Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 02/03/2020, 09:18 AM

Bài học tiếp sứ thần nhà Nguyên của vua Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông là một ông vua tài đức thương dân, một Triết gia, một Thi sĩ và là một nhà Phật học sâu sắc thâm hậu; bởi ở ngài có sự viên dung hài hòa giữa đời và đạo thật khó phân biệt

> Vị Phật của người Việt Nam

Tìm hiểu về Trần Thái Tông vị vua đầu tiên của triều Trần, không ít học giả và tu sĩ Phật giáo đều cho rằng, vua Trần Thái Tông là một con người Đời - Đạo lưỡng toàn.

Còn với vua Trần Nhân Tông và sau này ngài là Sơ tổ Thiền phái Trúc lâm Yên Tử, khi tìm hiểu về sự nghiệp của ngài, thông qua nội dung các tác phẩm (Nội điển và Ngoại điển) người đời sau cũng cho rằng: Trần Nhân Tông là một ông vua tài đức thương dân, một Triết gia, một Thi sĩ và là một nhà Phật học sâu sắc thâm hậu; bởi ở ngài có sự viên dung hài hòa giữa đời và đạo thật khó phân biệt. Chả thế mà sau khi thống nhất các phái thiền du nhập vào nước ta, Phái thiền Trúc lâm Yên Tử do Trần Nhân Tông xây dựng và sáng lập được coi là Phái thiền nhập thế riêng có của Việt Nam.

Bài viết nhỏ này, không có ý định đề cập sâu về nội dung Phái thiền nhập thế này mà chỉ nêu một vài ví dụ liên quan về đời sống của vua Trần Nhân Tông khi còn tại vị để chúng ta hiểu rõ thêm về sự dung thông đặc biệt giữa đời và đạo trong con người đức vua Trần nói trên.

Trần Nhân Tông là một ông vua tài đức thương dân, một Triết gia, một Thi sĩ và là một nhà Phật học sâu sắc thâm hậu; bởi ở ngài có sự viên dung hài hòa giữa đời và đạo thật khó phân biệt.

Trần Nhân Tông là một ông vua tài đức thương dân, một Triết gia, một Thi sĩ và là một nhà Phật học sâu sắc thâm hậu; bởi ở ngài có sự viên dung hài hòa giữa đời và đạo thật khó phân biệt.

Như chúng ta thường thấy, bất kỳ một ông vua nào khi đã tham gia vào việc đời, với tư cách là người làm chủ đất nước thì đều phải mang nỗi lòng gánh vác triều chính. Với đức vua Trần Nhân Tông, qua lịch sử chúng ta thấy: chính Ngài đã phải hai phen trực tiếp cùng với Hưng Đạo Vương đánh giặc bảo vệ bờ cõi. Trong hai cuộc chống Nguyên - Mông này, đức vua đã phải dồn hết tâm trí vào việc lãnh đạo đất nước, nhất là trong hoàn cảnh kẻ thù ngoại bang luôn “giương mắt cú diều lăm le nhòm ngó” đất nước Đại Việt.

Với kẻ thù phía Nam phía Bắc luôn nhòm ngó đe dọa, muốn đẩy lùi được chúng, thì phải sẵn sàng đương đầu với kẻ giặc. Và phải chiến thắng, phải bảo vệ được biên cương lãnh thổ Đại Việt giành cho được hòa bình, độc lập như các vị tiền bối trước đó đã làm…

Tuy nhiên có lẽ điều gây mệt mỏi và nhiêu khe nhất, ấy là chuyện phải tiếp đón những sứ thần “thiên triều” tới. Đây là loại khách “không mời mà đến” mới thật sự là đối tượng “khó chơi”. Bởi họ đại diện cho một nước lớn, nước to (thời quân chủ) tự cho mình là “thiên triều”, là bá chủ thiên hạ, nghinh ngang vô lối, chả coi ai ra gì. Đánh bại kẻ thù rồi, nhưng vẫn phải dùng phương sách truyền thống của cha ông để ứng xử với kẻ thù phương Bắc. Sách lược ngoại giao nội cương ngại nhu (trong cứng ngoài mềm) bao giờ cũng rất hiệu quả. Về lĩnh vực này, vua Trần Nhân Tông là một vị vua rất xuất sắc: Mềm dẻo, khôn khéo, vừa giữ vững thể diện quốc gia trước kẻ thù ngạo mạn, lại vừa phải làm cho các vị sứ thần xuất thân nho sĩ kia được hài lòng. Trong lĩnh vực ngoại giao hết sức khó khăn này, chính thơ ca mới là “dung môi”, mới là phương thuốc kỳ diệu nhất mà vua Trần Nhân Tông sử dụng!

Xin kể ra đây một vài ví dụ của Thi sĩ Trần Nhân Tông khi tiếp sứ thần nhà Nguyên (Trung Hoa) mà bài học này của cha ông để lại không hề cũ. Vì sao dưới đây người viết muốn dùng hai từ thi sĩ, bởi trong cuốn “Giải mã kho báu văn chương” của Nhà văn-nhà phê bình văn học Vũ Bình Lục trong phần viết về Văn học đời Trần chúng tôi thấy tác giả luôn tỏ lòng chân thật và khải thị tâm hồn thơ của Trần Nhân Tông nói chung, trong đó có cả những bài mặc dù viết trong bối cảnh ngoại giao, nhưng các bài thơ này nội dung rất sâu sắc và tinh tế, nên khi đề cập ở tiểu mục này tác giả viết: Trần Nhân Tông - Đức vua Thi sĩ. Vậy sự sâu sắc, tinh tế và độc đáo ở đây như thế nào?

Kháng chiến thắng lợi, hòa bình được củng cố, năm 1293 Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, lui về phủ Thiên Trường làm Thái thượng hoàng để có thời gian nghiên cứu nội điển Triết học, Phật học.

Kháng chiến thắng lợi, hòa bình được củng cố, năm 1293 Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, lui về phủ Thiên Trường làm Thái thượng hoàng để có thời gian nghiên cứu nội điển Triết học, Phật học.

Trước hết chúng ta tìm hiểu bài thơ bốn câu Quỹ Trương Hiển Khanh dưới đây:

Dịch nghĩa:

Tặng bánh ngày xuân cho Trương Hiển Khanh

Múa giá chi xong, thử tấm áo ngày xuân,

Huống nữa hôm nay lại gặp tiết mồng ba tháng ba.

Bánh rau mùa xuân, như ngọc hồng bầy đầy mâm,

Đó là phong tục của nước An Nam xưa nay.

Dịch thơ: (tác giả VBL dịch theo thể lục bát truyền thống)

Múa giá chi, thử áo xuân,

Gặp ngày ăn lạnh, thêm phần vui chung.

Bánh rau như ngọc đầy mâm,

An Nam tục cũ người dân vẫn dùng.

Trương Hiển Khanh là sứ thần nhà Nguyên sang nước ta, ít nhất cũng 3 lần. Vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) tức là ông nội của Trần Nhân Tông cũng đã từng đón tiếp và mở tiệc tiễn đưa vị sứ thần này. Ngài cũng có bài thơ “Tống Bắc sứ Trương Hiển Khanh”. Sang sứ nước ta mấy lần, ăn ở dầm dề thượng khách cũng đã ở nhiều ngày nhiều tháng, nên Trương Hiển Khanh hiểu biết khá nhiều, thậm chí là rất thông thạo về phong tục tập quán của người Đại Việt ta.

Ngày 3/3 âm lịch hàng năm, người Trung Quốc có tục “ăn lạnh”, tức chỉ ăn đồ nguội. Tuyệt đối cấm các gia đình nổi lửa nấu cơm. Nguồi gốc đó chính là ngày giỗ ngài Giới Tử Thôi, một vị trung thần không màng danh lợi của vua Tấn Văn Công thời Đông Chu Liệt Quốc bên Tàu. Chuyện kể rằng, gặp phải cơn bĩ cực, công tử Trùng Nhĩ nước Tấn phải bỏ quê hương phiêu bạt khắp nơi, sang cả các nước láng giềng nhờ vả, đợi thời. Có lúc đói quá, công tử Trùng Nhĩ phải sai tùy tùng đi xin cơm của người cày ruộng. Bị mắng mỏ như tát nước mà vẫn đành phải ngậm tăm chả dám nói gì. Giới Tử Thôi có lần đã phải xẻo thịt đùi của mình nấu cháo cho Trương Nhĩ ăn chờ thời.

Khi có được thời cơ thuận lợi, Trùng Nhĩ về nước lên ngôi vua, chính là vua Tấn Văn Công của nước Tấn. Lúc điểm mặt ghi công những người từng lẽo đẽo đi theo phò tá trong lúc khó khăn, thấy thiếu Giới Tử Thôi, Tấn Văn Công liền sai người đi tìm khắp thiên hạ, phải mời bằng được Giới Tử Thôi về triều để cùng hưởng phú quý. Giới Tử Thôi vẫn không chịu về triều làm quan mà đem cả gia đình trốn vào rừng để tránh phiền phức. Biết được Giới Tử Thôi đã ẩn cư trong rừng, một viên quan có “sáng kiến” là đốt cả khu rừng, thì nhất định Giới Tử Thôi dở hơi kia phải chạy ra. Bấy giờ quân lính bao vây cánh rừng sẽ chộp được Tử Thôi mang về mà “đền ơn đáp nghĩa”. Nhưng Giới Tử Thôi quyết chịu chết cháy trong rừng, chứ không chịu ra. Vua Tấn Văn Công thương người trung thần lòng dạ sáng trong, có  công lao lớn, nhà vua ra lệnh cho bách tính vào ngày mồng 3/3, tức ngày Giới Tử Thôi cùng vợ con chết cháy, thì không nhà nào được đốt lửa nấu cơm. Mọi thứ đồ ăn uống phải nấu từ ngày hôm trước. Từ đó thành lệ, rồi thành ngày “tết” chung của cả thiên hạ, gọi là Tết Hàn Thực, tức ngày tết ăn đồ lạnh

Tục này truyền sang nước ta, do sự tiếp biến văn hóa phương Đông. Dân nước An Nam cũng làm các loại bánh để cúng tế trời đất, cúng tổ tiên nhà mình.

Vua Trần Nhân Tông đã giới thiệu với sứ thần nhà Nguyên là Trương Hiển Khanh về cái tục làm bánh đặc biệt của nước ta, đây là thứ bánh làm bằng các loại rau, giản dị mà thơm ngon. Ví như bánh rau cúc, hoặc bánh lá gai hiện vẵn đang tồn tại trong văn hóa ẩm thực ở nước ta! Nhà vua kết luận: “Bánh rau mùa xuân, như ngọc hồng bầy đầy mâm / Đó là phong tục của nước An Nam xưa nay”!

Những bài thơ tiếp các sứ thần phương Bắc nói trên của Đức vua-thi sĩ Trần Nhân Tông, hẳn vẫn chưa hề cũ đối với chúng ta người con đất Việt hôm nay.

Những bài thơ tiếp các sứ thần phương Bắc nói trên của Đức vua-thi sĩ Trần Nhân Tông, hẳn vẫn chưa hề cũ đối với chúng ta người con đất Việt hôm nay.

Một bài thơ nhỏ, tinh tế mà vô cùng sâu sắc. Thơ viết tặng xứ thần nước Nguyên như một thông điệp khôn khéo thể hiện chủ quyền độc lập của nước Đại Việt: “Núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” (Nguyễn Trãi). Bắc là nước Nguyên, Nam là nước an Nam của người Đại Việt ta đấy!

Một bài thơ khác, Tiễn sứ Bắc Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai. Đây là bữa tiệc tiễn hai vị sứ thần nhà Nguyên về nước, diễn ra ở ngay trong kinh thành Thăng Long.

Dịch nghĩa:

Ao Linh Trì thăm thẳm, bữa tiệc tiễn đưa ấm áp,

Gió xuân không cách nào giữ được ngọn roi trên đường về.

Chẳng hay phúc lành của hai ngôi sao sứ thần,

Còn vằng vặc soi trời Việt được mấy đêm nữa!

Dịch thơ: (thể lục bát)

Ao sâu, rượu tiễn ấm nồng,

Gió xuân chẳng giữ nổi ông quay về.

Chẳng hay hai áng ‘sao Khuê’,

Sáng soi trời Việt dầm dề mấy đêm?

Lý Trọng Tân và Tiêu Phương Nhai là hai viên sứ thần nhà Nguyên sang nước ta vào năm 1294. Trước đó, năm 1293, vua Nguyên Thế Tổ (Hốt Tất Liệt) lấy cớ nước An Nam không chịu sang chầu, tức giận lắm. Ông ta liền khẩn cấp chuẩn bị binh lực để một lần nữa (lần thứ 4) quyết chinh phạt cái nước An Nam bé bằng bàn tay mà ngang bướng không chịu khuất phục. Tuy nhiên, năm sau (1294) bạo chúa từng 3 lần tiến quân xâm lược nước ta cũng phải già ốm theo luật (sinh tử) rồi chết. Cháu ông ta là Thiết Mộc Nhi (Miếu hiệu Nguyên Thánh) lên nối ngôi, bèn ban chiếu bãi binh (tức chiếu bãi binh đánh An Nam). Lý Trọng Tân và Tiêu Phương Nhai chính là hai viên sứ thần nhà Nguyên mang chiếu thư sang nước ta, thông báo việc lên ngôi của “Thiên tử” mới, và chiếu bãi binh nói trên.

Quả là một tin vui với nước ta, cho nên cuộc rượu tiễn đưa sứ thần của “thiên triều” cũng rất là vui vẻ. Toàn những lời hoa mỹ có cánh đẩy đưa làm quà để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” mà thôi. Có mất gì đâu kia chứ! Vua Trần Nhân Tông khôn khéo, lịch lãm, tất sẽ làm hai vị sứ thần kia cảm thấy ngon miệng vui vẻ, để hôm sau các vị thong thả lên đường trở về phương Bắc.

Nếu như trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông có những bài thơ, những câu thơ hào sảng, thể hiện tinh thần yêu nước và ý chí quyết thắng của dân tộc Đại Việt, bất chấp kẻ thù hung hãn và tàn bạo như thế nào khi phải rút lui chiến lược thì “Cối Kê cựu sự quân tu ký / Hoan Ái do tồn thập vạn binh” tức (Cối Kê chuyện cũ ngươi nên nhớ/ Hoan Ái ta còn chục vạn quân)! Khi mừng chiến thắng, triều đình đưa bọn tù binh Ô Mã Nhi, Phan Tiếp…ra làm lễ trước Chiêu lăng (lăng Thái Tông), Trần Nhân Tông đọc hai câu thơ gọn, ngắn nhưng đầy đủ nội dung tổng kết mà người Việt Nam ta chắc ai cũng chẳng quên:

“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã

Sơn hà thiên cổ điện Kim âu”

Dịch:

“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông muôn thủa vững âu vàng”.

Kháng chiến thắng lợi, hòa bình được củng cố, năm 1293 Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, lui về phủ Thiên Trường làm Thái thượng hoàng để có thời gian nghiên cứu nội điển Triết học, Phật học. Tháng 10 năm 1299 (41 tuổi), Trần Nhân Tông chính thức xuất gia vào tu ở Yên Tử, Ngài lấy hiệu là Hương Vân đầu đà, sau đổi hiệu là Trúc lâm đầu đà và từ đây Phái thiền nhập thế Trúc lâm Yên Tử ra đời.

Những bài thơ tiếp các sứ thần phương Bắc nói trên của Đức vua-thi sĩ Trần Nhân Tông, hẳn vẫn chưa hề cũ đối với chúng ta người con đất Việt hôm nay.

Tài liệu tham khảo:

- Đại Việt sử ký toàn thư.

- Thơ văn Lý - Trần (UBKHXH); bài: Ngọa Vân am và bức họa Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ của Vũ Bình Lục (báo văn nghệ Hạ Long số tết Canh Tý 2020)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Xem thêm