Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 23/01/2020, 13:09 PM

Nền tảng cơ bản của người tu

Tu là gì? Tu là gạn lọc những cặn bã còn trong tâm. Nó là bóng dáng của vọng tưởng, hý luận, của tham, sân, si, phiền não... Vì thế, tu là gạn lọc cho hết những thứ đó cho tâm được trong sạch, thanh tịnh.

 >>Kiến thức

Như kinh Pháp Cú, Phật dạy:

“Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ, ý tạo

Nếu với ý ô nhiễm

Nói lên hay hành động

Khổ não bước theo sau

Như xe, chân vật kéo”.

“Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ, ý tạo

Nếu với ý thanh tịnh

Nói lên hay hành động

An lạc bước theo sau

Như bóng không rời hình”.

Việc tu hành phải có căn bản, có nền tảng vững chắc thì hành giả mới vững bước trên đạo lộ giải thoát.

Việc tu hành phải có căn bản, có nền tảng vững chắc thì hành giả mới vững bước trên đạo lộ giải thoát.

Việc tu hành phải có căn bản, có nền tảng vững chắc thì hành giả mới vững bước trên đạo lộ giải thoát. Nền tảng của người xuất gia có thể có nhiều, song ở đây ta chỉ tạm nêu ra vài điều như: trang nghiêm, tôn trọng, cung kính khiêm hạ, tàm quý và biết ơn. Đó tạm cho là những nền tảng cơ bản mà người con Phật cần tu dưỡng và học tập.

1. Trang nghiêm:

Bài liên quan

Trang nghiêm có thể nói là vỏ bọc bên ngoài, là hình tướng của người xuất gia. Cây sống được nhờ vỏ bọc; con ốc, con rùa sống an toàn nhờ vỏ bọc chắc chắn bên ngoài. Hành giả tu tập cần lấy giới trang nghiêm tự thân. Trong kinh Di Giáo, trước khi vào Niết-bàn,đức Phật có dạy: “Sau khi Như Lai diệt độ rồi, các Tỳ-kheo phải lấy giới luật làm Thầy, cũng như Ta còn tại thế. Nếu Ta còn tại thế mà Tỳ-kheo các ông không y theo giới thì cũng như Ta đã diệt độ”.

Nền tảng của người xuất gia có thể có nhiều, song ở đây ta chỉ tạm nêu ra vài điều như: trang nghiêm, tôn trọng, cung kính khiêm hạ, tàm quý và biết ơn.

Nền tảng của người xuất gia có thể có nhiều, song ở đây ta chỉ tạm nêu ra vài điều như: trang nghiêm, tôn trọng, cung kính khiêm hạ, tàm quý và biết ơn.

Trong bài tựa nghi thức tụng Tỳ-kheo ni giới, có ghi rằng:

“Thế gian, vua lớn nhất

Các dòng, bể là to

Các sao, trăng là sáng

Các Thánh, Phật là tột

Trong tất cả các luật

Giới kinh là trên hết”.

Chính vì giới luật quan trọng và thù thắng như vậy, nên đạo Phật hưng thịnh hay suy vi đều không ngoài phạm vi của giới luật. Hơn nữa, trong đời sống hằng ngày, hành giả cần thúc liễm thân tâm trong 24 oai nghi của người xuất gia, qua các hành động đi, đứng, nằm, ngồi. Hành giả tự trang nghiêm thân cũng là tự trang nghiêm cho người. Sư Phụ tự trang nghiêm thân là tấm gương sáng cho hàng đệ tử tu theo. Hành giả cần trang nghiêm Bồ-đề tự thân, và lấy phúc trí trang nghiêm chính mình.

2. Tôn trọng:

Bài liên quan

Người xuất gia cần phải tôn trọng Phật, Pháp, Tăng, tôn trọng các học giới, tôn trọng Thầy Tổ, tôn trọng huynh đệ đồng phạm hạnh, tôn trọng các Phật tử... Người xuất gia là một khất sĩ, là một người ăn xin: trên xin giáo pháp của chư Phật để nuôi tâm, dưới xin cơm đàn việt để nuôi thân. Vì thế, chúng ta phải biết tôn trọng họ, xem họ là ân nhân vì họ đã hết lòng chăm lo các việc tứ sự cho chúng Tăng yên tâm tu học. Ngược lại, nếu chúng ta xem họ là kẻ dưới thì mãi mãi sẽ không thăng tiến trên con đường tu. Người xuất gia phải biết tôn trọng người dưới, biết kính trọng người trên, biết khiêm cung, đó là pháp tu diệt ngã.

Chính vì giới luật quan trọng và thù thắng như vậy, nên đạo Phật hưng thịnh hay suy vi đều không ngoài phạm vi của giới luật.

Chính vì giới luật quan trọng và thù thắng như vậy, nên đạo Phật hưng thịnh hay suy vi đều không ngoài phạm vi của giới luật.

Kinh Trường Bộ, đức Phật có dạy bảy pháp bất thối làm cho chúng Tỳ-kheo được hưng thịnh (bảy pháp tôn trọng):

1. Khi nào chúng Tỳ-kheo thường hay tụ họp, và tụ họp đông đảo với nhau thì chúng Tỳ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Đó là tôn trọng các bậc đồng phạm hạnh, thân hòa hợp.

2. Khi nào chúng Tỳ-kheo tụ họp trong niệm đoàn kết, và làm việc Tăng sự trong niệm đoàn kết, chúng Tỳ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Đó là tôn trọng sự hòa hợp.

Bài liên quan

3. Khi nào chúng Tỳ-kheo không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với học giới được ban hành, thời chúng Tỳ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Đó là tôn trọng giới học.

4. Khi nào chúng Tỳ-kheo tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc Tỳ-kheo thượng tọa, bậc niên cao lạp trưởng, bậc cha, bậc Thầy của chúng Tăng, và nghe theo lời dạy của những vị này, thời chúng Tỳ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

5. Khi nào chúng Tỳ-kheo không bị chi phối bởi tham ái, thời chúng Tỳ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Đó là tôn trọng phạm hạnh.

6. Khi nào chúng Tỳ-kheo thích sống chỗ nhàn tịnh, thời chúng Tỳ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Đó là tôn trọng thiền định.

Hành giả phải biết cúi đầu trước các bậc trưởng thượng, không ỷ mình tuổi trẻ có chút ít học thức rồi cống cao, ngã mạn.

Hành giả phải biết cúi đầu trước các bậc trưởng thượng, không ỷ mình tuổi trẻ có chút ít học thức rồi cống cao, ngã mạn.

7. Khi nào chúng Tỳ-kheo tự thân an trú chánh niệm, thời chúng Tỳ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Đó là tôn trọng pháp hành.

3. Cung kính, khiêm hạ:

Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Phật dạy có sáu pháp cung kính. Thế nào là sáu?

1. Cung kính Phật.

2. Cung kính pháp.

3. Cung kính các bậc trưởng thượng.

4. Cung kính học giới.

5. Lễ phép, khiêm hạ.

6. Sống không phóng dật.

Đó là sáu pháp cung kính đưa hành giả đến sự an lạc của tự thân.

“Xin cúi đầu khiêm hạ

Để thấy mình nhỏ nhoi

Một khi vô thường đến

Chẳng còn gì của tôi”.

Hành giả phải biết cúi đầu trước các bậc trưởng thượng, không ỷ mình tuổi trẻ có chút ít học thức rồi cống cao, ngã mạn. Thời Lục Tổ Huệ Năng, có ông Tăng Pháp Đạt đọc tụng 3000 ngàn biến kinh Pháp Hoa, rồi gặp Tổ mà không vái chào. Qua đó, cho thấy sự ngã mạn làm cản trở đường tu của chúng ta.

Tàm quý là phục sức đẹp nhất của người tu. Người biết tàm quý là luôn biết sợ hãi trước những việc sai trái, tội lỗi.

Tàm quý là phục sức đẹp nhất của người tu. Người biết tàm quý là luôn biết sợ hãi trước những việc sai trái, tội lỗi.

Sư Phụ có dạy:

“Tu càng lâu, ngã càng cao

Đạo càng xa, đọa càng nặng”.

4. Tàm quý:

Tàm quý là phục sức đẹp nhất của người tu. Người biết tàm quý là luôn biết sợ hãi trước những việc sai trái, tội lỗi.

- Tàm quý là cơ sở để thiết lập giới luật, ngăn chặn điều xấu ác.

- Hướng người tu dưỡng phạm hạnh, thanh lọc thân tâm.

- Người có hạnh tàm quý là người khi làm điều lỗi, cảm thấy hổ thẹn, nguyện sửa đổi.

Bài liên quan

Một thời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ Đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Có hai diệu pháp ủng hộ thế gian. Thế nào là hai? Nghĩa là có tàm, có quý. Này các Tỳ-kheo, nếu không có hai pháp này, thế gian sẽ không phân biệt có cha, có mẹ, có anh, có em, có vợ con, tri thức, tôn trưởng, lớn nhỏ; liền sẽ cùng lục súc heo, gà, chó, trâu, dê v.v... đồng một loại. Do thế gian có hai pháp này ủng hộ, nên thế gian ắt phân biệt có cha, có mẹ, có anh, có em, vợ con, tôn trưởng, lớn nhỏ, cũng không đồng với lục súc. Thế nên, các Tỳ-kheo, nên tập có tàm, có quý. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này”. Qua đó, có thể nói, tàm quý là nấc thang đưa hành giả lên con đường giác ngộ, giải thoát.

Pháp là lời dạy của đức Phật, là chân lý tuyệt đối không mai một với thời gian, đưa hành giả đến bến bờ giác ngộ, giải thoát.

Pháp là lời dạy của đức Phật, là chân lý tuyệt đối không mai một với thời gian, đưa hành giả đến bến bờ giác ngộ, giải thoát.

5. Biết ơn:

Kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật dạy: “Trên đời này, có hai hạng người khó thấy, là người biết ơn và người trả ơn”. Bốn ơn lớn: Ơn cha mẹ, ơn Tam Bảo, ơn Thầy Tổ, ơn Tổ quốc. Đó là bốn ơn lớn mà người con Phật cần ghi nhớ.

1. Ơn cha mẹ:

Bài liên quan

Kinh Tăng Nhất A-Hàm, Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, có hai người mà các ông không thể nào đền ơn cho hết được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ loại thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có đại tiểu tiện trên vai đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu của cha mẹ”.

2. Ơn Tam Bảo: Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.

+ Ơn Phật bảo:

“Ơn lớn của Thế Tôn

Đem việc ít có này

Thương xót dạy bảo cho

Làm lợi ích chúng con

Trải vô lượng ức kiếp

Ai có thể đền được”.

Cha mẹ có công nuôi dưỡng, Thầy Tổ có công dạy ta nên người.

Cha mẹ có công nuôi dưỡng, Thầy Tổ có công dạy ta nên người.

+ Ơn Pháp bảo: Pháp là lời dạy của đức Phật, là chân lý tuyệt đối không mai một với thời gian, đưa hành giả đến bến bờ giác ngộ, giải thoát.

+ Ơn Tăng bảo:

“Kính lạy Tăng người Thầy chí cả

Thay Thế Tôn truyền bá đạo mầu

Tùy duyên hóa độ vô cầu

Làm Thầy mô phạm dẫn đầu chúng sanh”.

3. Ơn Thầy Tổ: Cha mẹ có công nuôi dưỡng, Thầy Tổ có công dạy ta nên người.

4. Ơn Tổ quốc: Mỗi chúng ta đều có một Tổ quốc, một quê hương, một nơi sinh ra và lớn lên. Hơn nữa, được sống trong thời bình, không chiến tranh, nghèo đói, chúng ta phải nhớ ơn anh hùng liệt sĩ, những người đã có công giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm