Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 19/08/2013, 14:00 PM

Phật tử hãy nhận bông hồng cài áo bằng tâm thành kính

Ngày lễ Vu lan, đến chùa tham dự buổi lễ, chúng ta hãy đón nhận những bông hoa hồng, với tâm thành kính, với sự chính niệm và lòng biết ơn cha mẹ, ông bà...Đừng để những nỗi phiền muộn, sân si trỗi dậy chỉ vì một bông hồng cài lên ngực áo

Một năm, trong Phật giáo có nhiều ngày lễ lớn trong đó có lễ Phật đản và Vu lan. Đây là hai ngày lễ rất quan trọng, bởi một ngày lễ là kỷ niệm ngày đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đản sinh, một ngày lễ để tưởng nhớ công ơn cao dày với những đấng sinh thành. Riêng với lễ Vu lan, những người con ngoài đời, trong đạo đều phải tỏ lòng hiếu kính với sư phụ, với cha mẹ, ông bà...đã dày công nuôi dưỡng ta nên người.

 Phật tử hãy đón nhận những bông hoa hồng với tâm thành kính và có chính niệm

Trong lễ Phật đản, chúng ta thường thấy có lễ tắm Phật, trong và sau khi thực hiện nghi lễ này số người xin nước (tạm gọi là lộc Phật) rất đông, và tình trạng chen lấn, xô đẩy không phải là không diễn ra. Trên thực tế, chư tăng, ni và những người tổ chức đều nhìn thấy, tuy nhiên rất ít chùa có một biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế việc "phản cảm" đó.  Việc này đã diễn ra trong nhiều năm nay, và năm nào cũng vậy rất nhiều người phải "lắc đầu" với cảnh "tranh nước", thậm chí có nơi còn xảy ra tình trạng các phật tử to tiếng và nói ra những lời không dễ thương ngay trước Phật đài chỉ vì một...túi nước, mà họ coi đó là nước thiêng.

Còn lễ Vu lan, chúng ta bắt gặp hình ảnh bông hoa hồng được cài lên ngực áo của mỗi người tham dự. Và như chúng ta đã biết, vào năm 1962, Thiền sư Nhất Hạnh đã viết cuốn sách "Bông hồng cài áo" cùng thời điểm đó nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã sáng tác nhạc phẩm “Bông hồng cài áo”. Sau khi tác phẩm ra đời, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã phát động phong trào cài hoa hồng trong dịp Vu lan để tưởng niệm về công ơn mẹ, và sau hơn 50 năm phong trào ấy vẫn còn được tiếp diễn cho tới ngày nay.

Do đó, trong việc tổ chức lễ Vu lan, sau khi các nghi thức truyền thống đã được diễn ra là đến phần cài bông hoa hồng lên ngực áo của mỗi người. Đây là giây phút xúc động nhất, bởi ý nghĩa việc của việc cài hoa hồng lên ngực áo rất thiêng liêng. “Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo và anh sẽ tự hào được còn mẹ.Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương, không quên mẹ dù đã khuất. Người được cài hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi, có khóc than cũng không còn kịp nữa”. - Trích ấn phẩm Bông hồng cài áo của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Những ai theo đạo Phật sẽ biết nghi thức cài hoa hồng cũng như tắm Phật đều có những nét đặc trưng giống nhau. Nó đều là những nghi thức quan trọng, thiêng liêng. Song khi diễn ra nghi thức, bên cạnh những hình ảnh đẹp, xúc động còn có nhiều hình ảnh gây phản cảm, bởi ý thức không tốt của người đến tham dự lễ.

Năm ngoái, cũng như năm nay, từ đầu mùa Vu lan đến giờ. Người viết có tham dự một số lễ Vu lan ở một số chùa tại Hà Nội. Đến thời điểm cài hoa hồng, bên cạnh nhiều người có ý thức, xúc động với những giọt nước mắt buông xuống, thì còn nhiều người không có chính niệm, gây ra sự nhốn nháo, ồn ào, í ới gọi to, gọi nhỏ "hoa hồng của tôi đâu?!"...không khác gì việc lấy nước tắm Phật vậy. Tất cả những điều này làm mất đi sự trang nghiêm, thanh tịnh trước Phật đài, phần nào gây ảnh hưởng không tốt đến việc tổ chức lễ.

Một mùa Vu lan nữa lại về, người viết mong rằng, những ai đến tham dự lễ Phật đản hay Vu lan, hãy luôn mang theo mình một cái tâm thành kính, một cái tâm chính niệm, nhất tâm hướng về buổi lễ, để cầu nguyện cho mình được an lạc. Chứ đừng vì một túi nước hay một bông hoa mà thiếu chính niệm, có những hành động không dễ thương. Mặc dù nó rất nhỏ thôi, nhưng chính những cái đó sẽ ít nhiều làm mất đi phước đức của mình vốn có hoặc đang gieo trồng.Túi nước hay bông hoa cũng chỉ là tượng trưng mà thôi,...!

Ngày lễ Vu lan, đến chùa tham dự buổi lễ, chúng ta hãy đón nhận những bông hoa hồng, với tâm thành kính, với sự chính niệm và lòng biết ơn cha mẹ, ông bà...Đừng để những nỗi phiền muộn, sân si trỗi dậy chỉ vì một bông hồng cài lên ngực áo.Có như vậy, tâm chúng ta cũng như những người bạn đồng tu mới được an lạc, thảnh thơi...khi tham dự buổi lễ này.

Bối Bối

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm