Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Phát huy vai trò công tác hoằng pháp ở vùng sâu vùng xa của Tổ quốc

Hoằng pháp trong giai đoạn hiện tại sẽ luôn đối mặt với nhiều khó khăn thử thách, nhất là trong Hoằng pháp nơi vùng sâu, vùng xa. Đưa ra được phương hướng sách lược đúng đắn đã khó nhưng thực hiện được lại càng khó hơn.

Audio

Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới thuộc phía Đông Bắc của Tổ quốc, có đường biên giáp với Trung Quốc dài 333km, phía tây Cao Bằng giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Lạng Sơn. Cao Bằng có diện tích tự nhiên khoảng 6,724 km2. Rừng núi chiếm trên 90% diện tích, dân số gần 600.000 người, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm trên 94%.

Cao Bằng là tỉnh đã góp phần to lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, là biên địa vững chắc che chắn nơi biên ải của Tổ Quốc. Lịch sử truyền thống của Cao Bằng gắn liền với lịch sử truyền thống của dân tộc Việt Nam từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước. Từ thời thục phán An Dương Vương, mảnh đất Cao Bằng đã từng là chiến trường của những cuộc đọ sức quyết liệt đầu tiên chống lại sự xâm lược của các thế lực phong kiến phương Bắc. Những địa danh lịch sử trên mảnh đất Cao Bằng như Pác Bó, Phai Khắt, Nà Ngần, khu rừng Trần Hưng Đạo,…. được ghi đậm trong lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân Cao Bằng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, địa hình chia cắt, dân cư sống thưa thớt không tập trung. Đó cũng chính là một trong những rào cản để công tác Hoằng pháp của Chư Tôn Đức Tăng Ni Ban Trị sự chưa đến được thường xuyên với bà con người dân tộc thiểu số.

Tham luận tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX.

Tham luận tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX.

Với tinh thần phụng đạo yêu nước, Tăng Ni, Phật tử tỉnh Cao Bằng đã cùng với nhân dân các dân tộc, hòa hợp trong tổ chức, phát huy sức mạnh đại đoàn kết, góp phần xây dựng quê hương, đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển, góp phần cùng toàn Đảng toàn dân Cao Bằng phấn đấu  với mục tiêu: “Dân giàu – Nước mạnh – Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam là lực lượng kế thừa, tiếp nối truyền thống văn hóa Phật giáo Việt Nam và lan tỏa đến mọi tầng lớp xã hội. Những nội dung mang tính chất nhân văn, từ bi, hỷ xả,cứu khổ, độ sinh, việc răn dạy người Phật tử báo đáp Tứ trọng ân (đất nước, sư trưởng, cha mẹ và nhân dân thập phương)… trong giáo lý Phật giáo đã góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc, trở thành những chuẩn mực ứng xử, thể hiện giá trị đạo đức của xã hội. Tăng Ni, Phật tử tỉnh Cao Bằng luôn gắn bó cùng đồng bào các dân tộc, người tôn giáo, người không tôn giáo trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; đồng thời hưởng ứng cùng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện thành công các phong trào thi đua yêu nước.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Cao Bằng luôn là thành viên nòng cốt trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tăng Ni, Phật tử nhân dân tỉnh Cao Bằng luôn đồng hành cùng chính quyền và nhân dân cả nước. Với tinh thần “phục vụ chúng sinh là thiết thực cúng dàng chư Phật”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam  tỉnh Cao Bằng luôn vận động Tăng Ni, Phật tử nhân dân trong tỉnh tham gia hoạt động công tác bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo và các hoạt động xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Trên tinh thần hoan hỷ cùng nhau xây dựng đạo pháp trong lòng dân tộc, thắt chặt tình đoàn kết, chung sức đồng lòng, xây dựng quê hương Cao Bằng ngày càng phát triển trên các lĩnh vực hoạt động công tác Phật sự.

Để thực hiện việc Hoằng pháp có hiệu quả, cần nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài, đòi hỏi phải thường xuyên, liên tục.

Đạo pháp đem đến cho chúng sinh bằng nhiều con đường, trong đó ngôn ngữ là một phương tiện rất quan trọng, vì thế phong cách diễn đạt, thần thái biểu hiện qua ngôn ngữ sẽ là tác động rất lớn, vì vậy cần sử dụng chính ngôn ngữ của dân tộc họ để giao tiếp.

Nắm được các phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc để gắn kết việc truyền bá đạo Phật với phong tục, tập quán của họ, điều đó sẽ tăng được niềm tin đối với đồng bào.

Tạo điều kiện đưa họ đến các Chùa tu tập như tổ chức khóa tu một ngày an lạc để qua đó giúp đồng bào trong hành trì tu tập, thấy được ánh sáng của Phật pháp, đưa đạo đến với đời, có sự hòa đồng, bình đẳng cùng Phật tử các dân tộc khác.

Trong kế hoạch và định hướng, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần phải sâu sát với yêu cầu thực tiễn trước nhu cầu học Phật của quần chúng hiện nay. Cần cụ thể hóa phương hướng hoạt động cho công tác Hoằng pháp trong thời gian tới thích ứng với thời đại, để công tác hoằng pháp đạt được hiệu quả cao. Cần tạo điều kiện để các Tăng, Ni trẻ có đạo hạnh và tâm huyết phục vụ đồng bào.

Để công cuộc hoằng pháp đối với đồng bào dân tộc ở Cao Bằng được phát triển,cần được sự quan tâm hỗ trợ của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam về nhân lực, đặc biệt lực lượng Tăng Ni trẻ, có năng lực, nhiệt tâm, thực sự yêu thương đồng bào, thấy được sự thiệt thòi của họ để không ngừng đem ánh sáng của Phật pháp đến với nhân dân.

Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Cao Bằng luôn có sự phối kết hợp giữa các cơ quan Ban ngành của tỉnh, tạo điều kiện giúp Ban Trị sự trong việc hoằng dương Phật pháp, tổ chức sinh hoạt, vận động nhân dân Phật tử người dân tộc trong mọi lĩnh vực gồm kinh tế, văn hóa – nghệ thuật và đời sống… nhằm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người, thông qua tinh thần Từ Bi và Trí Tuệ của Phật giáo Việt Nam. Giáo dục Phật giáo rất cần thiết để giúp cho người tín đồ phật tử vận dụng thiết thực những lời dạy của Đức Phật trong đời sống thường nhật và góp phần xây dựng một trật tự an sinh xã hội. Do vậy ngoài những buổi thuyết giảng vào những ngày tu Bát quan trai, ngày 30 và 14 âm lịch hàng tháng, những ngày chủ nhật chúng ta nên mở thêm những lớp giáo lý căn bản hoặc những buổi thuyết pháp để khai mở về lời dạy của Đức Phật và cho họ tập làm quen với những thuật ngữ Phật pháp, điều đáng chú ý là chúng ta nên đào tạo cho giới trẻ, các em thanh thiếu niên, như hội Phật tử trẻ, dành cho lứa tuổi từ 25 đến 40 tuổi, các lớp hiếu hạnh như: Tặng quà và học bổng hàng năm cho các em thanh thiếu niên nghèo vượt khó hiếu học từ bậc tiểu học cho tới Đại học…

Tuy nhiên việc hoằng pháp ở vùng sâu vùng xa chúng ta phải đặc biệt lưu ý tới vấn đề: phân bổ dân cư sống thưa thớt xa trung tâm thành phố, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, văn hóa địa phương còn tin vào tào, pựt, mo then. Do vậy, giáo lý Phật giáo chưa đến được nhiều thôn, bản, việc hoằng pháp còn gặp nhiều khó khăn.

Với tinh thần đó, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Cao Bằng luôn chỉ đạo các thành viên trong ban trị sự là những người gương mẫu dạy cho giới trẻ, hướng dẫn cho đồng bào yêu mến đạo Phật những giáo lý căn bản, như: Quy y Tam bảo, giữ gìn 5 giới cấm (không sát sinh, không rộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu say sưa) và giảng dạy giáo lý về nhân quả, nghiệp báo, chống mê tín như bói toán, gọi hồn, sóc quẻ…; Nếu trình độ văn hóa của đồng bào và các em còn yếu kém, chúng ta nên mở lớp học bổ túc văn hóa tại chùa, mời các giáo viên đến dạy để nâng cao trình độ văn hóa. Có như vậy thì họ mới có đủ trình độ, kiến thức để lĩnh hội Phật pháp. Như thế sẽ giúp đồng bào các tầng lớp vững vàng có đủ kiến thức về cả hai mặt Phật học và thế học, đặc biệt là lớp trẻ các em sẽ trở thành những người đi hoàng đạo bằng ngôn ngữ bản địa sẽ dễ dàng trong việc hoằng pháp nơi bản xứ của mình.

Để giúp thế hệ trẻ yêu mến Phật pháp và tu tập, việc thực hiện theo giáo lý của Phật giáo về hạnh từ bi, hỉ xả, lợi lạc chúng sinh, được lồng ghép trong những buổi sinh hoạt văn nghệ Phật giáo, khóa tu mùa hè ở các chùa cho thanh thiếu niên, là cách làm tốt cần phát huy và nhân rộng. Chú trọng đem ánh sáng Phật pháp đến với thanh thiếu niên qua nền tảng số, lập mạng thông tin, trang web Phật giáo trên mạng internet phổ biến nhiều bài pháp thoại, kinh kệ…

Hàng năm, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Cao Bằng nên tổ chức nhiều hơn những chương trình từ thiện, giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn, các gia đình chính sách, những người có công với cách mạng, các cháu học sinh nghèo vượt khó và nhiều những chương trình khác, đây cũng là nhịp cầu nối giữa Đời và Đạo, giúp hai bên có sự cảm thông, giúp đỡ nhau trên con đường Hoằng dương Chính pháp, lợi lạc quần sinh.

Tóm lại, từ những vấn đề trên, chúng ta phải nhìn nhận rằng Hoằng pháp trong giai đoạn hiện tại sẽ luôn đối mặt với nhiều khó khăn thử thách, nhất là trong Hoằng pháp nơi vùng sâu, vùng xa. Đưa ra được phương hướng sách lược đúng đắn đã khó nhưng thực hiện được lại càng khó hơn. Liệu chúng ta có đủ sức kham nhẫn chịu đựng khó, khổ, có đủ khả năng linh hoạt xử lý vấn đề trong mọi tình huống và nhất là khả năng tự mình tạo ra của cải vật chất theo đúng tinh thần Phật giáo, nhằm giúp cho công tác Hoằng pháp được kết quả tốt, duy trì đời sống Tôn giáo vững mạnh trên con đường Hoằng truyền chính pháp cứu độ chúng sinh. Điều này xin chờ đợi câu trả lời từ những nhà Hoằng pháp nhiệt tâm, những người luôn mang trong mình tâm huyết không từ gian lao, không ngại khổ nhục, mang thông điệp từ bi của Đức Phật đi khắp mọi nơi, làm cho Giáo pháp của Đấng Từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật mãi mãi trường tồn, khiến cho chúng sinh mãi mãi được an lạc, hạnh phúc, ngọn đèn thiền tỏa rạng mãi đến thiên thu.

Tham luận tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Chủ tịch gửi thư chúc Tết Chôl Chnăm Thmây

Giáo hội 11:36 29/03/2024

Ngày 28/3, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN thay mặt Ban Thường trực HĐTS GHPGVN gửi Thư chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đến chư chức sắc, chức việc, Ban Quản trị các chùa và đồng bào Phật tử Khmer.

Tấn phong Giáo phẩm là gì

Giáo hội 15:28 19/01/2024

Nhiều Phật tử hỏi chúng tôi về "Tấn phong Giáo phẩm", Tấn phong Giáo phẩm là gì. Bài viết giải thích khái niệm này trích từ Hiến chương Giáo hội PGVN tu chỉnh lần thứ 7.

Tài chính, tài sản của Giáo hội PGVN được quy định như thế nào?

Giáo hội 15:07 14/01/2024

Tài chính, tài sản thuộc Giáo hội PGVN và thành viên Giáo hội là vấn đề được dư luận, xã hội, đại chúng quan tâm. Việc này được quy định rõ trong Chương 12 Hiến chương Giáo hội PGVN (tu chỉnh lần thứ 7) như sau.

Giáo hội yêu cầu chùa Ba Vàng gỡ bỏ tất cả thông tin về "xá-lợi tóc Đức Phật"

Giáo hội 10:45 31/12/2023

Ngày 29/12, trụ trì chùa Ba Vàng đã có báo cáo về "xá lợi tóc Đức Phật" gửi Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Ninh; Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh; Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí.

Xem thêm