Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 09/05/2020, 13:17 PM

Phật hoàng Trần Nhân Tông trong lãnh đạo và phát triển xã hội Việt Nam

Trong con người và sự nghiệp của Phật hoàng Trần Nhân Tông, Đạo và Đời luôn hòa quyện vì hạnh phúc muôn dân. Ngài đã khéo kết hợp lấy tâm, đức, trí của Đạo xây Đời cường thịnh. Công đức ấy còn lưu giữ tới ngày nay và mãi mãi trường tồn.

Bài học tiếp sứ thần nhà Nguyên của vua Trần Nhân Tông

Ảnh hưởng của Phật hoàng Trần Nhân Tông - Việt Nam trong lãnh đạo và phát triển xã hội Việt Nam

Đồng hành và luôn được lịch sử Việt Nam, nhân dân Việt Nam tôn vinh, ghi khắc song có lẽ điểm nhấn rõ nét, xác lập hơn ảnh hưởng của Đức Phật Hoàng trong lãnh đạo và phát triển xã hội Việt Nam là từ đại lễ kỷ niệm 700 năm ngày nhập niết bàn của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tại đại lễ này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng - nay là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam khẳng định: “Trong muôn vàn công đức cao dạy của các bậc tiền nhân. Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông có nhiều đóng góp và có vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc.

Với Đời, Người là vị vua anh minh kiệt xuất, đã lãnh đạo đoàn kết quân dân hai lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông, một đội quân xâm lược mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Chiến thắng ấy còn mãi mãi khắc ghi trong sử vàng dân tộc. Sau khi nhường ngôi cho con, Ngài đã dành tâm huyết tìm kế sách khoan hòa trong nhân dân để ra chính sách dưỡng dân, an dân để xây dựng, phát triển mở mang đất nước.

Với Đạo - Ngài là Thiền sư đắc đạo, là người sáng lập và lãnh đạo thiền phái Trúc Lâm, dòng thiền riêng có của Phật giáo Việt Nam. Với tấm lòng vì dân, với nhãn quan của một vị vua minh triết, một nhà sư giác ngộ, Ngài chủ trương xây Đạo để nuôi dưỡng, phát huy nhân tâm thuận hòa trong trăm họ, xây dựng, bồi đắp tính độc lập, sức tự cường, vun bồi sự hòa hợp trong thế gian, hòa hợp vua tôi, hòa hợp cha con, hòa hợp vợ chồng, hòa hợp gia đình, hòa hợp quốc gia…, tư tưởng ấy là cội rễ làm nên sức mạnh lâu bền của dân tộc, theo thời gian đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Sau hơn 710 năm ngày Ngài nhập niết bàn, chúng ta nhớ về Ngài, biết ơn một triều đại vàng son, rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam Ngài đã từng trị vì.

Sau hơn 710 năm ngày Ngài nhập niết bàn, chúng ta nhớ về Ngài, biết ơn một triều đại vàng son, rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam Ngài đã từng trị vì.

Văn tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn của GHPGVN

Trong con người và sự nghiệp của Ngài, Đạo và Đời luôn hòa quyện vì hạnh phúc muôn dân. Ngài đã khéo kết hợp lấy tâm, đức, trí của Đạo xây Đời cường thịnh. Công đức ấy còn lưu giữ tới ngày nay và mãi mãi trường tồn.”

Những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước Việt Nam và thế giới trong môi trường toàn cầu hóa, trong thế giới phẳng và công nghệ 4.0, trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, trong thông tin truyền thông toàn cầu… với biết bao cơ hội và thách thức, cùng sự ủng hộ của lãnh đạo nhiều nước với các thể chế xã hội khác nhau, Phật giáo trong, ngoài nước với tôn chỉ “Hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển”, hướng đến phát triển xã hội bền vững toàn cầu ngày càng lớn mạnh, ngày càng khẳng định vai trò ảnh hưởng tích cực trong phát triển xã hội toàn cầu bền vững, thịnh vượng.

Góp sức của Phật hoàng Trần Nhân Tông trong lãnh đạo, phát triển xã hội bền vững toàn cầu

Sau hơn 710 năm ngày Ngài nhập niết bàn, chúng ta nhớ về Ngài, biết ơn một triều đại vàng son, rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam Ngài đã từng trị vì. Triều đại mà vị minh quân khi đó đã góp sức, góp trí lực, đức tài kiệt xuất trong vai trò nhà quân sự, nhà chính trị đại tài để đoàn kết nhân dân đồng lòng, “chung lưng đấu cật” đánh cho đội quân hùng mạnh nhất thế giới thời điểm lịch sử đó phải đại bại thảm khốc - tan tác quân Nguyên Mông. Không chỉ vậy, toàn thể dân tộc Việt Nam đã được đức độ của Ngài cảm hóa, khai sáng. Bao hiền tài, tướng giỏi được Ngài cảm hóa, khai sáng đã cùng Ngài không tiếc công sức, máu xương xây dựng, bảo vệ đất nước, non sông. Ngài đã góp sức cho nhân dân dười thời Ngài trị vì sống yên vui, no ấm, thái bình, thịnh trị nơi thân, tâm. Đó là minh chứng thuyết phục, hùng hồn nhất về những góp sức của Phật hoàng Trần Nhân Tông trong lãnh đạo, phát triển xã hội Việt Nam xưa, là cội gốc của bản sắc văn hóa Việt Nam để Việt Nam hôm nay tiếp tục vươn cao, vươn xa, hướng đến mục tiêu phát triển xã hội bền vững khi tham gia hội nhập toàn cầu.

Suốt quá trình Ngài đi khắp nơi giáo hóa dân chúng, chuyến thăm Chiêm Thành của Ngài còn để lại cho hậu thế bài học sâu sắc về một chiến lược ngoại giao quan trọng để bảo vệ mối quan hệ tốt đẹp giữa Đại Việt và Chiêm Thành.

Suốt quá trình Ngài đi khắp nơi giáo hóa dân chúng, chuyến thăm Chiêm Thành của Ngài còn để lại cho hậu thế bài học sâu sắc về một chiến lược ngoại giao quan trọng để bảo vệ mối quan hệ tốt đẹp giữa Đại Việt và Chiêm Thành.

Tính nhân văn trong “Cư trần lạc đạo” của Trần Nhân Tông

Ngài còn là vị Vua Phật nguyện hạnh từ bỏ danh lợi, phú quý vinh hoa để chọn cho mình con đường đi độc đạo: xuất gia tu hành mà vẫn luôn gắn bó, lo cho thế gian, cho cuộc đời thường nhật của những người dân đất Việt. Ngài tận tụy cho khát vọng xây dựng một đạo Phật lý tưởng gắn chặt với thực tế đời sống của nhân dân, với vận mệnh của dân tộc, của non sông đất nước. Đóng góp của Ngài vô cùng to lớn qua đức hạnh truyền bá, hướng dẫn nhân dân xây dựng nền tảng đạo đức, lối sống chuẩn mực đậm bản sắc, tinh thần dân tộc Việt Nam, qua hướng dẫn nhân dân bài trừ các tập tục dị đoan, mê tín, tu tập thường xuyên theo Thập thiện. Ngài thổi vào khung trời Phật giáo Việt Nam, vốn có truyền thống lịch sử lâu đời một luồng gió mới - luồng gió mát của tinh thần nhập thế, không chỉ trong khoảnh khắc lịch sử thời đó mà còn kéo dài tới tận ngày nay, tới mãi mai sau.

Nhắc tới những góp sức của Phật hoàng Trần Nhân Tông trong lãnh đạo, phát triển xã hội bền vững toàn cầu không thể không điểm lại, khẳng định những điều đã làm nên sự vĩ đại diệu kỳ trong cuộc đời Ngài. Những nội dung khiến hậu thế nay và mai còn cần thêm nhiều thời gian công sức để học hỏi, nghiên cứu:

Ngài là vị vua anh minh, vô cùng giỏi võ thuật, giỏi quân sự, giỏi chỉ huy đã hai lần chiến thắng Nguyên Mông.

Thời khắc Ngài ngộ đạo trong đạo Phật đã làm sáng rõ nhận định “Đức của vua quá lớn thì không thể lãnh đạo một đất nước nô lệ.”

Những gì Đức Phật Hoàng và Thiền phái Trúc lâm Việt Nam để lại mãi là sự kiện nóng trong quá khứ và kéo dài tới hôm nay, tới tương lai mai sau; cũng là sự kiện khởi phát của hiện tại để hướng về cội nguồn.

Những gì Đức Phật Hoàng và Thiền phái Trúc lâm Việt Nam để lại mãi là sự kiện nóng trong quá khứ và kéo dài tới hôm nay, tới tương lai mai sau; cũng là sự kiện khởi phát của hiện tại để hướng về cội nguồn.

Vén mây lên Ngọa Vân ngắm nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Ngài xây dựng thành công một đạo Phật nhập thế - đạo Phật Việ Nam - hữu ích cho con người, cho cuộc đời, đồng thời Ngài đã dấn thân đi giáo hóa cho dân chúng khắp nơi.

Đạo Phật Ngài xây dựng gắn với thực tế đời sống nhân dân, với vận mệnh của đất nước, của dân tộc. Vì thế, vào năm Ngài xuất gia, nước ta bị Ai Lao sang xâm phạm, Ngài trong tư cách một Thiền sư chứng đạo đã thân chinh đi đánh giặc.

Suốt quá trình Ngài đi khắp nơi giáo hóa dân chúng, chuyến thăm Chiêm Thành của Ngài còn để lại cho hậu thế bài học sâu sắc về một chiến lược ngoại giao quan trọng để bảo vệ mối quan hệ tốt đẹp giữa Đại Việt và Chiêm Thành.

Tất cả cuộc đời Phật hoàng Trần Nhân Tông - vị Phật Việt Nam đã góp sức trong giáo hóa, lãnh đạo nhân dân sống đạo đức, lương thiện, phát triển xã hội Việt Nam xưa trở thành xã hội thanh bình,thuần lương, nhân hậu, xây dựng được một cực lạc tại nhân gian,một thiên đường sống đáng giá, chất lượng. Ngài đã tạo ra một giai đoạn lịch sử đất nước phát triển huy hoàng trên nhiều phương diện.

Phật hoàng Trần Nhân Tông đã góp sức lớn trong sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, thống nhất hệ tư tưởng dân tộc, xây dựng hệ tư tưởng tôn giáo mang bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Lớp lớp hậu thế ghi nhận, trân trọng, ngưỡng kính Ngài và công lao của Ngài như bảo vật di sản văn hóa đa giá trị trên nhiều phương diện. Càng ngày, hậu thế hôm nay càng đặc biệt trân quý các báu vật đó trong quá trình lãnh đạo, phát triển xã hội Việt Nam và nhân loại phát triển bền vững trên toàn cầu.

Đức Phật hoàng, Thiền phái Trúc lâm và di sản văn hóa có mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, giữa chủ thể và khách thể, giữa bộ phận và chỉnh thể, giữa truyền hống và hiện đại… không thể tách rời khi hướng tới một xã hội phát triển bền vững trong bối cảnh thế giới phẳng toàn cầu.

Đức Phật hoàng, Thiền phái Trúc lâm và di sản văn hóa có mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, giữa chủ thể và khách thể, giữa bộ phận và chỉnh thể, giữa truyền hống và hiện đại… không thể tách rời khi hướng tới một xã hội phát triển bền vững trong bối cảnh thế giới phẳng toàn cầu.

Tại sao Đức vua Trần Nhân Tông chọn núi thiêng Yên Tử làm nơi tu hành?

Bảo vật di sản văn hóa đặc biệt cần được ghi nhận, bảo tồn, trao truyền và tiếp nối phát triển trên các phương diện (ở đây, tác giả điểm qua 3 phương diện và sẽ bàn tới các phương diện này trong một dịp khác):

Thời gian của di sản văn hóa: Những gì Đức Phật Hoàng và Thiền phái Trúc lâm Việt Nam để lại mãi là sự kiện nóng trong quá khứ và kéo dài tới hôm nay, tới tương lai mai sau; cũng là sự kiện khởi phát của hiện tại để hướng về cội nguồn.

Sáng tạo trong cấu trúc của di sản văn hóa: Đức Phật hoàng và Thiền phái Trúc lâm không chỉ là cấu trúc di sản lưu truyền từ quá khứ mà còn được cấu trúc, thừa kế, sáng tạo lại ở hiện tại và trong tương lai.

Tồn tại của tổng thể di sản văn hóa: Đức Phật hoàng và Thiền phái Trúc lâm không chỉ là một sự kiện, hiện tượng di sản văn hóa đơn lẻ mà còn là một hiện tượng, sự kiện di sản văn hóa độc đáo, phi thường trong một chỉnh thể thống nhất

Có thể khẳng định: Đức Phật hoàng, Thiền phái Trúc lâm và di sản văn hóa có mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, giữa chủ thể và khách thể, giữa bộ phận và chỉnh thể, giữa truyền hống và hiện đại… không thể tách rời khi hướng tới một xã hội phát triển bền vững trong bối cảnh thế giới phẳng toàn cầu.

> Xem thêm video: Học thiền giúp trẻ em phát triển trí tuệ:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm