Gia đình đồng tu học Phật chính là hoằng dương Phật pháp
Hỏi: Quán Thế Âm Bồ Tát hữu cầu tất ứng, đệ tử có thể hướng về Quán Thế Âm Bồ Tát để cầu hôn nhân được không? Có phải nhân duyên thật sự là đã định sẵn từ kiếp trước không ạ?
Đúng vậy! Là định sẵn từ kiếp trước. Quán Thế Âm Bồ Tát là hữu cầu tất ứng, có thể cầu. Nhưng có khi cầu không ứng là vì sao vậy? Phi lý, không như pháp, Quán Âm Bồ Tát không quan tâm đến bạn.
Nếu bạn chân thật, bạn là một người nam, hi vọng cưới được một người vợ tốt, có thể giống như phu nhân của Văn Vương là Thái Tự chẳng hạn, tương lai có thể sanh Thánh Hiền nhân. Không những vinh tông diệu tổ, mà còn có thể giúp xã hội an định, giúp thế giới hòa bình, vậy thì Quán Âm Bồ Tát có thể giúp đỡ bạn. Bạn không có loại tâm nguyện rộng lớn này, Bồ Tát sẽ không quan tâm đến bạn, vậy thì bạn sẽ theo duyên phận từ đời trước.
Vợ chồng là duyên, có báo ân, ân ái vợ chồng; Có báo oán, khi báo oán, kết hôn rồi sẽ vĩnh viễn không hòa thuận, sẽ mang đến những lộn xộn trong gia đình cho bạn; Có đòi nợ; Có trả nợ. Luôn là bốn loại duyên này.
Trí tuệ là sự nghiệp của người học Phật
Chỉ có người hiểu được Phật pháp, bất luận là nhân duyên nào cũng đều chuyển nó thành pháp duyên, mọi người cùng học Phật, cùng tu hành. Duyên bất thiện khi xưa hóa giải rồi, duyên thiện cũng chuyển hóa thành pháp duyên, vậy thì được! Hiện nay đồng tu học Phật tại gia có mấy người hiểu được đạo lý này?
Nếu thật sự hiểu được đạo lý này, gia đình đồng tu học Phật nhất định là hòa thuận, gia đình lục hòa kính, hình tượng của Phật pháp trong xã hội này liền khác ngay.
Gia đình người học Phật thật sự là mỹ mãn, đây chính là hoằng dương Phật pháp, đây chính là lợi ích chúng sanh.
Nếu người học Phật còn tranh đoạt danh lợi, còn tự tư tự lợi, không những không thể trì được giới luật, mà thập thiện cũng không làm được, vậy thì sai rồi.
Học Phật như vậy thì vẫn theo nghiệp lực mà lưu chuyển, khi tai nạn đến vẫn là không thể tránh khỏi. Vì sao vậy? Bạn không phải là chân học Phật, mang cái mác của Phật mà không nghiêm túc học Phật. Hiện nay, chúng ta đem sự việc học Phật làm cho thật rõ ràng, làm cho thật minh bạch.
Vì sao người xuất gia không làm được Sa Di Luật Nghi, người tại gia không làm được Thập Thiện Nghiệp Đạo? Vì sao người thời trước làm được? Vì sao hiện nay không làm được?
Điều mà chúng tôi nghiên cứu tổng kết là, người thời trước có gốc giáo dục gia đình, cho nên họ dễ làm được, người hiện nay không có. Hai mươi tuổi, ba mươi tuổi mới tiếp xúc Phật pháp, tập khí bất thiện của họ đã dưỡng thành rồi, không đoạn nổi, cho nên đều không nghiêm túc học. Nghiêm túc học Phật, xét về duyên thì Phật pháp là giáo dục, nghiêm túc học chính là ngày ngày nghe giảng, ngày ngày vào giảng đường, ngày ngày học tập.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm