Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 29/10/2019, 16:17 PM

Cách sắp xếp bố trí bàn thờ Phật tại gia

Phật là bậc đã dày công tu luyện phước đức và trí tuệ, cho nên đã được hoàn toàn sáng suốt và có đầy đủ đức hạnh cao quý. Ngài đã dùng đức và trí ấy để dẫn dắt chúng sinh ra ngoài biển khổ sinh tử luân hồi, và đưa đến địa vị sáng suốt an vui.

>>Tâm linh Việt

Cách lập bàn thờ Phật tại gia

Phật là bậc đã dày công tu luyện phước đức và trí tuệ, cho nên đã được hoàn toàn sáng suốt và có đầy đủ đức hạnh cao quý. Ảnh: Bàn thờ Phật của Công ty Tâm Linh Việt

Phật là bậc đã dày công tu luyện phước đức và trí tuệ, cho nên đã được hoàn toàn sáng suốt và có đầy đủ đức hạnh cao quý. Ảnh: Bàn thờ Phật của Công ty Tâm Linh Việt

Để bàn thờ Phật được bày trí trang nghiêm, đơn giản và tránh cầu kỳ rối rắm các bạn cần chuẩn bị:

Bát hương: Đặt ở giữa bàn thờ. Bát hương không nên quá đầy tro. Ngày 15 âm lịch hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.

Chuông: Khi niệm Phật xong, thắp nhang lên bát hương rồi gõ 3 tiếng chuông.

Bình hoa: Tốt nhất là dùng hoa sen, hoa huệ, hoặc cây sống đời cũng được vì nó có thể sống lâu. Để bình hoa ở bên phải bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào.

Dĩa đựng trái cây: Dĩa đựng trái cây cúng dường Phật không được dùng cho bàn thờ gia tiên hay dùng cho việc khác (tương tự cho các bàn thờ khác, không dùng qua lại lộn xộn). Chỉ dâng hoa quả cúng dường Phật mà thôi, tuyệt đối không cúng mặn. Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ… để dâng cúng trên bàn thờ Phật mà tạo nghiệp. Trái cây dâng cúng Phật nên chọn trái tươi ngon, cần chất lượng chứ không trọng số lượng. Khi sắp trái cây lên dĩa nên quay cuống lá lên trên, tránh để ngược cuống xuống dưới mà trái với tự nhiên. Đặt dĩa trái cây ở bên trái bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào.

Tịnh thủy: Dùng nước sạch để cúng dường Phật. Cũng vậy, không được dùng ly đựng nước cúng dường ở bàn thờ Phật cho bất kỳ việc nào khác. Tịnh thủy đặt ở giữa hay bên trái bàn thờ, cạnh dĩa trái cây.

Tượng Phật, Bồ Tát: Đa phần thỉnh ở các cửa hàng chuyên về hình tượng Phật. Tùy tâm, có thể thờ Tam Thế Phật (Đức A Di Đà – Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni – Đức Di Lặc), hoặc Tây Phương Tam Phật (Đức A Di Đà, Đức Quán Thế Âm, Đức Đại Thế Chí), hoặc chỉ đơn giản là hình tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hay A Di Đà Phật (đặt ở giữa bàn thờ) và mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát (đặt ở bên trái bàn thờ, nhìn từ ngoài vào). Hình tượng Phật, Bồ Tát nên chọn sao cho khuôn mặt, diện mạo cân đối, toát lên vẻ Từ Bi Hỷ Xả, trang nghiêm thoát tục. Sở dĩ nói vậy vì một số người đúc tượng, vẽ hình Phật “không” có tâm nên sản phẩm họ làm ra nhìn rất mất thẩm mỹ, thậm chí khuôn mặt cau có, mày nhăn, môi chúm… không mang nét Từ Bi Hỷ Xả vốn có của nhà Phật. Quý cư sĩ nên lưu ý.

Những điều cần lưu ý trong việc thờ Phật tại gia

Ðức Phật nào cũng có nghĩa vô lượng quang, vô lượng thọ bao la cùng khắp và công đức tu hành phước trí vô lượng vô biên cả. Ảnh: Bàn thờ Phật của Công ty Tâm Linh Việt

Ðức Phật nào cũng có nghĩa vô lượng quang, vô lượng thọ bao la cùng khắp và công đức tu hành phước trí vô lượng vô biên cả. Ảnh: Bàn thờ Phật của Công ty Tâm Linh Việt

Trong nhà tín đồ, nếu muốn thờ tượng Phật, thì nhiều nhất là ba vị. Và nên nhớ rằng, trong khi thờ Tam thế Phật, phải sắp đặt chung một bàn. Nếu tượng là tranh ảnh thì nên treo ngay thẳng, không được cái cao, cái thấp, cũng không được cái to, cái bé; còn như tượng gỗ, tượng đồng tượng sành, thì để ngang hàng đồng bực, không nên để từng trên, cấp dưới. Bàn thờ Phật phải đặt chính giữa nhà, bàn thờ ông bà ở phía dưới hoặc sau đúng câu: “Tiền Phật hậu Linh, hay Thượng Phật hạ Linh”. Nếu nhà nhiều tầng thì thờ Phật ở tầng trên. Tại bàn thờ Phật không nên để tạp vật nào khác, ngoài bình hoa, lư hương, chân đèn và đĩa quả. Những vật này mỗi ngày đều cần phải chăm sóc lau quét sạch sẽ.

Bài liên quan

Lần đầu tiên thỉnh tượng Phật về gia đình, tín đồ phải làm lễ thượng tượng, cũng gọi là lễ an vị Phật. Lễ này không bắt buộc phải tổ chức linh đình, chỉ nên làm một cách đơn giản, nhưng cần phải tỏ được vẻ trang nghiêm và tinh khiết. Muốn được hai đặc điểm ấy, chủ nhà phải dọn dẹp. sắm sửa sạch sẽ: ăn chay, giữ giới và mời thêm thiện hữu tri thức đến hộ niệm một thời kinh.

Và bắt đầu từ ngày làm lễ an vị Phật trở đi, tất cả mọi người trong nhà, mỗi ngày ra vào trông thấy tượng Phật, nên nghĩ nhớ đến đức hạnh cao cả của Ngài mà chỉnh đốn lại thân tâm mình. Mỗi ngày đều lo cải thiện lại sự cư xử với nhau, phải luôn luôn thấm nhuần tinh thần từ bi, bác ái và bình đẳng của Ngài. Như thế mới xứng đáng với danh nghĩa của một gia đình có thờ Phật. Thờ phụng lâu năm, tượng Phật bị hư hỏng, không thể sơn phết hay sửa chữa lại được, thì nên thay đổi tượng mới. Khi có tượng mới rồi thì tượng cũ phải dâng vào chùa chờ dịp nhập tháp, chú không nên bạ đâu bỏ đó mà mang tội.

Khi đã chuẩn bị mọi thứ xong, bày trí sẵn sàng (như đã giảng ở trên) mới thỉnh hình tượng Phật về để an vị. Nhớ rằng thỉnh ở cửa hàng ra là về thẳng ngay tư gia mà thượng Phật lên bàn thờ, làm lễ an vị. Thắp 1 hoặc 3 nén hương, mọi người trong gia đạo quỳ trước chư Phật (bàn thờ Phật) mà khấn rằng:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Chúng con tên… Pháp danh… Tuổi…

Nay quỳ trước Phật đài, chúng con xin đảnh lễ an vị Phật tại tư gia… Nguyện hồng ân Tam Bảo 10 phương gia hộ cho mọi người trong gia đạo chúng con nói riêng, pháp giới chúng sanh nói chung được khai tâm mở trí, sám hối nghiệp chướng bao đời, thấm nhuần Phật Pháp mà tu hành tinh tấn đúng theo Chánh Pháp Phật…

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất

Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.

Rằm tháng 7 cúng gì cho đúng pháp và có phúc báu?

Tâm linh Việt 08:13 16/08/2024

Rằm tháng 7 cúng gì cho đầy đủ và đúng pháp chắc hẳn đang là câu hỏi khiến nhiều Phật tử băn khoăn. Vậy mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 nên chuẩn bị những gì để được nhiều lợi ích và phúc báu?

Xem thêm