Thứ tư, 14/02/2024, 14:45 PM

Phật pháp không rời tâm của mỗi người

Phật pháp không tách rời tâm của mỗi người, cho nên Phật pháp tức là tâm pháp, trong tâm của bạn không có tư tâm, vọng tưởng, cuồng tâm, dã tính, tập khí, mao bệnh thì là Phật pháp. Nếu tâm bạn có tập khí, mao bệnh, cuồng tâm, dã tính, vọng tưởng thì là ma pháp.

Phật thì thuộc về niệm thiện, thanh tịnh. Ma thì thuộc về ác niệm, nhiễm ô, không thanh tịnh.

Cho nên cổ nhân có nói:

“Thiện ác hai con đường,

Tu thì tu, tạo thì tạo”.

Hai con đường này rất dễ khiến người hồ đồ mê hoặc. Cho nên khi làm việc thiện, lại có ác trong thiện. Khi làm việc ác, lại có thiện trong ác, không thể chuyên nhất, không có con mắt chọn pháp, không thể:

“Phải đạo thì tiến,

Trái đạo thì lùi”.

Không thể:

“Chọn thiện mà theo,

Không thiện thì đổi”.

Vì chúng ta đều ở trong mê tối, có lúc không đúng nhận là đúng, đúng lại cho là không đúng. Hồ đồ trong hồ đồ qua suốt cuộc đời. Có thể nói suốt đời để thời gian không qua, có thể nói sinh hoạt lãng phí.

Phiền não là tội nghiệp, bạn tu hành, tu được không còn phiền não đó mới là hiểu sự dụng công.

Phiền não là tội nghiệp, bạn tu hành, tu được không còn phiền não đó mới là hiểu sự dụng công.

Cổ nhân lại nói:”Trên thế gian chỉ có hai người. Một là cầu danh, một thì cầu lợi”. Trừ hai loại người này ra, còn những người khác rất ít. Cho nên nói:

“Danh lợi là việc nhỏ, ai ai cũng ham”.

Kể cả những người xuất gia cũng thích danh ham lợi. Tôi cử một ít ví dụ, các bạn hãy xem: Pháp Sư Hằng Thật tam bộ nhất bái. Tại sao gọi y là Hằng Thật? Vì y không thật tại lắm, pháp danh gọi là Quả Chân, tức là kêu y nơi nơi đều phải làm chân thật. Nhưng y, trước khi đến không chân thật, tóm lại là phải làm giả giả, giống như viết văn chương, một sự kiện đều phải thêm một chút tài liệu, giống như lúc trước phiên dịch cho tôi, tôi nói:”Gió bão thổi càng mạnh càng tốt”. Tôi không có nói:”Ðừng lo lắng”, nhưng y phiên dịch nói:”Don’t Worry”. Y muốn xuất lộ tài hoa của mình ra. Có người nghe tôi giảng đến chỗ này thì sinh hoài nghi.

Tam bộ nhất bái là việc rất tốt, hiếm có, toàn thế giới đều nghe danh. Vậy sao còn chưa chân thật tu hành? Tôi lão lão thực thực nói với các bạn, vì tôi không thể dạy y, cho nên y không thể minh bạch. Thế nào? Y từ Los Angeles Chùa Kim Luân lạy đến Vạn Phật Thành, nhưng mục đích tam bộ nhất bái không phải vì muốn thành Phật, mà là cầu cho thế giới hòa bình, thật ra trong tâm của y không có hòa bình. Khi y bắt đầu lạy thì trong tâm khởi vọng tưởng:”Tam bộ nhất bái, khi lạy xong rồi tôi là đệ nhất toàn thế giới, tôi sẽ thành danh”.

Các bạn nghĩ xem, thành danh gì? Tức là trên đường tam bộ nhất bái cầu cái danh này, cầu đệ nhất thế giới. Lạy nhiều lạy tới được đệ nhất, tôi một cái lạy cũng không có, vì tôi nhận thấy rằng y dụng tâm sai lầm. Còn nữa, khi y đến mỗi thành thị lớn, thì cầu phóng viên nhà báo đến, biên cho y một bài tin tức mới thì y xuất lộ phóng đầu, ai cũng đều biết y. Vì phóng viên nhà báo biên bài tam bộ nhất bái tuyên truyền. Nếu vì việc nhỏ thì cũng là lạy không. Sau đó y lạy đến Vạn Phật Thành, thì muốn xưng vương xưng bá tại Vạn Phật Thành, làm tiểu hoàng đế. Thế nào? Khi y đến Vạn Phật Thành là lúc làm lễ khai quang. Tôi đến khai quang, trong tâm y chưởi Sư Phụ:”Chao ôi, Ngài là người quê mùa, một chữ tiếng Anh cũng không biết, Ngài làm hỏng việc của tôi rồi”.

Y tam bộ nhất bái, lạy hai năm chín tháng, còn muốn tranh với Sư Phụ, đây là lạy cái gì? Cho nên các bạn cho rằng Vạn Phật Thành có tam bộ nhất bái. Tam bộ nhất bái này giống như cầu danh cầu lợi. Cho nên:

“Danh lợi việc nhỏ người người ham,

Sinh tử việc lớn chẳng ai màng”.

Sinh tử là việc lớn, nhưng chẳng ai nghĩ đến, còn muốn truy cầu danh lợi. “Thanh tịnh là phước chẳng ai muốn”, việc tốt không bằng vô sự, “Phiền não là tội người người tham”. Phiền não là tội nghiệp, bạn tu hành, tu được không còn phiền não đó mới là hiểu sự dụng công.

Nếu bạn ngày ngày ăn phiền não, dùng phiền não, ngồi cũng phiền não, đi cũng phiền não, đứng cũng phiền não, ngủ cũng phiền não. Ði đứng nằm ngồi chẳng lúc nào không có phiền não, như vậy tu cái gì? Các bạn thử nghĩ xem.

Vừa mới nói đoạn này, các bạn có chú ý chăng? Phải chăng tôi quái tam bộ nhất bái, cầu danh cầu lợi? Không phải, vậy thì oán ai? Ðây đều quy tội về Sư Phụ của y, lãnh trách nhiệm vì không dạy y minh bạch. Vì Sư Phụ của y là người quê mùa, không dạy đồ đệ cho nên tôi nói quá nhiều lời, điểm quan trọng là tại chỗ này, tôi hy vọng người quê mùa không dạy ra người tiểu quê mùa, hy vọng đệ tử sẽ giỏi hơn thầy. Các bạn xem tôi đây là Sư Phụ, đừng nói không có tam bộ nhất bái, một lạy cũng không lạy, tôi cũng không dám lạy, té nhào xuống dậy không được thì làm sao. Bất quá đây cũng không phải là lỗi lầm của Sư Phụ, đây là lỗi tại quốc gia này, quốc gia này có lỗi gì?

Lúc ban đầu tôi đến nước Mỹ, tôi rất hâm mộ tự do phát triển của nước này, tôi cũng mặc theo mê tín tự do phát triển, hiểu lầm tự do, không có tự do lý trí, cho nên thu đồ đệ, tôi cũng không muốn quản chúng, tôi thường thường nói như thế, bạn muốn lên trời thì lên trời, bạn muốn xuống địa ngục thì xuống địa ngục, bạn muốn làm gì thì làm, do đó dưỡng thành thứ tư tưởng cầu danh cầu lợi. Ðây không phải tự mình biện hộ, bất quá tuy nhiên tôi nói tôi một bước cũng không lạy, phương pháp tôi lạy không giống y.

Y thì tam bộ nhất bái, hy vọng người người biết, tôi thì đứng tại một chỗ lạy, từ mười hai tuổi bắt đầu, mỗi ngày sáng sớm tôi lạy hơn tám trăm ba chục lạy, tối cũng lạy hơn tám trăm ba chục lạy, tôi lạy thì không hoan hỉ cho người biết. Sáng sớm trước khi mọi người dậy, tôi ra ngoài trời lạy, buổi tối lúc mọi người ngủ rồi, cũng lạy hết thảy chúng sinh tận hư không biến pháp giới. Hết thảy chúng sinh bao quát hết thảy mười hai loài chúng sinh: Có sắc, không sắc, có tưởng, không tưởng .v.v., đều hướng về hết thảy chúng sinh đó mà lạy, hy vọng họ đều cải ác hướng thiện phát tâm bồ đề, nhưng tôi không muốn chúng sinh biết. Vì không muốn chúng sinh biết cho nên không có cách chi thành danh, bây giờ tôi già rồi, tôi không ngại đem phương pháp này truyền cho các bạn.

Bạn muốn tam bộ nhất bái thì nên lạy vào buổi tối, không nên lạy ban ngày, nếu không chẳng khác nào mua quảng cáo.

“Thiện muốn người biết không phải là chân thiện,

Ác mà sợ người biết là đại ác”.

Những đồ đệ của tôi cũng có thiện trong ác, cũng có ác trong thiện.

Vừa rồi tôi có sự cảm xúc, mới giảng chân kinh chân điển, hoạt kinh hoạt điển cho các vị nghe, đây không phải là tử kinh tử điển.

Pháp Sư Hằng Kỳ bế quan được bốn năm ba tuần, năm nay mới xuất quan, xuất quan còn nói, bốn năm không được học tiếng Tàu, lúc y bế quan không xem thư, cũng không biên thư, người khác biên thư y cũng không xem, y cũng không không biên thư cho người khác, y cũng không xem truyền hình, cũng không nghe đài, cũng không nói chuyện với bất cứ ai, bốn năm đọc Kinh Lăng Nghiêm, cho nên y nói tiếng Tàu không thông thạo. Nhưng y có thể ngồi mười bốn mười lăm tiếng.

Ngoài ra Pháp Sư Hằng Trường nói tiếng Việt, nói tiếng Anh, lại nói tiếng Tàu, y vốn cũng không biết nói tiếng Tàu, sống tại Vạn Phật Thành chín năm, tiếng Tàu học cũng khá, hiện tại ngồi thiền có thể ngồi tám, chín tiếng bất động, đệ tử của tôi đều là rồng rắn hỗn tạp, tu hành tốt thì là long tượng (rồng voi), tu hành không tốt thì là rắn rít. Cho nên tôi làm Sư Phụ đều giảng Kinh điển cho đồ đệ của tôi và các bạn nghe.

Tại sao chúng có long xà thiết trượng (rồng, rắn, bò cạp, voi) vì tôi không thể dạy, cho nên chúng ngày ngày theo tôi, ngày ngày tận khổ não, thời gian không qua.

Hoà thượng giảng xong, có người đưa ra vấn đề, thỉnh hoà thượng giải đáp.

Hỏi: Có sách nói “Ngàn ngày học huệ, không bằng một ngàn ngày học vô văn”. Ðây là ý nghĩa gì?

Ðáp: “Phân biệt danh tướng không biết dừng, vào biển đếm các đồ tự khốn”. Ai ngàn ngày học huệ, ai một ngàn ngày học vô văn? Ðừng chuyên giặt đồ cho người.

Thích Minh Định dịch 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm