Công hạnh của tín nữ Visākhā
Thuở Đức Thế Tôn còn tại thế đã có những vị đại đệ tử xuất gia xuất sắc là những bậc thánh Tăng đã chứng đắc quả A-la-hán với những công hạnh nổi bật như 10 vị đại đệ tử của Phật.
Hai chúng đệ tử tại gia là cận sự nam và cận sự nữ cũng có những bậc thiện tri thức, xuất sắc trong vai trò hộ pháp. Về phía cận sự nam thì trưởng giả Cấp Cô Độc là người nổi tiếng về lòng hào phóng và công hạnh hộ trì Tam bảo to lớn, bên cận sự nữ cũng có một tín nữ hết sức xuất sắc đó là bà Visàkhà.
Tín nữ Visàkhà xuất thân từ một gia đình bá hộ giàu có nhất vùng, bà là một Phật tử rất có tín tâm, nhưng bà lấy chồng trong một gia đình theo tôn giáo khác. Với một người phụ nữ lấy chồng khác đạo thì đa số họ khó mà thực hiện đức tin của mình cũng như cảm hóa được gia đình chồng về chung lý tưởng với mình.
Thế nhưng với bà Visàkhà thì mọi thứ sẽ khác. Thời gian đầu bà cũng rất khó khăn trong việc giữ gìn đức tin của mình, nhất là với cha mẹ chồng; mọi việc thể hiện đức tin của bà đều bị gia đình chồng chống đối kịch liệt. Thế nhưng với sự khéo léo trong lời ăn tiếng nói và trong tất cả hành vi giao tiếp, ứng xử của mình với nhà chồng, bà Visàkhà đã cảm hóa được gia đình chồng và thực hành trọn vẹn vai trò hộ pháp một cách tích cực đối với Đức Phật và Tăng đoàn.
Một hôm bà thỉnh Đức Phật và 500 vị Tỳ-kheo về nhà cúng dường trai phạn. Như thường lệ, sau khi thọ trai Đức Phật thuyết pháp và chúc phúc cho thí chủ. Ông cha chồng vốn không ưa gì Đức Phật và giáo pháp của Ngài nhưng cũng vì tính tò mò mà núp sau rèm cửa nghe xem Đức Phật nói gì. Không ngờ những lời Đức Phật nói ra khiến lòng ông vô cùng hoan hỷ và cảm nhận một sự chấn động trong tâm thức, tức thời ông đắc quả Tu-đà-hoàn. Ông bước ra và quỳ dưới chân Đức Phật xin Ngài nhận ông làm đệ tử.
Trong một lần khác, bà Visàkhà thỉnh Đức Phật và Tăng chúng về nhà cúng dường, sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp, mẹ chồng bà cũng ngộ được giáo pháp mà xin quy y theo Phật. Thế là từ đó tất cả mọi hành động bố thí, cúng dường, hộ pháp của bà Visàkhà đều được thuận duyên vì gia đình nhà chồng bây giờ đều là những Phật tử rất có tín tâm.
Trong kinh Tăng chi bộ có đoạn thuật lại lời Đức Thế Tôn xưng tán công hạnh của tín nữ Visàkhà như sau:
“Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, tại Ðông viên, lâu đài mẹ của Migàrà. Rồi Visàkhà, mẹ của Migàrà đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Visàkhà, mẹ của Migàrà đang ngồi một bên:
Này Visàkhà, đầy đủ bốn pháp, nữ nhân thành tựu sự chiến thắng ở đời này. Ðời này rơi vào tầm tay của nàng. Thế nào là bốn?
Ở đây, này Visàkhà, nữ nhân có khả năng khéo làm các công việc, biết thâu nhiếp các người phục vụ, sở hành vừa ý chồng, biết giữ gìn tài sản cất chứa. Này Visàkhà, thế nào là nữ nhân có khả năng khéo làm các công việc?
Ở đây, này Visàkhà, nữ nhân phàm có những công việc trong nhà, thuộc về len hay vải bông, ở đây, nữ nhân ấy thông thạo, không biếng nhác, tự tìm phương pháp làm, vừa đủ để tự mình làm, vừa đủ để sắp đặt người làm. Như vậy, này Visàkhà, là nữ nhân có khả năng khéo làm những công việc. Và này Visàkhà, thế nào là nữ nhân biết thâu nhiếp các người phục vụ?
Ở đây, này Visàkhà, trong nhà người chồng, phàm có nô tỳ nào, hay người đưa tin, hay người công thợ, nữ nhân biết công việc của họ với công việc đã làm, biết sự thiếu sót của họ với công việc không làm; biết sức mạnh hay sức không mạnh của những người đau bệnh; biết chia các đồ ăn, loại cứng và loại mềm, mỗi người tùy theo từng phần của mình. Như vậy, này Visàkhà, là nữ nhân biết thâu nhiếp những người phục vụ. Và này Visàkhà, thế nào là nữ nhân sở hành vừa ý chồng?
Ở đây, này Visàkhà, nữ nhân, những gì người chồng không vừa ý, dầu cho có vì sanh mạng, nàng cũng không làm. Như vậy, này Visàkhà, là nữ nhân sở hành vừa ý chồng. Và này Visàkhà, thế nào là nữ nhân biết giữ gìn tài sản thâu hoạch được?
Ở đây, này Visàkhà, phàm có tiền bạc, lúa gạo, bạc và vàng người chồng đem về, nữ nhân ấy bảo vệ, phòng hộ chúng, giữ gìn để khỏi bọn ăn trộm, ăn cắp, kẻ uống rượu, kẻ phá hoại. Như vậy, là nữ nhân biết giữ gìn tài sản thâu hoạch được.
Thành tựu bốn pháp này, này Visàkhà, nữ nhân thành tựu với sự chiến thắng ở đời này. Ðời này rơi vào tầm tay của nàng.
Này Visàkhà, đầy đủ bốn pháp, nữ nhân thành tựu sự chiến thắng ở đời sau. Ðời sau rơi vào tầm tay của nàng. Thế nào là bốn?
Ở đây, này Visàkhà, nữ nhân đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ. Và này Visàkhà, thế nào là nữ nhân đầy đủ lòng tin?
Ở đây, này Visàkhà, nữ nhân có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”. Như vậy, này Visàkhà, là nữ nhân đầy đủ lòng tin. Và này Visàkhà, thế nào là nữ nhân đầy đủ giới đức?
Ở đây, này Visàkhà, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này Visàkhà, là nữ nhân đầy đủ giới đức. Và này Visàkhà, thế nào là nữ nhân đầy đủ bố thí?
Ở đây, này Visàkhà, nữ nhân sống ở gia đình với tâm tư từ bỏ cấu uế của xan tham, bố thí rộng rãi, với bàn tay cởi mở, vui thích từ bỏ, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu, vui thích chia sẻ các vật dụng bố thí. Như vậy, này Visàkhà, là nữ nhân đầy đủ bố thí. Và này Visàkhà, thế nào là nữ nhân đầy đủ trí tuệ?
Ở đây, này Visākhā, nữ nhân sống ở gia đình với tâm tư từ bỏ cấu uế của xan tham, bố thí rộng rãi, với bàn tay cởi mở, vui thích từ bỏ, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu, vui thích chia sẻ các vật dụng bố thí. Như vậy, này Visākhā, là nữ nhân đầy đủ bố thí.Ở đây, này Visàkhà, nữ nhân có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, với Thánh thể nhập đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau. Như vậy, này Visàkhà, là nữ nhân đầy đủ trí tuệ.
Thành tựu bốn pháp này, này Visàkhà, nữ nhân thành tựu sự chiến thắng ở đời sau. Ðời sau rơi vào tầm tay của nàng. (Kinh Tăng chi bộ, chương Tám pháp, phẩm Ngày trai giới).
Còn rất nhiều câu chuyện về nhân cách, nghệ thuật ứng xử, giao tiếp của tín nữ Visàkhà với gia đình mình, gia đình chồng và xã hội khiến chúng ta hết sức cảm phục. Một nữ nhi lại là một nữ Phật tử, bà Visàkhà vừa có tâm vừa có tài, đầy đủ bốn đức tính của một người phụ nữ là công dung ngôn hạnh, vừa đẹp về thể chất vừa thanh cao trong tính cách và tâm hồn của người phụ nữ sống cách đây hơn 26 thế kỷ mà cho đến bây giờ những người phụ nữ, nhất là những nữ Phật tử của thế kỷ XXI cũng cần học hỏi. Cho dù thời đại nào đi nữa thì một người phụ nữ đảm đang, quán xuyến việc gia đình, tạo dựng một tổ ấm, một hậu phương đáng tin cậy cho gia đình luôn được đề cao khuyến khích. Bà Visàkhà đã đáp ứng được những đức tính như thế. Có thể tóm tắt bốn pháp đó như sau:
1. Có khả năng khéo làm các công việc
2. Biết thu phục nhân tâm của người nhà
3. Biết làm vừa lòng chồng
4. Giữ gìn tài sản nhà chồng
Với bốn đức tính trên có thể xem là mẫu mực của một người phụ nữ đảm đang và khéo ăn, khéo ở với những người trong gia đình. Cách sống và cách đối xử của bà từ bậc cha mẹ chồng, bản thân chồng, hay kẻ ăn người ở trong nhà đều quý mến, khéo làm các công việc và gìn giữ tài sản nhà chồng để bảo đảm đời sống gia đình. Với bốn đức tính trên thì dù người phụ nữ đó đang sống ở thời đại nào, quốc độ nào, gia cảnh giàu sang, quyền quý hay nghèo nàn, thấp kém thì cũng được ca ngợi và được gia đình, xã hội kính trọng.
Trong những câu chuyện khác kể về sự tinh tế khéo léo trong hành vi ứng xử của bà Visàkhà, chúng ta có thể trích ra đây vài mẩu chuyện nhỏ nhưng cho thấy thái độ, hành vi và nhân cách của bà đáng trân trọng dường nào.
Có một lần bà đứng hầu cha chồng là ông Migara đang ăn cháo sáng, có một vị Sa-môn khất thực đang đứng trước cửa, ông Migara thấy nhưng làm lơ không muốn để bát. Bà Visàkhà bèn nói với vị Sa-môn
- Bạch ngài! Xin ngài hãy hoan hỷ bước sang nhà khác, vì cha chồng của con hôm nay đang ăn một món đã thiu cũ (purārakaṃ)!
Một nữ nhi lại là một nữ Phật tử, bà Visākhā vừa có tâm vừa có tài, đầy đủ bốn đức tính của một người phụ nữ là công dung ngôn hạnh, vừa đẹp về thể chất vừa thanh cao trong tính cách và tâm hồn của người phụ nữ sống cách đây hơn 26 thế kỷ mà cho đến bây giờ những người phụ nữ, nhất là những nữ Phật tử của thế kỷ XXI cũng cần học hỏi.Câu nói này khiến cha chồng bà nổi giận cho rằng bà vô lễ khi nói ông đang ăn đồ thiu nguội, ông cộng với những tội lần trước như chuyện bà phản đối khi ông thỉnh về nhà những vị tu sĩ lõa thể, ăn nói thô lỗ, hay chuyện cha bà đã khuyên bà (mà theo ông Migara là những điều thiếu đạo đức) khi về làm dâu nhà ông như: Không đem lửa từ trong nhà ra ngoài ngõ…
Với những “tội” nêu trên, ông mời các vị trưởng lão trong gia tộc đến và đề nghị đuổi bà ra khỏi nhà.
Trước hội đồng gia tộc, bà đã khéo léo giải thích việc làm của mình cũng như ý nghĩa của những lời khuyên cha chồng một cách thuyết phục. Cuối cùng ông Migara cũng phải hạ mình xin lỗi bà vì không hiểu hết ý nghĩa của các việc làm của bà.
Visàkhà, một tín nữ Phật tử sống cách chúng ta 26 thế kỷ nhưng nhân cách, công hạnh, nghệ thuật ứng xử, giao tiếp của bà trong cuộc sống với gia đình, với gia đình chồng, với xã hội, với đạo pháp luôn là tấm gương sáng ngời, là những bài học sống động không bao giờ cũ cho mỗi người nữ Phật tử tại gia chúng ta.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya
Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.
Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật
Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.
Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên
Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.
Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam
Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.
Xem thêm