độ Dương từ khi cuộc nội chiến chấm dứt cách đây 10 năm.
8 vụ đánh bom, 207 người chết ‘máu chảy thành sông’ tại Sri Lanka
Bảy người đã bị bắt vài giờ ngay sau những cuộc đánh bom mà các viên chức nói rằng một số là những tay đánh bom tự sát. Con số 27 người ngoại quốc chết có các quốc tịch như Hồi Quốc, Ấn Độ, Trung Hoa và Hà Lan.
Nhà cầm quyền đã ban hành lệnh lệnh giới nghiêm tại Thủ đô Colombo và ngăn chặn tất cả việc chuyển dịch tin tức trên các mạng lưới, kể cả Facebook và WhatsApp.
Thủ tướng Tích Lan nói rằng không có chỗ cho một hành vi man rợ như vậy tại đây. Trong tổng số dân 22 triệu, Tích Lan có 70% theo Phật Giáo, 12.6% theo Ấn Độ Giáo, 9.7% theo Hồi Giáo và 7.6% theo Thiên Chúa Giáo.
Vào năm 2018, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ghi nhận rằng một số tổ chức Thiên Chúa Giáo và nhà thờ báo cáo rằng họ đã bị áp lực phải chấm dứt những buổi hội họp, hành lễ sau khi chính quyền liệt kê đây là những cuộc tụ họp trái phép.”
Bạo lực vì khác biệt tôn giáo đang là vấn nạn toàn cầu như: Tại Iraq, Syria, A Phú Hãn các cuộc đánh bom tự sát diễn ra hằng ngày do xung đột giáo phái của Hồi giáo. Rồi xung đột triền miên đưa tới nhiều cuộc thảm sát giữa Hồi giáo và Thiên Chúa giáo khắp Phi Châu, Pakistan và Bangladesh.
Tại Phi Luật Tân, xung đột giữa chính phủ và nhóm vũ trang Hồi giáo kéo dài đã mấy chục năm nay. Tại nam Thái Lan, các nhóm vũ trang Hồi Giáo vẫn còn hoạt động âm ỉ chống lại chính quyền. Cuộc xung đột giữa các tín đồ Phật giáo và người Hồi giáo Rohingya tại Miến Điện.
Mới đây vào ngày 15/3/2019, một thanh niên da trắng 26 tuổi đã nổ súng tại một nhà thờ Hồi giáo ở Tân Tây Lan giết chết 49 người chết và làm 20 người bị thương. Và ngày nay tới Tích Lan… và sẽ còn những vụ thảm sát dài dài như thế này nữa.
Theo nghiên cứu của PEW, “Trong năm 2018, hơn một phần tư thế giới đã phải chịu đựng những biến cố lớn về hận thù có động cơ thù ghét tôn giáo, bạo động của đám đông có liên hệ tới tín ngưỡng, khủng bố và xâm phạm phụ nữ vì họ vi phạm sự ngăn cấm của giáo điều tôn giáo.” (Pew, in 2018 more than a quarter of the world's countries experienced a high incidence of hostilities motivated by religious hatred, mob violence related to religion, terrorism, and harassment of women for violating religious codes.)
Hiện nay thế giới đang có sự tranh giành khốc liệt về quyền lực chính trị và cải đạo giữa các tôn giáo. Lịch sử chứng tỏ rằng khác tôn giáo là khác tất cả. Khác tôn giáo là khác biệt về lịch sử, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, văn chương, truyền thống dân tộc, cơ cấu tổ chức xã hội, nề nếp gia đình, lễ nghi và cả tư tưởng và cách suy nghĩ.
Một quốc gia sẽ thay đổi hoàn toàn khi từ tôn giáo này chuyển qua tôn giáo khác. Thí dụ, một quốc gia Hồi giáo chuyển qua Thiên Chúa giáo thì tất cả những người có công đàn áp, tiêu diệt Hồi giáo sẽ trở thành anh hùng dân tộc và sẽ được phong thánh. Ngược lại, một quốc gia Thiên Chúa giáo chuyển qua Hồi giáo thì tất cả những người có công tiêu diệt Thiên Chúa giáo cũng sẽ trở thành các anh hùng và sẽ được phong thánh tử đạo.
Trong cùng một quốc gia, nhưng khác tôn giáo có thể trở thành “một quốc gia trong lòng một quốc gia”. Do đó một quốc gia có tôn giáo truyền thống đa số, chống lại một tôn giáo thiểu số ở trong nước, đang là một nhu cầu lúc công khai, lúc ngấm ngầm trên quy mô toàn thế giới để bảo vệ sự thống nhất và bản sắc dân tộc.
Cho nên “Hòa đồng tôn giáo” chỉ là khẩu hiệu tuyên truyền và không bao giờ đạt thành. Liệu một tôn giáo thiểu số trong lòng một dân tộc có chấp nhận “thực tế" của mình và sống hòa nhập với phong tục tập quán của đa số và chấp nhận sự lãnh đạo của đa số không? Không giải quyết được vấn đề này thì không thể nói tới “Hòa đồng tôn giáo.”
Tuy nhiên vấn đề không phải là vô vọng. Vấn nạn có thể giải quyết được nếu lãnh đạo các tôn giáo biết dạy dỗ tín đồ của mình:
- Nếu mình là tôn giáo thiểu số thì phải chấp nhận sống hòa thuận trong lòng dân tộc và không có tham vọng bành trướng để nắm lấy chính quyền. Thí dụ: Một cộng đồng thiểu số Thiên Chúa giáo trong lòng một quốc gia mà đa số là Phật giáo hay Hồi giáo thì họ phải được giảng dạy là phải sống hòa thuận trong lòng dân tộc đó. Ngược lại thiểu số Phật giáo và Hồi giáo trong lòng một dân tộc đa số là Thiên Chúa giáo hay Tin Lành cũng phải được giảng dạy để sống nhu thuận trong lòng quốc gia đó.
- Nếu mình là tôn giáo đa số thì không được kỳ thị, đàn áp tôn giáo thiểu số và phải coi họ như anh em một nhà.
- Phải giải trừ quan niệm hống hách cho rằng tôn giáo của mình, phong tục tập quán của mình là tối thượng, là tuyệt đối đúng. Chẳng hạn, người Âu Châu phải thấy rằng rằng quan điểm tự do luyến ái và tự do phô bày thân thể của phụ nữ có thể sai. Và buộc phụ nữ phải trùm kín mặt, không cho phụ nữ làm việc ngoài đời như Hồi giáo cũng có thể sai.
- Các giáo sĩ phải chấm dứt thuyết giảng về những vấn đề chính trị tại nơi thờ phượng. Chuyện chính trị là chuyện của thế tục, không phải chuyện của tôn giáo. Phải ban hành đạo luật tách biệt tôn giáo với chính quyền (Separation of State and Church) như ở Hoa Kỳ.
Tại Pháp, theo đạo luật tôn giáo năm 1905, một linh mục sẽ bị phạt tù nếu nói xấu chính quyền trên bục giảng của nhà thờ và linh mục không được phép làm lễ cưới cho đôi trai gái nếu họ chưa chính thức đăng ký kết hôn trước hộ lại.
- Vai trò của chính quyền cực kỳ quan trọng. Chính quyền phải có một hệ thống an ninh hữu hiệu để ngăn chặn, triệt phá những âm mưu bạo động phát xuất từ bất cứ tôn giáo nào. Và nhất là lãnh đạo không được có những hành động, tuyên bố kỳ thị tôn giáo.
Hiện nay hai chủ nghĩa “White Supremacy” (Da trắng là ưu việt ) và “Islamism” (Hồi giáo cực đoan) đang gây thảm họa cho nhân loại. Cuối cùng thì lòng người, giáo sĩ, giáo lý là quan trọng nhất. Vì tôn giáo cực đoan sẽ đẻ ra giáo sĩ cực đoan, giáo sĩ cực đoan sẽ khích động tín đồ.
Tín đồ cực đoan sẽ gây bạo loạn xã hội. Còn tôn giáo hiền lành đẻ ra giáo sĩ hiền lành. Giáo sĩ hiền lành thuyết giảng những điều tốt lành. Tín đồ hiền lành sẽ không gây bạo động và giết hại tín đồ các tôn giáo khác.
Đó là “chuỗi nhân duyên” luân chuyển như một bánh xe. Muốn giải quyết mối liên hệ Nhân - Quả này phải dứt khoát chặt đứt một mắt xích nào đó. Nói suông thì… đâu vẫn hoàn đó, bạo lực và thù ghét vẫn tiếp tục sống khơi khơi trên cõi Ta Bà này cho đến ngày tận thế.
Hiện nay, tại Âu châu - là những xứ tôn thờ “tự do tín ngưỡng” và họ đã ban hành lệnh trừng phạt, cấm vận nếu họ nhận thấy quốc gia nào vi phạm lý tưởng tự do tín ngưỡng. Thế nhưng tại sao hận thù chống lại Do Thái giáo và Hồi giáo lại gia tăng khắp Âu châu? (Hostilities against Muslims and Jews also increased across Europe. PEW).
Nguyên do là vì Hồi giáo đã lấn quá sâu vào xã hội của họ và có nguy cơ Âu châu không còn là Âu châu nữa, tức bản sắc “Âu châu Thiên Chúa giáo” lâm nguy. Còn người Do Thái bị thù ghét là vì họ nắm giữ tất cả hệ thống tài chính tại đây, từ đó ảnh hưởng tới chính trị. Do đó, dùng lý tưởng để phê phán họ thì chúng ta đúng. Nhưng đối diện với thực tế “bảo vệ bản sắc dân tộc” thì chúng ta có thể là người “mơ ngủ”.
Nói chung, trước bối cảnh vô cùng phức tạp của thế giới ngày hôm nay, từng giây từng phút chúng ta phải cảnh giác với bạo lực và hận thù phát xuất từ tôn giáo. Bạo lực phát xuất từ tôn giáo đem lại hậu quả vô cùng thảm khốc. Chiến tranh, dù là “thế chiến” vẫn có hòa bình và sau chiến tranh sẽ không còn thù hận. Nhưng chiến tranh tôn giáo thì kéo dài vô tận, năm, mười thế kỷ thù hận vẫn chưa chấm dứt và “nghiệp” sẽ đổ dồn lên đầu nhiều thế hệ mai sau.
Thế giới lên án các vụ đánh bom tại Sri Lanka
Chủ tịch châu Âu Jean-Claude Juncker đã bày tỏ "sự kinh hãi và đau buồn" khi nghe tin về các vụ nổ tại Sri Lanka.Ông cho biết Liên minh châu Âu "sẵn sàng hỗ trợ" cho quốc gia Nam Á này.
Thủ tướng Anh Theresa May cũng lên án các vụ đánh bom.
"Hành động bạo lực chống lại các nhà thờ và khách sạn tại Sri Lanka thật kinh hoàng và tôi xin bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc tới tất cả những người bị ảnh hưởng trong thời gian đau buồn này", bà May nói.
"Chúng ta phải sát cánh cùng nhau để đảm bảo không ai phải thực hiện đức tin của mình trong nỗi sợ hãi", bà May viết trên Twitter.
Trong khi đó, chính phủ của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Bahrain tuyên bố các vụ đánh bom "là tấn công khủng bố".
"UAE khẳng định lập trường chống lại tất cả các kiểu bạo lực, khủng bố, cực đoan nhằm vào tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc và tôn giáo", Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế UAE cho biết.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao con muốn tu tập?
Góc nhìn Phật tử 09:30 05/11/2024Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?
Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con
Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Xem thêm