Phật tử có nên tin vào năm hạp kỵ tuổi?
Tôi là một người Phật tử, tuy không mấy am tường kinh điển nhưng cũng biết rõ về nhân quả, nghiệp báo và tin tưởng sâu sắc lời Phật dạy. Gia đình tôi đã bỏ được tục lệ đốt vàng mã, thực hành ăn chay, niệm Phật. Duy chỉ có điều ba mẹ tôi vẫn cứ tin về ngày tháng năm kỵ tuổi.
Những bóng ma bói toán huyền bí
Mặc dù tôi đã cố gắng giải thích rõ tất cả đều do nghiệp thiện ác mà mình tạo từ quá khứ, không có ngày tốt xấu cũng như năm hạp hoặc kỵ, kết quả ngày hôm nay là nghiệp của mình chứ không do thánh thần nào ban phước hay giáng họa... Nhưng, ba tôi trong năm vừa qua bị bệnh nặng, kinh tế sa sút. Mẹ tôi lại sinh ra sợ vì năm Hợi mà mẹ tôi kỵ tuổi nên không biết có chuyện gì xảy ra không? Lại còn cả chuyện những người hạp tuổi khi lấy nhau thì làm ăn phất lên, còn kỵ tuổi thì làm ăn chật vật, khó khăn. Những chuyện liên hệ đến tuổi tác (hạp, kỵ) tốt xấu xảy ra trước mắt như vậy khiến tôi cũng phân vân. Hãy giúp tôi hiểu về những điều này.
Đáp: Dù bạn khiêm nhường cho là không mấy am tường kinh điển nhưng chúng tôi thấy bạn đã có chánh kiến và chánh tín Tam bảo sâu sắc. Tin tưởng tuyệt đối, không lay chuyển về sự vận hành của nhân quả-nghiệp báo tác động và chi phối lên đời sống cá nhân cùng cộng đồng, là một căn lành vốn được gieo trồng và vun bồi trong nhiều đời kiếp. Một người khi đã tin sâu nhân quả-nghiệp báo thì luôn siêng năng phục thiện, dốc hết sức làm lành (chăm chỉ gieo nhân tốt trong hiện tại), còn hiện thực cuộc sống thì dẫu vui khổ thế nào cũng tùy duyên tiếp nhận (vì khi nghiệp quả đã chín muồi thì không thể dịch chuyển hay thay đổi tình hình). Thái độ sống “tùy duyên tiếp vật” ấy là biểu hiện cụ thể của tuệ giác Phật giáo.
Chuyện tuổi tác hạp (kỵ) với nhau hay tốt xấu theo năm, tháng, ngày, giờ… là một trong những tín niệm dân gian (ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa) đã ăn sâu vào tâm thức người Việt hàng ngàn năm qua. Lẽ tất nhiên, rất khó để cho người ta gột rửa những tín niệm này. Trong những năm gần đây, tín niệm này bùng phát và trở nên khá phổ biến trong xã hội. Khá nhiều Phật tử vẫn còn mang tín niệm này trong tâm thức (một số chùa vẫn còn xem, chọn ngày giờ tốt xấu cho Phật tử) dù họ biết chắc chắn rằng Đức Phật không hề dạy như thế mà thậm chí còn khiển trách nữa (xem kinh Di giáo).
Chúng tôi thấy rằng, vấn đề mà bạn nêu và ghi nhận như một sự tất yếu “những chuyện liên hệ đến tuổi tác (hạp, kỵ) tốt xấu xảy ra trước mắt”, thực chất chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi. Vì sao? Nếu bình tâm rà soát lại nơi những người thân hoặc đồng nghiệp, bạn bè sẽ thấy rõ rằng có những người gặp năm hạp tuổi nhưng chẳng được may mắn đáng kể nào, thậm chí vẫn có thể gặp xui xẻo bất như ý. Đó là chưa kể đến có không ít hệ lụy phát sinh từ sự ỷ lại năm nay hạp tuổi nên mạnh tay cho những công việc, dự án vốn bất khả thi nên thất bại hoàn toàn. Và ngược lại, có không ít người gặp năm kỵ tuổi nhưng vẫn phát đạt, bình an, chẳng hề hấn gì. Cũng vậy, trong vô số những cặp vợ chồng đổ vỡ, không hạnh phúc thì có không ít người tuổi tác khá “hạp” nhau.
Thuật phong thủy và quan điểm của Phật giáo
Mặt khác, giả như có dự báo chính xác cho năm kỵ tuổi là xấu thì cũng chẳng có ích gì, càng lo lắng thêm và thậm chí tăng nguy cơ tự chuốc lấy tai họa do mù quáng tin tưởng vào thần linh để “giải hạn”. Bởi một khi dòng nghiệp lực vận hành theo nhân quả-nghiệp báo đến lúc chín muồi, trỗ quả thì không thánh thần nào có thể ngăn cản được. Ngay cả những việc cực thiện trong hiện tại cũng chỉ làm nhân tốt cho tương lai, khá hơn thì có thể làm cho nghiệp quả lệch hướng chứ không thể thay đổi hay hóa giải hoàn toàn nghiệp quả khi nó đến quá gần.
Do đó, người Phật tử không nên tin một cách sai lạc vào tuổi tác hạp (kỵ) mà chỉ tin tưởng đúng đắn vào vận hành nhân quả-nghiệp báo của tự thân (biệt nghiệp) và cộng đồng (cộng nghiệp). Thành công hay thất bại, khỏe mạnh hay ốm đau, hanh thông hay bế tắc…liên tục xảy ra trong đời sống, và người con Phật cần được nhận thức những điều đó qua lăng kính nhân quả-nghiệp báo chứ không phải tuổi tác, số mệnh, hạp kỵ, kiết hung…Tin tưởng vào tuổi tác, số mệnh, hạp kỵ… và đổ lỗi cho nó mà quên đi sự chuyển hóa tự thân là một sự lầm lạc, tà kiến theo quan điểm Phật giáo.
Trong chừng mực nào đó, có thể xem sự lưu tâm đến quan hệ tuổi tác và năm, tháng, ngày, giờ nhằm dự báo tốt xấu, thịnh suy trong những ngày đầu năm như là một tập tục, một ứng xử văn hóa quen thuộc của đại bộ phận người Việt. Trên tinh thần phương tiện, các bậc tiền nhân đã vận dụng những hình thức như bói Kiều, xăm Quan Âm hay hái lộc Phật (nhận một câu kinh Pháp Cú, kinh “Lời vàng” mà một số chùa hiện nay đang làm) để thay vì tin vào tuổi tác hạp (kỵ) người Phật tử được định hướng tin vào lời Phật dạy để tự răn sửa mình.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm