Phát hiện chiếc chuông cổ ở chùa Hồng Phúc
Ngày 19/2/2025, nhằm ngày 22 tháng Giêng, ông Nguyễn Dị Cổ và ông Võ Thái (công chức Văn hóa - xã hội UBND xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn) khi điền dã di tích lịch sử - văn hóa của địa phương đã thấy một chiếc chuông cổ, có thể được đúc vào khoảng năm 1743 ở chùa Hồng Phúc (đường số 1, thôn Hạ Nông Đông).

Hình dáng chuông chùa Hồng Phúc này giống với chuông chùa Đà Sơn (Đà Nẵng), một chuông chùa được xem có niên đại sớm nhất ở đất Quảng lâu nay. Kích cỡ chuông thuộc loại vừa, không phải đại hồng chung.
Độ cao chuông khoảng 80-90cm, miệng chuông 40-45cm. Trên thân chuông có vài lỗ thủng to, có lẽ do đạn pháo chiến tranh.
Hồng chung này do Hội chủ Nguyễn Sĩ Tài (tự Đạo Trí), bà Nguyễn Thị Hùng (hiệu Diệu An) cùng những người đứng đầu trong làng như Trùm lệnh, Hương trưởng và dân làng đồng lòng tổ chức đúc chuông.

Chuông không ghi rõ niên đại, chỉ ghi “ngày tốt tháng 2 năm Quý Hợi”. Tuy nhiên, văn tự Hán Nôm trên chuông có nhắc đến thông tin “xã Hạ Nông, huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa, xứ Quảng Nam, nước Đại Việt”.
Theo đó, chuông chùa Hồng Phúc này được đúc muộn nhất vào năm 1743, sớm hơn một giáp so với chuông chùa Đà Sơn năm Ất Hợi - 1755. Đồng thời, dòng chữ trên chuông còn cho biết tên ngôi chùa thời bấy giờ mang tên Sùng (?) Khánh.

Minh văn trên hồng chung còn thể hiện triết lý Phật giáo và tinh thần hướng thiện, “cầu an, thỉnh phước”, cùng nhau giác ngộ. Chuông chùa Hồng Phúc sẽ góp thêm tư liệu về lịch sử vùng đất và Phật giáo ở Quảng Nam.
Theo Báo Quảng Nam
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Phát hiện chiếc chuông cổ ở chùa Hồng Phúc
Chùa Việt
Ngày 19/2/2025, nhằm ngày 22 tháng Giêng, ông Nguyễn Dị Cổ và ông Võ Thái (công chức Văn hóa - xã hội UBND xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn) khi điền dã di tích lịch sử - văn hóa của địa phương đã thấy một chiếc chuông cổ, có thể được đúc vào khoảng năm 1743 ở chùa Hồng Phúc (đường số 1, thôn Hạ Nông Đông).

Khám phá ngôi chùa đẹp, thanh tịnh có nhiều cổ vật ở ngoại thành Hà Nội
Chùa Việt
Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 25km, chùa Trung Hậu (hay còn gọi là Tổ đình Trung Hậu, nằm ở thôn Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hút khách tới tham quan, chiêm bái.

Chùa Lâm Dương - đạo quán cổ trên đất làng rèn
Chùa Việt
Chùa Lâm Dương nằm bên bờ con sông Nhuệ, thuộc vùng cửa ngõ phía Tây Nam của nội thành Hà Nội. Hệ thống tượng thờ phản ánh đậm nét những tư tưởng của Đạo giáo chính thống, đồng thời cũng thể hiện xu hướng bản địa hóa của Đạo giáo, sự kết hợp với Phật giáo, tín ngưỡng dân gian để đan xen phát triển trong các thời kỳ lịch sử.

Cận cảnh ngôi chùa được làm từ vỏ ốc ở Cam Ranh
Chùa Việt
Chùa Từ Vân còn gọi là chùa Ốc hay chùa San Hô, được xây dựng từ năm 1968, nổi bật với kiến trúc đặc biệt từ hàng triệu vỏ ốc và san hô. Đây là công trình do các nhà sư tự tay xây dựng và là một trong những điểm đến tâm linh độc đáo tại Khánh Hòa.
Xem thêm