Thứ sáu, 02/10/2020, 09:53 AM

Phật tử nên thiết trí bàn thờ Phật như thế nào?

Phật tử thiết trí bàn thờ Phật cần đơn giản trang nghiêm thanh tịnh, lưu ý nhang đèn, đề phòng hỏa hoạn, mỗi ngày phải lễ Phật tụng kinh, tu tập đúng chánh pháp. Không được lợi dụng việc thờ phượng, cúng kiến để hoạt động mê tín dị đoan, hoặc gây mất an ninh trật tự tại địa phương.

Thờ Phật thể hiện lòng tôn kính

Tôn kính đức Phật, không phải chúng ta linh thiêng hóa đức Phật ra hoặc đặt đức Phật ra ngoài cuộc sống của chúng ta. Tôn kính đức Phật là đặt một niềm tin tưởng tuyệt đối rằng ngài là một bực hoàn toàn giác ngộ. Ngài là một bực thầy sáng suốt đưa đường dẫn lối và đầy đủ đức hạnh để ta học tập hầu thăng tiến cuộc sống tâm linh của chúng ta.

Trong kinh có ghi lại 10 danh hiệu khác nhau để tán thán và tôn kính một bực giác ngộ như đức Phật: Phật là đấng hoàn toàn tự tại với các pháp, Phật là đấng đáng được nhân gian và chư thiên cúng dường, Phật là đấng biết hết mọi tâm tánh của chúng sanh, Phật là bực đầy đủ cả phúc đức và trí tuệ, Phật là đấng đã điều phục mọi phiền não, Phật là một đấng toàn thiện, Phật là đấng đã giải thoát được chuổi dây triền phược trong thế gian, Phật là đấng cao tột, Phật là bậc thầy của nhân gian và chư Thiên, Phật là đấng thế gian hoàn toàn tôn kính. (Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật thế tôn).

Phật tử thiết trí bàn thờ Phật cần đơn giản trang nghiêm thanh tịnh.

Phật tử thiết trí bàn thờ Phật cần đơn giản trang nghiêm thanh tịnh.

Lợi lạc của việc lập bàn thờ Phật tại gia

Thờ Phật thời xưa: Ông Bà người Việt Nam thì thờ ảnh Phật Bà Quan Âm, ảnh Tam Thế chư Phật, ảnh Tây Phương Tam Thánh, ảnh Phật Thích Ca, nhất là Phật Thích Ca ngồi tu thành đạo dưới cây Bồ đề là phổ biến từ thành thị đến thôn quê. Tuy nhiên, các vị đặt các thánh tượng giấy nầy trong một “trang thờ” tùy theo lớn hay nhỏ, nhà lớn cở 3 gian hai chái thì sử dụng “trang thờ” lớn. Nhà một gian hai chái thì sử dụng trang thờ nhỏ… tất cả đều được đặt sát trên trần nhà, mỗi lần Phật tử dâng hương cúng nước phải bắt thang, ghế cao leo lên cúng bái, rất bất tiện.

Nhưng dù bất tiện, Ông Bà vẫn thờ theo quy cách đặt trên cao vút là vì sự tôn kính Tam Bảo, sợ người nhà làm nhơ uế Tam Bảo, sợ khách đến thăm bất kính Tam Bảo; việc làm trên đáng để cho chúng ta ghi nhớ và kế thừa.

Thờ Phật đời nay: Phật tử vẫn phải phát tâm quy y Tam Bảo, tuy là hình thức nhưng phải làm mới thể hiện đúng chánh pháp. Việc thờ phượng hôm nay có khác, các vị được hướng dẫn không thờ trong “trang thờ”, mà lập bàn “một cấp, hoặc hai cấp”, chiều cao khoảng ngang đầu, đủ để Phật tử đứng với tay “tảo bàn Phật”, dâng hương cúng nước, tụng kinh, niệm Phật, mà không phải bắt ghế cao, thang cao leo trèo như xưa.

Không được lợi dụng việc thờ Phật, cúng kiến để hoạt động mê tín dị đoan,

Không được lợi dụng việc thờ Phật, cúng kiến để hoạt động mê tín dị đoan,

Chưa lập bàn thờ Phật, có được tụng kinh, trì chú không?

Thờ Phật tùy theo hạnh tu của Phật tử, thờ Phật Thích Ca, Tây phương tam thánh, Quan Âm bồ tát, Dược Sư, Địa Tạng, Di Lặc Bồ Tát đều được, miễn cần có sự tôn kính tuyệt đối trên bàn thờ Phật thì phước huệ vô lượng vô biên.

Phật tử ngưỡng mộ đức Phật không phải dùng mọi danh từ tốt đẹp để khen tặng ngài; cũng không phải vẽ ra một Đức Phật đầy phép lạ, đủ quyền thi ân bố đức. Mặc dù đức Phật có rất nhiều thần thông, nhưng chưa bao giờ ngài dùng thần thông để mê hoặc nhân gian, hoặc để khuyến dụ người khác theo ngài.

Phật tử ngưỡng mộ đức Phật nên chú trọng vào ba đức tính đặc biệt: Từ bi vô ngần, trí tuệ vô biên, và hùng lực phi thường. Ba đặc tính này giúp chúng ta xây dựng hạnh phúc gia đình, hoán cải hoàn cảnh xã hội. Nói khác đi: Bi, Trí và Dũng là ba tính cách đặc thù có hiệu năng giúp cho những ai hướng về chân thiện mỹ.

Đức Phật là người duy nhất từ trước đến nay đã hoàn thành ba mục tiêu trên. Ngưỡng mộ đức Phật trong tinh thần đó tức là chúng ta đã tập bước những bước vững chãi trên con đường mà ngài đã đi.

Cần luôn giữ bàn thờ Phật được sạch sẽ, thanh tịnh.

Cần luôn giữ bàn thờ Phật được sạch sẽ, thanh tịnh.

Cách sắp xếp bàn thờ Phật tại gia

Lưu ý khi thờ Phật tại gia

Để mọi sinh hoạt tu hành tại gia được thuận lợi tốt đẹp, các Phật tử sắp xếp việc thờ phượng cần đơn giản trang nghiêm thanh tịnh, lưu ý nhang đèn, đề phòng hỏa hoạn, mỗi ngày phải lễ Phật tụng kinh, tu tập đúng chánh pháp. Không được lợi dụng việc thờ phượng, cúng kiến để hoạt động mê tín dị đoan, hoặc gây mất an ninh trật tự tại địa phương.

Xưa Ông Bà ta tôn kính Tam bảo như vậy, nay chắc chắn còn tiến bộ hơn, việc thờ phượng cần có sự sắp xếp cho ngăn nắp:

1. Đặt bàn thờ Phật luôn ở chính giữa nhà, bàn thờ Ông Bà, Cửu huyền thất tổ kế bên, bằng hay thấp, không cao hơn bàn thờ Phật, không nên thờ Phật hay thờ Ông Bà ở dưới lầu, mà phải thờ trên tầng thượng, để tỏ lòng tôn kính “trên trước”. Hằng đêm có tụng kinh thì sắm chuông mõ, đặt chuông phía tay phải (từ ngoài nhìn vào), mõ đặt phía trái (từ ngoài nhìn vào), chưng bày lư hương (giữa), chumcúng nước (giữa cạnh lư hương), bấc đèn (giữa cạnh chum cúng nước), bình hoa (trái), dĩa quả (phải)… tất cả những pháp khí nầy sau khi an vị Phật xong, đừng bao giờ thay đổi vị trí. Bàn thờ Cửu huyền thờ ông bà cũng thế.

2. Trường hợp Phật tử có tụng kinh, khi tụng mở ra, không tụng xếp lại, lấy vải vàng, lụa vàng đậy kinh cho tôn nghiêm.

3. Mỗi ngày nên rút chân hương đem thiêu hóa, không nên giữ phong tục như người Phật tử miền Bắc một năm mới rút chưn hương một lần rồi thay lư hương… sẽ gây hỏa họan khó lường.

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Khắc phục lòng sân hận":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm