Phật tử - ca sĩ Võ Hạ Trâm chia sẻ cách nuôi con "theo cách khác biệt"
Võ Hạ Trâm cho biết cô nuôi con thuần chay, dạy ngôn ngữ theo giai đoạn để phù hợp thói quen và phong cách sống trong gia đình đa văn hóa.
Võ Hạ Trâm sinh năm 1990 tại TP HCM. Cô đoạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi âm nhạc như Tuổi đời mênh mông 2005, Tiếng hát Chú ve con 2006, Ngôi sao tiếng hát truyền hình 2007, Gương mặt thân quen 2016, Hãy nghe tôi hát 2018. Năm 2019, Võ Hạ Trâm kết hôn với doanh Vikas sau đó sinh con đầu lòng vào tháng 7/2021.
- Hai năm trải nghiệm cuộc sống 'mẹ bỉm sữa', điều gì khiến chị hạnh phúc nhất?
- Những khi nằm cạnh Moon, ngắm con ngủ, tôi cứ ngỡ mình đang ở trong một giấc mơ. Hai năm qua, căn hộ nhỏ của vợ chồng tôi không khi nào ngừng tiếng cười, niềm hạnh phúc và tình yêu thương cũng luôn tràn đầy.
Vợ chồng tôi nuôi dưỡng Moon bằng phương pháp có phần khác biệt, do đặc thù gia đình đa văn hóa, đa ngôn ngữ và ăn chay. May mắn, Moon phát triển tốt, vượt trội về khả năng giao tiếp, nhận thức. Tôi lấy đó làm niềm vui, thêm vững tin rằng cách nuôi con này là đúng đắn dù khác với số đông mẹ Việt.
- Chị đối mặt khó khăn gì khi nuôi con bằng 'phương pháp đặc biệt'?
- Khó khăn chưa bao giờ có trong "từ điển nuôi con" của vợ chồng tôi. Có chăng, đó là sự bỡ ngỡ của cặp vợ chồng lần đầu làm cha mẹ, nhất là ở hoàn cảnh Moon ra đời khi dịch Covid-19 bùng phát. Khi sinh con, chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ kinh tế, tinh thần đến kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học. Dĩ nhiên, dù lên kế hoạch kỹ lưỡng thế nào, vợ chồng tôi không tránh khỏi những tình huống phát sinh như bé ốm, khó chịu hoặc bỏ bữa... Nhưng từ đó, chúng tôi có cơ hội học hỏi và hiểu con nhiều hơn.
- Vợ chồng chị phối hợp thế nào trong việc nuôi dạy con?
- Tôi thấy mình may mắn vì có ông xã thấu hiểu, tôn trọng vợ và hết mực thương yêu gia đình. Anh hơi vụng về chuyện chăm con, thường để vợ đảm đương việc này nên tôn trọng tuyệt đối những quyết định của tôi khi nuôi dạy Moon. Khi tôi chọn nuôi con thuần chay từ lúc mang thai, anh hoàn toàn ủng hộ.
Về phía mình, anh tích cực uốn nắn con những tính cách tốt như kỷ luật, lễ phép, biết quan sát và chia sẻ với mọi người. Anh hay chọn những câu chuyện, bài học nhẹ nhàng, gắn với cuộc sống thường nhật để con dễ dàng tiếp nhận. Lên hai tuổi, Moon tỏ ra là một đứa trẻ thông minh, có xu hướng kết nối với cộng đồng nhưng cũng rất tình cảm, thích sự dịu dàng. Vợ chồng tôi phân chia vai trò, lúc cương - lúc nhu để con được dạy bảo một cách cứng rắn nhưng vẫn cảm nhận được tình yêu thương của ba mẹ qua những lần răn dạy đó.
- Bên cạnh bố mẹ, ai là người bạn tuổi thơ của bé Moon?
- Tôi nghĩ, phải có duyên lắm mới gặp được bà Tính - vú nuôi của bé Moon. Vài năm trước, tôi làm giám khảo một cuộc thi âm nhạc mà con trai của bà Tính tham dự. Nghe bà kể hoàn cảnh, tôi rất thương nên ngỏ ý nhận bà làm vú nuôi cho con mình sau này. Và giữ đúng lời hứa, tôi đã liên hệ bà Tính ngay khi biết mình mang thai. Thời gian này, bà cũng không đi làm vú nuôi cho ai để chờ đợi tôi.
Đến nay, bà Tính chăm Moon hơn hai năm kể từ lúc lọt lòng. Một ngày, cả nhà đang ngồi ăn sáng, Moon thốt lên "cà phơ kìa mẹ" khiến tôi bật cười, vì đó là giọng Phú Yên đặc trưng của bà Tính. Nói vậy để hiểu bà vú có "sức ảnh hưởng mãnh liệt" thế nào với Moon.
Hàng ngày, bà phụ tôi chăm Moon từ nấu ăn, tắm rửa, chơi đùa cùng con. Bà nuôi Moon như cháu ruột, rất tình cảm và lo lắng hết mực nên tôi thấy yên tâm khi có bà đồng hành trên hành trình khôn lớn của Moon. Đặc biệt, những lúc vợ chồng tôi đi công tác xa, bà là "phóng viên" cập nhật liên tục hình ảnh, video của Moon để vợ chồng tôi vơi nỗi nhớ con và yên tâm làm việc. Hầu hết cái video ngắn đăng trên trang cá nhân của tôi đều do bà Tính "tác nghiệp".
- Sinh ra trong gia đình đa văn hóa, con gái chị được dạy ngôn ngữ thế nào?
- Tiếng Việt là ưu tiên hàng đầu của vợ chồng tôi, vì con sinh ra và lớn lên ở quê hương này. Sau này, khi con trưởng thành, Vikas (chồng Võ Hạ Trâm - PV) mới dạy con tiếng Hindi để bé không bị rối loạn ngôn ngữ. Tuy vậy, Moon có khả năng ngôn ngữ tốt nên hiện tại đã cùng lúc nói được ba thứ tiếng, trong đó tiếng Anh lưu loát nhất. Dịp Tết Diwali vừa rồi, em cũng thốt ra vài từ Hindi khiến cả nhà giật mình.
Văn hóa Ấn - Việt có nhiều nét tương đồng, đặc biệt là kính trên nhường dưới và tôn trọng gia đình. Vợ chồng tôi luôn coi những điều cơ bản này là bài học vỡ lòng mà con cần nhớ và làm theo. Chúng tôi cũng nguyện mỗi năm vào lễ Diwali sẽ đưa con về quê nội để bé được sống trong không khí sinh hoạt của gia đình Ấn Độ, giúp bé quan sát, thẩm thấu văn hóa quê nội, bên cạnh văn hóa quê ngoại mà con đang sống hàng ngày.
- Nét tính cách nào anh chị ưu tiên rèn giũa khi con lên ba?
- Theo tôi, văn hóa gia đình là yếu tố quan trọng, cốt lõi để hình thành nên nhân cách của trẻ. Những lời nói, cử chỉ và thái độ của người lớn sẽ tác động rất lớn với trẻ con, nên vợ chồng tôi luôn làm gương, hướng con đến sự tự lập, tình yêu thương, lòng trắc ẩn, biết san sẻ với những người xung quanh.
Bây giờ, Moon đã rất tự giác trong việc dọn dẹp đồ chơi, ăn uống cả khi ở lớp lẫn ở nhà. Đến trường, cô giáo khen con hòa đồng, biết nhường nhịn, chia sẻ thức ăn với các bạn dù Moon ăn chay.
- Chị làm gì khi con chưa ngoan?
- Moon là cô bé hiểu chuyện, thích nhỏ nhẹ thay vì lớn tiếng hoặc nét mặt giận dữ của người lớn. Khi con không vâng lời hay quấy khóc, tôi thường xoa lưng, vỗ về và dùng giọng tình cảm để nói chuyện, cắt nghĩa cho bé việc làm sai, để sau này con không tái phạm. Việc ba mẹ quát nạt có thể khiến bé dừng ngay việc làm sai, nhưng con dễ mắc lại những lỗi này vào lần sau vì chưa hiểu thấu đáo hoặc sợ quá mà quên mất lời dạy của người lớn.
Nguồn: Ngôi sao
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đi chùa sám hối?
Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.
Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao
Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.
“Đây là lời thật lòng của tôi, người từng ở trong bùn lầy và đã ra khỏi bùn lầy”
Phật giáo và người trẻ 13:45 08/11/2024Người ta có thể phạm rất nhiều lỗi trong đời, nhưng ngàn vạn lần không nên phạm tội tà dâm! Cổ nhân nói: “Vạn ác, dâm đứng đầu!” Nhưng mãi đến hôm nay tôi mới nhận ra uy lực của câu nói này.
Nổi tiếng trên mạng xã hội bởi câu chuyện... ăn chay từ trong bụng mẹ
Phật giáo và người trẻ 13:40 08/11/2024Nguyễn Khoa Nam, sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải chưa một lần dùng đến các món ăn có thịt.
Xem thêm